Thực trạng của QLNN đối với thực hiện đề án quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở Bình Phước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 63)

giảm nghèo ở Bình Phước

2.3.1. Về tổ chức bộ máy thực hiện chương trình MTQGGN của tỉnh

Hệ thống Ban chỉ đạo chương trình MTQGGN các cấp

Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được thành lập ở 3 cấp (Hình 2.3):

+ Ban chỉ đạo chương trình MTQGGN tỉnh:

TB và xã hội làm phó ban thường trực. Ban chỉ đạo có một tổ chuyên viên giúp việc gồm 22 người do PGĐ sở Lao động – TB và xã hội làm tổ trưởng. Cơ quan thường trực của BCĐ đặt tại sở Lao động – TB và xã hội tỉnh. Cơ cấu tổ chức của BCĐ là hình thức tổ chức đặc thù của chương trình XĐGN trong cả nước; hàng năm được UBND tỉnh cấp kinh phí hoạt động từ nguồn ngân sách thành phố theo đề xuất dự toán của BCĐ;

+ Ban chỉ đạo CTMTQGGN huyện – thị:

Tỉnh có 10 Ban chỉ đạo CTMTQGGN huyện – thị; cơ cấu thành viên như tỉnh với số lượng từ 14 đến 18 người. BCĐ và tổ chuyên viên được thành lập theo cơ cấu giống tỉnh. Đây là cơ quan tham mưu cho UBND các huyện thị về việc thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo tại các huyện, thị. Phó chủ tịch UBND huyện, thị làm Trưởng ban chỉ đạo, Trưởng Phòng LĐTB&XH là Phó ban thường trực và cán bộ chuyên trách XĐGN nằm trong biên chế của phòng.

+ Ban chỉ đạo CTMTQG Giảm nghèo xã, phường, thị trấn.

Hiện có 111 Ban chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo xã, phường, thị trấn. Trưởng Ban chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo xã, phường, thị trấn phần lớn là Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn; các thành viên cơ cấu như cấp huyện, thị có từ 18 đến 22 đồng chí.

Ban chỉ đạo CTMTQG giảm nghèo xã, phường, thị trấn có bộ phận Thường trực do một cán bộ bán chuyên trách đảm nhiệm. (Kế toán và thủ quỹ nguồn kinh phí XĐGN xã, phường, thị trấn do thủ quỹ của UBND xã, phường, thị trấn kiêm nhiệm).

Hình 2.3: Sơ đồ tổ chức bộ máy QLNN về xóa đói giảm nghèo tại Tỉnh Bình Phước

+ Phương thức tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo CTMTQGGN các cấp.

· Chương trình giảm nghèo của tỉnh được tổ chức vận hành theo cơ chế liên ngành; thực hiện lồng ghép chương trình giảm nghèo với các chương trình kinh tế - xã hội, các dự án có liên quan đến mục tiêu giảm nghèo; tập trung chỉ đạo theo từng dự án chuyên đề trọng điểm; ưu tiên cho các huyện nghèo, xã nghèo đã xác định.

· Có sự hướng dẫn, chỉ đạo, điều phối, kiểm tra, giám sát hoạt động giảm nghèo ở địa phương – cơ sở. BCĐ tỉnh có chế độ làm việc định kỳ, 6 tháng họp một lần và họp theo đề nghị của cơ quan thường trực. Định kỳ 6 tháng, năm có sơ tổng kết đánh giá tình hình thực hiện và đề ra phương hướng tiếp theo và tham mưu cho cấp ủy, chính quyền cùng cấp chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo theo mục tiêu đề ra; thực hiện đúng chế độ báo cáo định kỳ về tiến độ và kết quả thực hiện chương trình giảm nghèo.

Sở LĐTBXH Tổ chuyên viên UBND HUYỆN/THỊ BAN CHỈ ĐẠO CTMTQGGN UBND XÃ/PHƯỜNG/THỊ TRẤN BAN CHỈ ĐẠO CTMTQGGN UBND TỈNH BAN CHỈ ĐẠO CTMTQGGN MTTQ và các Đoàn thể Sở, ngành Sở, ngành

· Thường xuyên tổ chức rút kinh nghiệm và nhân rộng các mô hình vượt nghèo của các Tổ tự quản giảm nghèo, Tổ vượt chuẩn nghèo; các cơ sở thu nhận lao động nghèo; các mô hình ủy thác vốn của quỹ hỗ trợ giảm nghèo qua các đoàn thể và tổ chứ xã hội, của chính bản thân các hộ vượt nghèo... tạo thành một phong trào thi đua sôi nổi và đều khắp cùng nhau giảm nghèo ở từng thôn - ấp, xã, thị trấn đến huyện, thị và trong từng cơ quan, đơn vị.

Các cơ quan, đơn vị phối hợp thực hiện công tác XĐGN

Trong quá trình thực hiện công tác XĐGN, Ban chỉ đạo CTMTQGGN tỉnh đã cùng một số sở - ngành, đoàn thể của tỉnh tiến hành ký kết hợp đồng trách nhiệm phối hợp thực hiện các hoạt động XĐGN trên địa bàn tỉnh, cụ thể:

+ Phối hợp với Ban Tuyên giáo tỉnh ủy thực hiện kế hoạch liên tịch thông tin tuyên truyền về XĐGN thông qua các cơ quan thông tin đại chúng như Đài phát thanh - truyền hình tỉnh, Báo Bình Phước phóng và phát hành tờ thông tin (nội bộ) XĐGN hàng tháng.

+ Phối hợp với Sở LĐTB&XH tỉnh cùng phối hợp thực hiện các chương trình giải quyết việc làm cho người lao động nghèo của tỉnh và các vùng kinh tế mới, kết hợp sử dụng nguồn Quỹ Quốc gia giải quyết việc làm.

+ Phối hợp với Sở Y tế và Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh thực hiện chính sách chăm lo sức khỏe ban đầu, phòng trị bệnh miễn phí cho người nghèo và miễn giảm học phí cho con em hộ nghèo, tăng cường giáo dục nâng cao trình độ dân trí cho người nghèo thuộc chương trình XĐGN.

+ Phối hợp với ngân hàng chính sách xã hội tỉnh về công tác quản lý Quỹ XĐGN thông qua nghiệp vụ ngân hàng.

+ Phối hợp với Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh về chương trình khuyến nông, chương trình tiêm phòng miễn phí về thú y cho hộ chăn nuôi nghèo.

+ Ủy ban MTTQ Việt Nam các cấp: Thông qua cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”, “Ngày vì người nghèo”, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã vận động các tầng lớp nhân dân, các nhà hảo tâm trong và ngoài tỉnh phát huy tinh thần “Tương thân tương ái”, “Lá lành đùm lá rách” hỗ trợ giúp đỡ nhau phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo. + Kết quả vận động đã hỗ trợ cho các hội viên, các hộ nghèo được 1.195.719 giống cây trồng, 34.196 vật nuôi; vần đổi 24.277 ngày công lao động; hỗ trợ 40.936 hộ nghèo vay vốn với tổng số tiền là 22.211 triệu đồng; tổ chức xây dựng 03 công trình dân sinh trên địa bàn tỉnh; cứu trợ đột xuất cho 266 hộ nghèo; trao tặng 2.038 phần quà cho người nghèo; tặng 378 suất học hổng cho học sinh nghèo; hỗ trợ khám, chữa bệnh cho 38 người nghèo...

+ Hội bảo trợ người tàn tật, trẻ mồ côi và bệnh nhân nghèo: Vận động hỗ trợ phẫu thuật đục thủy tinh thể cho 3088 người mù nghèo, phẫu thuật tim bẩm sinh cho 214 trẻ em và người lớn, hằng ngày phục vụ “bữa cơm nhân ái” cho bênh nhân nghèo tại bệnh viện Đa khoa tỉnh và các huyện, thị, xây dựng 48 căn nhà tình thương cho trẻ em mồ côi và người tàn tật, tặng 296 xe đạp cho học sinh nghèo, điều trị bệnh hiểm nghèo cho 211 bệnh nhân, triển khai 01 dự án nuôi bò sinh sản cho trẻ mồ côi - người tàn tật… Tổng giá trị các hoạt động khoảng 20 tỷ đồng.

+ Phối hợp với 5 đơn vị đoàn thể tỉnh như Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn thanh niên, Liên đoàn lao động và Hội Cựu chiến binh tỉnh cùng phối hợp thực hiện các biện pháp trợ giúp và chăm lo cho các đối tượng là cán bộ, đoàn viên, hội viên thuộc hộ XĐGN; đồng thời cùng thực hiện vận động các phong trào hành động hỗ trợ người nghèo, hộ nghèo và vùng nghèo.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 63)