Kinh nghiệm tại một số địa phương Việt Nam

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 40)

Tại Việt Nam, nhiều địa phương có những mô hình, giải pháp hay trong XĐGN, đã mang lại hiệu quả to lớn trong công tác XĐGN bền vững tại địa phương. Điển hình trong số các địa phương này là tỉnh Hà Giang, Hà Tĩnh, An Giang, thành phố Hải Phòng…

Hà Giang

Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Giang đã trích từ ngân sách địa phương để đầu tư cho nhân dân vay không lãi, hỗ trợ đồng bào có thêm nguồn lực để vượt qua đói nghèo. Nguồn vốn này đã thực sự là một cứu cánh giúp các hộ nghèo vượt lên khó khăn, trở ngại mà xưa nay họ khó có khả năng vượt qua. Thông qua nguồn vốn vay không lãi này, các hộ đã đầu tư mua trâu, bò để hỗ trợ sức kéo, kết hợp với chăn nuôi sinh sản, đầu tư vào con giống, tăng lượng phân bón, phát triển thêm diện tích canh tác… góp phần tích cực cho việc chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, bước đầu cải thiện đời sống. Tỷ lệ hộ đói nghèo đã giảm từ 44,28% năm 1992 xuống còn 26,07% năm 2000.

Hà Tĩnh

Kinh nghiệm thực tiễn tại Hà Tĩnh lại cho thấy vấn đề tạo môi trường để hộ đói nghèo, xã nghèo tự vươn lên giữ vai trò quan trọng. Đó là từng bước phát triển hoàn thiện kết cấu hạ tầng của sản xuất và xã hội, thực hiện một cách có hiệu quả những chính sách đã được Đảng và Nhà nước ban hành (như giao đất, giao rừng, ưu đãi người có công, hỗ trợ người nghèo về giáo dục, y tế, môi trường… để người nghèo vươn lên không chỉ bao gồm hỗ trợ về vốn mà quan trọng hơn là giúp kiến thức làm ăn, hiểu biết về kinh tế thị trường, khuyến khích làm giàu chính đáng. Qua 6 năm thực hiện chủ trương XĐGN, Hà Tĩnh đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Diện đói nghèo theo chuẩn mực năm 1992 là gần 50%, năm 2000 chỉ còn trên 13%, bình quân hàng năm giảm 4 - 5%, đặc biệt các hộ thiếu đói kinh niên (khoảng 7 - 8%) cơ bản đã được giải quyết.

Hải Phòng

Kinh nghiệm XĐGN ở thành phố Hải Phòng lại cho thấy tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt trong quá trình chỉ đạo XĐGN là lấy xã hội hóa là chính, sự trợ giúp của Nhà nước chỉ là “bà đỡ”. Chính vì vậy, vai trò của các đoàn thể quần chúng là hết sức quan trọng. Các tổ chức Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh… đã có nhiều hình thức huy động giúp đỡ vốn, cây con giống, ngày công, kinh nghiệm sản xuất để hộ nghèo vươn lên trong cuộc sống. Để giúp các hộ đói nghèo vay vốn XĐGN được thuận tiện, Hải Phòng đã thành lập các tổ chức Tín chấp hoạt động bên cạnh Ban chỉ đạo XĐGN xã, phường, thị trấn. Vì vậy, việc cho vay và thu hồi vốn rất thuận lợi, tỷ lệ nợ quá hạn rất thấp, chỉ chiếm 0,001%. Tỷ lệ đói nghèo ở Hải Phòng đã giảm từ 31,4% năm 1994 xuống 9,3% năm 2000, tỷ lệ hộ khá, hộ giàu tăng lên 18,2%.

Kinh nghiệm XĐGN của tỉnh An Giang từ năm 1992 đến năm 1997 cho thấy: bằng sự tác động đồng bộ từ nhiều phía, đến cuối năm 1999 có 55% hộ thoát nghèo do nỗ lực bản thân; 30% hộ thoát nghèo do vai trò hỗ trợ của nhà nước; 11% hộ thoát nghèo do vai trò hỗ trợ của cộng đồng và nguyên nhân đói nghèo do thiếu vốn sản xuất không còn nữa. An Giang là một trong những tỉnh tấn công có hiệu quả vào lĩnh vực đói nghèo.

1.3.3. Bài học từ kinh nghiệm XĐGN của các quốc gia và các địa phương

Nhà nước cần áp dụng những biện pháp can thiệp mang tính vĩ mô thuộc về vai trò quản lý kinh tế - xã hội của Nhà nước để chống lại đói nghèo, XĐGN từng bước có hiệu quả. Điểm mấu chốt ở đây là Nhà nước kịp thời có những giải pháp và chính sách đúng đắn, đồng bộ, đồng thời đảm bảo được những điều kiện để thực thi. Những giải pháp và chính sách đó hướng vào phát triển sản xuất, tăng trưởng kinh tế, thực hiện bằng được những cải thiện rõ rệt mức sống dân cư, gắn tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.

Đẩy mạnh việc phát triển nông nghiệp và nông thôn, coi đây là khu vực đối tượng ưu tiên trọng điểm. Vì đại đa số người nghèo sống ở nông thôn, do đó đẩy mạnh phát triển nông nghiệp và nông thôn sẽ có tác dụng giảm nghèo rõ rệt. Mặt khác, thực tế cho thấy nông nghiệp đóng một vai trò to lớn trong việc đẩy mạnh tăng trưởng thời kỳ đầu của sự phát triển.

Tạo việc làm và tăng thu nhập ở thành thị có ảnh hưởng lớn đến việc giảm nghèo ở thành thị và thu hút lao động ở nông thôn.

Đầu tư vào con người và phát huy nguồn lực là yếu tố cơ bản để phát triển nhanh và bền vững. Đầu tư vào con người là đầu tư theo chiều sâu cho phát triển, đồng thời cũng là đầu tư và khai thác ngay trong hiện tại.

Tăng tài sản cho người nghèo như sở hữu ruộng đất, hạn chế bóc lột bằng cách tổ chức hợp tác xã, trợ giá đầu vào, cho vay tín dụng với lãi suất

thấp, đầu tư vào giải pháp giáo dục sức khỏe.

Tăng giá trị hàng hóa và dịch vụ do người nghèo cung cấp, hỗ trợ người nghèo về mặt kỹ thuật để tăng năng suất, tổ chức hợp tác xã cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, tạo thị trường sức lao động để tạo việc làm, tăng thu nhập…

Áp dụng nhóm các biện pháp xã hội (như thuế thu nhập đối với các hộ, người có thu nhập cao; miễn giảm thuế cho các đối tượng nghèo trong sản xuất, kinh doanh) nhằm phân phối lại thu nhập và bảo hiểm xã hội. Các biện pháp này có tính chất ưu đãi cho đối tượng người nghèo không có khả năng lao động. Trợ giúp lương thực, thực phẩm để làm công trình công cộng (trồng

Tiểu kết chương 1

XĐGN là một chủ trương lớn, một quyết sách lớn và nhất quán của Đảng và Nhà nước Việt Nam. Chủ trương này được hình thành ngay từ những ngày đầu khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và ngày càng được hoàn thiện hơn trong quá trình phát triển.

Trong chương 1, tác giả đã trình bày những luận điểm khoa học liên quan đến vấn đề đói nghèo và XĐGN; đồng thời đưa ra cơ sở lý luận về QLNN trong XĐGN cũng như kinh nghiệm XĐGN của các quốc gia và các địa phương... làm cơ sở cho việc đánh giá hiện trạng đói nghèo, QLNN về XĐGN tại tỉnh Bình Phước; đưa ra các biện pháp, kiến nghị góp phần XĐGN tại tỉnh Bình Phước góp phần thực hiện mục tiêu của chương trình XĐGN tại tỉnh Bình Phước cũng như tại Việt Nam đến năm 2020 là giải quyết cơ bản về sản xuất, việc làm, thu nhập để nâng cao đời sống dân cư trên 2,5 lần so với hiện nay; giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống mức ngang mức trung bình của khu vực.

Chương 2

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 40)