Giới thiệu tổng quan về NHNo & PTNT Việt Nam

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 32)

Tên gọi: Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam (gọi tắt là Ngân hàng Nông nghiệp)

Tên giao dịch quốc tế bằng tiếng Anh: Vietnam Bank for Agriculture and Rural Development (viết tắt là Agribank)

Trụ sở chính: Lô 2B.XV, Khu đô thị mới Mỹ Đình 1, huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Website: http://www.agribank.com.vn

3.1.1Lịch sử hình thành và phát triển của NHNo & PTNT VN

“Năm 1988, Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam đƣợc thành lập theo Nghị định số 53/HĐBT ngày 26/3/1988 của Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Chính phủ) về việc thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp hình thành trên cơ sở tiếp nhận từ Ngân hàng Nhà nƣớc: tất cả các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc huyện, Phòng Tín dụng Nông nghiệp, quỹ tiết kiệm tại các chi nhánh Ngân hàng Nhà nƣớc tỉnh, thành phố. Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp TW đƣợc hình thành trên cơ sở tiếp nhận Vụ Tín dụng Nông nghiệp Ngân hàng Nhà nƣớc và một số cán bộ của Vụ Tín dụng Thƣơng nghiệp, Ngân hàng Đầu tƣ và Xây dựng, Vụ Kế toán và một số đơn vị.

Ngày 14/11/1990, Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣởng (nay là Thủ tƣớng Chính phủ) ký Quyết định số 400/CT thành lập Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thay thế Ngân hàng Phát triển Nông nghiệp Việt Nam. Ngân hàng Nông nghiệp là Ngân hàng thƣơng mại đa năng, hoạt động chủ yếu trên lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, là một pháp nhân, hạch toán kinh tế độc lập, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trƣớc pháp luật.

Ngày 22/12/1992, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc có Quyết định số 603/NH- QĐ về việc thành lập chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp các tỉnh thành phố trực thuộc Ngân hàng Nông nghiệp gồm có 3 Sở giao dịch (Sở giao dịch I tại Hà Nội và Sở giao dịch II tại Văn phòng đại diện khu vực miền Nam và Sở giao dịch III tại Văn phòng miền Trung) và 43 chi nhánh ngân hàng nông nghiệp tỉnh, thành phố. Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp quận, huyện, thị xã có 475 chi nhánh.

33

Ngày 30/7/1994 tại Quyết định số 160/QĐ-NHN9, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc chấp thuận mô hình đổi mới hệ thống quản lý của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, trên cơ sở đó, Tổng giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam cụ thể hóa bằng văn bản số 927/TCCB/Ngân hàng Nông nghiệp ngày 16/08/1994 xác định: Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam có 2 cấp: Cấp tham mƣu và Cấp trực tiếp kinh doanh. Đây thực sự là bƣớc ngoặt về tổ chức bộ máy của Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam và cũng là nền tảng cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam sau này.

Ngày 15/11/1996, đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ ủy quyền, Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam ký Quyết định số 280/QĐ-NHNN đổi tên Ngân hàng Nông nghiệp Việt Nam thành Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn Việt Nam.

Năm 2001 là năm đầu tiên NHNo triển khai thực hiện đề án tái cơ cấu với các nội dung chính sách là cơ cấu lại nợ, lành mạnh hoá tài chính, nâng cao chất lƣợng tài sản có, chuyển đổi hệ thống kế toán hiện hành theo chuẩn mực quốc tế đổi mới sắp xếp lại bộ máy tổ chức theo mô hình NHTM hiện đại tăng cƣờng đào tạo và đào tạo lại cán bộ tập trung đổi mới công nghệ ngân hàng, xây dựng hệ thống thông tin quản lý hiện đại. Bên cạnh mở rộng kinh doanh trên thị trƣờng trong nƣớc, năm 2002, NHNo tiếp tục tăng cƣờng quan hệ hợp tác quốc tế. Đến cuối năm 2002 NHNo là thành viên của APRACA, CICA và ABA, trong đó Tổng Giám đốc NHNo là thành viên chính thức Ban điều hành của APRACA và CICA.

Năm 2003 NHNo & PTNT Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ thực hiện Đề án Tái cơ cấu nhằm đƣa hoạt động của NHNo&PTNT Việt Nam phát triển với quy mô lớn chất lƣợng hiệu quả cao. Với những thành tích đặc biệt xuất sắc trong thời kỳ đổi mới, đóng góp tích cực và rất có hiệu quả vào sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của đất nƣớc, sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp - nông thôn, Chủ tịch nƣớc CHXHCNVN đã ký quyết định số 226/2003/QD/CTN ngày 07/05/2003 phong tặng danh hiệu Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới cho Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam.

Năm 2008 là năm ghi dấu chặng đƣờng 20 năm xây dựng và trƣởng thành của Agribank và cũng là năm có tính quyết định trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế theo chủ trƣơng của Đảng, Chính phủ. Trong chiến lƣợc phát triển của mình, Agribank sẽ trở thành một Tập đoàn tài chính đa nghành, đa sở hữu, hoạt động đa lĩnh vực. Theo đó, toàn hệ thống xác định những mục tiêu lớn phải ƣu tiên, đó là: Tiếp tục giữ vai trò chủ đạo, chủ lực trên thị trƣờng tài

34

chính nông thôn, luôn là ngƣời bạn đông hành thủy chung tin cậy cuả 10 triệu hộ gia đình; đẩy mạnh tái cơ cấu ngân hàng, giải quyết triệt để vấn đề nợ xấu, đạt hệ số an toàn vốn theo tiêu chuẩn quốc tế, phát triển hệ thống công nghệ thông tin, đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao chất lƣợng dịch vụ, chuẩn bị nguồn nhân lực chất lƣợng cao, đảm bảo các lợi ích của ngƣời lao động và phát triển thƣơng hiệu - văn hóa Agribank.

Năm 2011, thực hiện Quyết định số 214/QĐ-NHNN, ngày 31/01/2011, của Thống đốc Ngân hàng Nhà nƣớc Việt Nam, Agribank chuyển đổi hoạt động sang mô hình Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu 100% vốn điều lệ. Năm 2011 là năm Agribank đầu tƣ cho "Tam nông" đạt mốc 300.000 tỷ đồng, dẫn đầu các tổ chức tín dụng trong việc cho vay thí điểm xây dựng nông thôn mới, qua đó góp phần vào thành công bƣớc đầu của Chƣơng trình mục tiêu Quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010- 2020 của Chính phủ. Cũng trong năm 2011, Agribank đƣợc bình chọn là "Doanh nghiệp có sản phẩm dịch vụ tốt nhất", đƣợc Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam trao tặng Cúp "Ngân hàng xuất sắc trong hoạt động thẻ", ghi nhận những thành tích, đóng góp xuất sắc của Agribank trong hoạt động phát triển thẻ nói riêng và thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt nói chung.

Năm 2012, vƣợt lên khó khăn của tình hình kinh tế thế giới và trong nƣớc, hoạt động kinh doanh của Agribank tiếp tục phát triển ổn định. Tổng tài sản có của Agribank đạt 617.859 tỷ đồng (tƣơng đƣơng 20% GDP), tăng 10% so với năm 2011, là NHTM có quy mô tổng tài sản lớn nhất, các tỷ lệ an toàn

hoạt động kinh doanh đƣợc đảm bảo, tỷ lệ nợ xấu đƣợc kiểm soát giảm dần. Trong năm 2012, Agribank đƣợc trao tặng các giải thƣởng: Top 10 doanh nghiệp lớn nhất Việt Nam - VNR500; Doanh nghiệp tiêu biểu ASEAN; Thƣơng hiệu nổi tiếng ASEAN; Ngân hàng có chất lƣợng thanh toán cao; Ngân hàng Thƣơng mại thanh toán hàng đầu Việt Nam.”

Hơn hai mƣơi năm qua, từ một ngân hàng thƣơng mại với tổng tài sản chƣa tới 1.000 tỷ đồng, hoạt động tín dụng thuần túy, cơ sở vật chất kỹ thuật, công cụ làm việc nghèo nàn, lạc hậu. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đã phát triển thành một NHTM kinh doanh đa năng hàng đầu Việt Nam, có vị thế trong khu vực và uy tín trên thế giới với tổng tài sản có trên 600 nghìn tỷ đồng, cơ sở vật chất, công nghệ khá hoàn chỉnh, đóng góp to lớn vào việc thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội của đất nƣớc nhất là lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xóa đói giảm nghèo và xây dựng hệ thống NHTM lớn nhất ở Việt Nam. Là ngân hàng có hệ thống mạng lƣới chi nhánh rộng lớn nhất Việt Nam.” (Website Agribank)

35

“Thực hiện các biện pháp huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền; tăng cƣờng, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty.

Triển khai quyết liệt Đề án cơ cấu lại hoạt động Agribank khi đƣợc Chính phủ phê duyệt.

Đổi mới cơ chế về quản lý, điều hành kế hoạch kinh doanh theo hƣớng nâng cao tính chủ động, linh hoạt.

Tập trung nâng cao chất lƣợng tín dụng, phân tích, đánh giá đúng thực trạng nợ xấu và quyết liệt triển khai các biện pháp xử lý và thu hồi, giảm nợ xấu. Củng cố, kiện toàn về cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động Agribank và hệ thống cơ chế quản trị điều hành kinh doanh, xây dựng quy trình quản lý hiện đại trên các mặt nghiệp vụ, chú trọng nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực.

Kiện toàn hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ theo hƣớng nâng cao chất lƣợng, hiệu quả, rà soát và chỉnh sửa quy trình giao dịch một cửa và hậu kiểm. Tiếp tục hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phát triển sản phẩm dịch vụ

hiện đại, nâng cao thị phần dịch vụ tại đô thị và nhanh chóng triển khai sản phẩm dịch vụ phục vụ Tam nông.

Nâng cao hiệu quả hoạt động tiếp thị, truyền thông gắn với hoạt động an sinh xã hội, qua đó góp phần quảng bá thƣơng hiệu, nâng cao vị thế và năng lực cạnh tranh.” (Website Agribank)

3.2GIỚI THIỆU NHNo & PTNT HUYỆN CẦU NGANG 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển 3.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

Có mặt ngay từ những ngày đầu thành lập tỉnh – tháng 4 năm 1992, NHNo & PTNT tỉnh Trà Vinh là một NHTM gắn bó từ đầu với sự nghiệp xây dựng và phát triển kinh tế của tỉnh Trà Vinh. Hoạt động kinh doanh chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, đối tƣợng phục vụ chủ yếu là nông dân.

Bƣớc đầu thành lập trên cơ sở vật chất kỹ thuật còn thiếu thốn, gặp không ít khó khăn nhƣng NHNo & PTNT tỉnh Trà Vinh vẫn kiên trì, kiên quyết đi theo đƣờng lối đổi mới của Đảng và Nhà nƣớc, sự chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Trà Vinh, sự ủng hộ của các ngành, các cấp, mà cốt lõi nhất là sự cố gắng vƣợt qua mọi khó khăn của tập thể từ lãnh đạo đến cán bộ công nhân viên ngân hàng. Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh đã từng bƣớc khắc phục khó khăn. Với xu hƣớng phát triển theo cơ chế thị trƣờng, NHNo & PTNT tỉnh Trà Vinh thực hiện theo chỉ đạo của cấp trên

36

thực hiện mọi phƣơng châm, đa dạng hóa các đối tƣợng kinh doanh nhằm phát triển kinh tế địa phƣơng góp phần thay đổi bộ mặt nông thôn.

Cùng với sự phát triển của tỉnh nhà, bộ máy tổ chức và quy mô hoạt động, mạng lƣới, đối tƣợng phục vụ của NHNo & PTNT tỉnh Trà Vinh cũng mở rộng hơn cả về lƣợng và chất. NHNo & PTNT tỉnh Trà vinh hiện nay đã vƣợt qua những khó khăn ban đầu và khẳng định đƣợc vị trí, vai trò của mình trong nền kinh tế thị trƣờng, đứng vững và phát triển trong cơ chế mới, chủ động mạng lƣới giao dịch, đa dạng hóa các dịch vụ kinh doanh tiền tệ, hiện đại hóa công nghệ Ngân hàng. Những năm qua chi nhánh NHNo & PTNT không ngừng nỗ lực phấn đấu vƣơn lên và đạt đƣợc những thành công, không ngừng lớn mạnh với những nội dung đa dạng hóa kinh doanh.

Chi nhánh NHNo & PTNT Cầu Ngang là một trong những chi nhánh của NHNo & PTNT tỉnh Trà Vinh đƣợc cấp giấy phép thành lập ngày 26/3/1988 theo quyết định 340/QĐ – NHNo – 02 của NHNo & PTNT Việt Nam thuộc hệ thống quản lý điều hành của NHNo & PTNT Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động năm 1995. Ngân hàng kinh doanh theo luật ngân hàng Nhà nƣớc và luật các tổ chức Tín dụng, là một pháp nhân hạch toán kinh tế độc lập với Nhà nƣớc, đƣợc tự chủ về tài chính và có một con dấu riêng.

NHNo & PTNT Cầu Ngang có trụ sở chính đặt tại số 262, đƣờng 3/2, khóm Thống Nhất, thị trấn Cầu Ngang, huyện Cầu Ngang, tỉnh Trà Vinh, ngoài ra còn có 2 phòng giao dịch: một phòng giao dịch đặt tại thị trấn Mỹ Long và một phòng giao dịch thị trấn Cầu Ngang.

3.2.2 Cơ cấu tổ chức và quản lí

3.2.2.1 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của NHNo & PTNT chi nhánh huyện Cầu Ngang gồm: Giám đốc, Phó Giám đốc và các phòng nghiệp vụ làm nhiệm vụ kinh doanh tại ngân hàng. Việc bố trí phòng ban, công việc theo quyết định NHNo & PTNT tỉnh Trà Vinh.

37

Giám đốc

Nguồn; Phòng tín dụng – NHNo & PTNT Cầu Ngang

Hình 3.1 Cơ cấu bộ máy tổ chức quản lý của ngân hàng

NHNo & PTNT huyện Cầu Ngang có 33 nhân viên, trong đó có 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc, 16 cán bộ tín dụng, 10 kế toán ngân quỹ, 3 nhân viên hành chính và 1 kiểm tra viên.

3.2.2.2 Chức năng các phòng ban

Giám đốc

Là ngƣời đại diện pháp nhân, trực tiếp điều hành mọi hoạt động của ngân hàng, chỉ đạo cán bộ nghiệp vụ, hƣớng dẫn và giám sát thực hiện đúng chức năng cấp trên giao.

Có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến việc tổ chức bổ nhiệm, khen thƣởng hoặc kỉ luật cán bộ công nhân viên (CBCNV) và chịu trách nhiệm trƣớc Giám đốc NHNo & PTNT cấp trên.

Phó Giám đốc

Là ngƣời tham mƣu chính cho Giám đốc trong công tác điều hành và kinh doanh của ngân hàng.

Đƣợc ủy quyền phụ trách và chịu trách nhiệm trong công tác tín dụng.

Đƣợc quyền xử lý mọi công việc của cơ quan thay cho Giám đốc khi cần thiết. Phó Giám đốc Phó Giám đốc Kiểm tra viên Phòng tín dụng Phòng kế toán – ngân quỹ Phòng GD Thị trấn Mỹ Long Phòng GD Thị trấn Cầu Ngang

38

Phòng giao dịch thị trấn Cầu Ngang và thị trấn Mỹ Long

Trực thuộc NHNo & PTNT chi nhánh huyện Cầu Ngang, chịu sự quản lý và điều hành của Ban Giám đốc. Thực hiện nghiệp vụ cho vay, huy động vốn, chi trả kiều hối, hạch toán thanh toán cho các nghiệp vụ độc lập nhƣng phải tuân thủ quy định, quy chế của NHNo & PTNT Việt Nam.

Kiểm tra viên

Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát việc chấp hành các chủ trƣơng chính sách của nhà nƣớc về các điều lệ hoạt động của ngân hàng và công tác tài chính của các phòng ban.

Phòng kế toán – ngân quỹ

Phòng kế toán: Có nhiệm cụ hƣớng dẫn, kiểm tra các nghiệp vụ tài chính kịp thời, đồng thời điều chỉnh những sai sót hạch toán kế toán. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của khách hàng, mở tài khoản cho khách hàng, kế toán các khoản thu chi trong ngày để lập lƣợng vốn hoạt động cho ngân hàng. Thƣờng xuyên theo dõi các tài khoản giao dịch với khách hàng, kiểm tra chứng từ phát sinh, có nhiệm vụ thông báo thu nợ, lãi của khách hàng.

Phòng ngân quỹ: Là nơi có khoản thu chi bằng tiền mặt đƣợc thực hiện theo yêu cầu của khách hàng. Có nhiệm vụ kiểm tra, giám sát lƣợng tiền mặt, ngân phiếu phát sinh hàng ngày.

Phòng tín dụng

Đề xuất chiến lƣợc huy động vốn, cho vay vốn, làm đầu mối tiếp xúc với khách hàng và lập hồ sơ vay vốn để phát triển tín dụng.

Làm tham mƣu cho Ban Giám đốc trong việc xây dựng kế hoạch kinh doanh định hƣớng cho hoạt động của đơn vị.

Chủ động tìm kiếm các nguồn tạm thời nhàn rỗi trong dân cƣ, tìm kiếm dự án, phƣơng án khả thi của khách hàng.

Chịu trách nhiệm mở các sổ sách theo dõi các khoản nợ để định hƣớng thu nợ kịp thời mang lại hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.

3.2.3 Chức năng và lĩnh vực hoạt động

39

Trên cơ sở quy định hoạt động của NHNo & PTNT Việt Nam đối với chi

Một phần của tài liệu phân tích ảnh hưởng của sự thay đổi lãi suất đến tình hình hoạt động kinh doanh tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cầu ngang tỉnh trà vinh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)