Đánh giá chung về hoạt động XĐGN theo đề án quốc gia của tỉnh Bình Phước

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 70)

tỉnh Bình Phước

Qua 12 năm thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Bình Phước đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đẩy nhanh tỷ lệ giảm nghèo, vượt mục tiêu mà Đề án đề ra, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo nói riêng, của nhân dân nói chung. Kết quả trên thể hiện định hướng chương trình MTQG giảm nghèo là đúng đắn, phù hợp, sự nỗ lực cố gắng của các ngành, các cấp trong công tác giảm nghèo là rất lớn, sự chung tay góp sức, đồng tình hỗ trợ của toàn dân đã góp phần làm chuyển biến trong nhận thức, tạo động lực tự vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo.

Kết quả Chương trình đã góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững, và đặc biệt giúp tỉnh vượt qua được khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009 với việc đảm bảo an sinh xã hội.

Những điều kiện thuận lợi giúp đạt hiệu quả Chương trình:

+ Các cấp ủy Đảng, Chính quyền và đoàn thể đã quan tâm hơn đến công tác giảm nghèo, luôn giữ vững đường lối phát triển là duy trì tăng trưởng kinh tế kết hợp với các chính sách và giải pháp giảm nghèo đồng bộ có lợi cho người nghèo, có chính sách và giải pháp ưu tiên, ưu đãi cho đồng bào dân tộc thiểu số, những xã vùng sâu, vùng xa, xã nghèo, xã đặc biệt khó khăn; bên cạnh đó nền kinh tế của tỉnh liên tục tăng trưởng ở mức độ cao và ổn định đó là nền tảng cho công tác giảm nghèo đạt hiệu quả.

+ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo được đánh giá ngày càng hiệu quả hơn, các chính sách và dự án giảm nghèo hiện nay đã khá hoàn thiện, đồng bộ và phù hợp.

+ Các sở, ngành, mặt trận và đoàn thể các cấp đã có tác động mạnh, tích cực đến Chương trình bằng những hoạt động thiết thực như cuộc vận động xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.

+ Các tổ chức kinh tế - xã hội trong và ngoài tỉnh, sự hỗ trợ của các tỉnh, thành phố lân cận đã giúp cho chương trình giảm nghèo về vật chất và nguồn tài chính, đặc biệt là các công ty cao su đóng trên địa bàn tỉnh.

+ Bên cạnh đó chính sách đối với công chức, viên chức thực hiện công tác giảm nghèo đã được chú trọng, quan tâm, có hệ thống tổ chức từ tỉnh đến cơ sở. Đã xây dựng mức phụ cấp đối với cán bộ chuyên trách cấp xã, phường, thị trấn, hàng năm đều được tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ; hầu hết cán bộ chuyên trách đã chủ động tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền thực hiện chương trình đạt hiệu quả.

+ Việc phân cấp để UBND các huyện, thị xã chứng nhận hộ nghèo; quyết định mua và cấp phát BHYT cho người nghèo đã làm giảm rất nhiều

thủ tục, thời gian thực hiện công việc cũng như hỗ trợ hộ nghèo, người nghèo nhanh hơn, đạt hiệu quả cao hơn.

Đánh giá tính bền vững của Chương trình:

+ Về nguồn lực để thúc đẩy nhanh giảm nghèo trên địa bàn tỉnh là rất lớn và rất thiết thực, phù hợp với điều kiện từng đối tượng. Tuy nhiên, chất lượng giảm nghèo chưa thật sự bền vững nên số hộ tái nghèo hàng năm còn cao, nguyên nhân mức chuẩn nghèo thấp, khi có người bệnh ốm đau, bệnh hiểm nghèo, không có kiến thức làm ăn, thiếu đất sản xuất. Bên cạnh đó, số hộ nghèo phát sinh hàng năm còn cao, nguyên nhân do các hộ di dân tự do từ nơi khác đến, hộ khó khăn tìm kiếm đất lập nghiệp; do tách hộ, và một phần do công tác rà soát hộ nghèo còn chưa chính xác.

+ Chất lượng cuộc sống của nhóm hộ mới thoát nghèo và hộ cận nghèo còn ở mức thấp, chưa đảm bảo bền vững. Các hộ thoát nghèo chỉ là vượt qua ngưỡng chuẩn nghèo, cuộc sống còn khó khăn.

2.3.4. Những ưu điểm, hạn chế trong QLNN cần khắc phục giải quyết

Những ưu điểm

+ Trong những năm qua, mặc dù trong bối cảnh vừa được tái lập, nhưng Tỉnh đã tập trung đổi mới cơ chế, chính sách, xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu, bao cấp. Khắc phục lối tư duy cứng nhắc, kìm hãm tính sáng tạo của các tổ chức kinh tế và người dân; khuyến khích mọi người dân làm giàu chính đáng trên cơ sở giải phóng mạnh sức sản xuất, huy động mọi nguồn lực hiện có cùng với sự hỗ trợ đúng trọng tâm, trọng điểm của tỉnh và các tỉnh bạn, đặc biệt là tỉnh Bình Dương... đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao và ổn định.

+ Tỉnh đã xác định đúng đối tượng nghèo đói và nguyên nhân cụ thể dẫn đến đói nghèo của từng nhóm dân cư để triển khai chính sách hỗ trợ giúp

đỡ phù hợp. Kinh nghiệm thực tiễn cho thấy cùng với hỗ trợ về vật chất, cần triển khai các biện pháp động viên, khích lệ người nghèo tự lực vươn lên, sử dụng vai trò của tập thể và cộng đồng để giúp họ thì kết quả XĐGN sẽ cao hơn, bền vững hơn.

+ Đã huy động được sự tham gia của các cấp, các ngành vào công tác XĐGN ở từng địa phương. Việc nhận thức được đúng nhiệm vụ giảm đói nghèo là của toàn xã hội và giải quyết nó bằng sự tham gia rộng rãi, đa dạng của toàn xã hội quan tâm có thể coi là nguyên nhân quan trọng dẫn đến thành công của công tác giảm nghèo đói những năm vừa qua tại tỉnh Bình Phước.

+ Đã kết hợp nhiều biện pháp khác nhau để thực hiện công tác XĐGN. Cụ thể là, trong giai đoạn từ 1998 đến nay, tỉnh đã từng bước triển khai các chương trình hỗ trợ tạo việc làm; Chương trình hỗ trợ người nghèo, người dân tộc thiểu số sản xuất; Chương trình xóa đói, giảm nghèo và tạo việc làm; Chương trình xây dựng kết cấu hạ tầng cơ bản cho các xã nghèo (CT 135), chương trình xây dựng nhà tình thương... và nhiều chương trình khác. Tại nhiều địa phương các chương trình, dự án đã được lồng ghép nhằm nâng cao đời sống của người nghèo, giảm mức độ chênh lệnh về chất lượng cuộc sống giữa các nhóm, vùng, khu vực như chương trình nước sạch nông thôn, môi trường...

+ Đã tranh thủ được các nguồn lực nước ngoài và của trung ương cả về mặt vật chất, vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm. Công tác XĐGN tại tỉnh Bình Phước trong thời gian qua có được sự giúp đỡ to lớn của cộng đồng xã hội, cộng đồng các doanh nghiệp. Nhờ đó, sự giúp đỡ của các chính phủ, các tổ chức phi chính phủ, các tổ chức xã hội, các cá nhân người nước ngoài có tâm giúp đỡ người nghèo và cộng đồng nghèo tại tỉnh Bình Phước những năm qua đã đem lại hiệu quả một cách thiết thực nhất.

+ Một số địa phương còn xem nhẹ công tác tuyên truyền vận động, giáo dục về ý nghĩa mục đích nội dung hoạt động XĐGN hoặc chưa chuyển theo kịp với từng giai đoạn của chương trình. Người nghèo chưa thông hiểu đầy đủ các chủ trương chính sách đang thụ hưởng. Ngược lại, nhiều nơi, cấp quản lý chương trình chưa hiểu biết người nghèo sâu sắc và toàn diện; trong khi công tác điều tra xác định hộ nghèo chỉ có tính tương đối, và chỉ mới lo được số hộ nghèo đói có hộ khẩu thường trú, còn lại số hộ nghèo đói nhập cư (tạm trú) tại đại bàn chưa có điều kiện chăm lo được.

+ Một số giải pháp của chương trình chưa được thực hiện thống nhất, đồng bộ và toàn diện, trong thực tiễn còn nhiều vướng mắc, lúng túng, nhất là về phương thức, cách làm. Phong trào XĐGN có mở rộng nhưng tính chất xã hội hóa chưa cao.

+ Chưa xử lý đồng bộ mối quan hệ lồng ghép chương trình XĐGN với các chương trình kinh tế - xã hội khác, chưa tạo mọi điều kiện phát huy mạnh mẽ và rộng rãi hơn nữa sự tham gia của cộng đồng tác động hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo ở tất cả các địa phương và cơ sở.

+ Công tác quản lý hộ chương trình chưa chặt chẽ; thiếu kiên quyết trong chỉ đạo đưa số hộ vượt chuẩn nghèo ra khỏi danh sách hộ chương trình. Từ đó, số hộ nghèo có lúc chưa thống kê chính xác; thiếu kiểm tra, đánh giá chất lượng công tác cập nhật hộ chương trình và kịp thời xử lý những phát sinh, biến động của hộ XĐGN.

+ Việc vận động tạo quỹ XĐGN ở các cấp chưa tương xứng với tiềm năng của Tỉnh.

+ Vốn XĐGN giải ngân và luân chuyển vốn chậm nên việc phát huy hiệu quả chưa cao (nợ quá hạn trong dân còn cao; tồn quỹ còn lớn). Số hộ XĐGN còn lại hiện nay, đa số còn rất khó khăn, lúng túng hoặc thiếu khả năng lao động và sản xuất làm ăn để tích lũy giảm nghèo nhanh. Trong khi

đó, một số địa phương lại chưa chủ động định hướng, hướng dẫn cách làm ăn cho hộ nghèo, nên tiến độ giải ngân chậm.

+ Công tác xây dựng, thẩm định dự án vay vốn quỹ Quốc gia hỗ trợ việc làm ở một số huyện, xã tiến hành chậm, có những dự án tiến hành chậm từ 3 – 4 tháng, dẫn đến giải ngân không khớp với thời điểm hộ nghèo “KHÁT VỐN”, dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn thấp, hình thành tâm lý ngán ngại cho người dân khi tiếp cận nguồn quỹ này.

+ Việc kết hợp sử dụng các nguồn vốn tín dụng khác (phục vụ cho người nghèo) chưa có cơ chế quản lý, điều hành hợp lý nên còn phân tán, chưa mang lại hiệu quả cao, cùng một lúc, trên cùng một địa bàn có nhiều tổ chức tín dụng cho người nghèo vay vốn nên dễ trùng lắp, có khi lại bỏ sót đối tượng xin vay vốn, dễ phát sinh tiêu cực và gây phiền hà cho dân.

+ Các chính sách ưu đãi xã hội về y tế, giáo dục… tuy đạt những kết quả nhất định nhưng việc tổ chức thực hiện chưa đồng bộ. Chế độ ưu đãi này lại mang tính bao cấp bình quân nên tạo ra tính ỷ lại của người nghèo, thậm chí có một số hộ XĐGN đã khá lên vẫn muốn ở lại chương trình.

+ Tiến độ thi công các công trình cơ sở hạ tầng ở một số xã nghèo còn chậm và chưa hoàn thành kế hoạch đề ra do khâu thủ tục đầu tư tiến hành chậm; một số công trình phải phát sinh tăng thêm vốn đền bù giải tỏa phải làm thủ tục điều chỉnh bổ sung vốn; chế độ kiểm tra đôn đốc và báo cáo tiến độ thực hiện chưa được quan tâm thực hiện thường xuyên.

+ Việc tập trung đầu tư cho các xã nghèo, thôn, ấp nghèo chưa đúng mức do công tác điều tra xác định vùng nghèo chưa đầy đủ; một số huyện có chủ động làm thí điểm nhưng cách làm còn lúng túng; chưa xử lý được đồng bộ về mối quan hệ phối hợp, lồng ghép chương trình với các ngành chức năng có liên quan.

rất thấp, mặc dù được xác định đây là giải pháp giảm nghèo căn cơ nhất. Việc thông tin, hướng dẫn, tổ chức quản lý và chương trình đào tạo, dạy nghề của một số trung tâm dạy nghề thành phố và quận, huyện chưa phù hợp với nhu cầu phát triển thực tế của xã hội, nên chưa thu hút được lực lượng lao động nghèo tham gia. Bên cạnh đó, các quận huyện, phường xã chưa chủ động đẩy mạnh các biện pháp vận động thanh niên nghèo cần có ý thức trang bị cho bản thân mình tay nghề thông thạo, vững vàng để có cơ hội làm ăn, lập nghiệp, giảm nghèo.

+ Sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp chương trình XĐGN của một số cấp ủy Đảng và chính quyền thiếu quyết tâm; một số cán bộ lãnh đạo địa phương chưa theo sát chỉ đạo thường xuyên do cơ chế kiêm nhiệm nên khoán trắng cho Ban chỉ đạo CTMTQGGN.

+ Ban chỉ đạo CTMTQGGN các cấp, nhất là cấp xã thiếu ổn định; hoạt động chủ yếu là bộ phận chuyên trách thường trực, các thành viên cơ cấu trong ban chỉ đạo chưa chủ động phát huy vai trò và trách nhiệm của ngành, đơn vị mình trong phối hợp hoạt động XĐGN theo hệ thống gắn với từng địa phương cơ sở; nhiều nơi chưa thực hiện tốt chức năng nghiên cứu, tham mưu, đề xuất cho cấp Ủy và chính quyền, còn nặng về công tác quản lý, điều hành theo nghiệp vụ chuyên môn (có xu hướng hành chính hóa), còn xem nhẹ công tác vận động, xác định phong trào theo hướng xã hội hóa chương trình.

+ Công tác đào tạo bồi dưỡng kiến thức và huấn luyện kỹ năng, nghiệp vụ cho cán bộ chuyên trách XĐGN các cấp tổ trưởng tổ tự quản XĐGN tuy có được quan tâm hơn những vẫn chưa có chương trình và kế hoạch cụ thể.

+ Các chính sách chế độ chăm lo cho cán bộ làm công tác XĐGN chưa thích đáng và rõ ràng, làm nẩy sinh tư tưởng không an tâm ảnh hưởng đến tính hiệu quả và ổn định của chương trình tại địa phương – cơ sở.

2.3.5. Bài học kinh nghiệm trong công tác QLNN về XĐGN của tỉnh Bình Phước

− Phải làm thông suốt trong nhận thức, tư tưởng trong nội bộ Đảng và chính quyền ở các cấp, các ngành về vai trò, ý nghĩa của công tác XĐGN; tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về tính đúng đắn, tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn trên nhiều mặt của chủ trương XĐGN để tất cả người nghèo, hộ nghèo ý thức đầy đủ việc phấn đấu vượt qua đói nghèo là do chính bản thân người nghèo quyết định.

− Phải hiểu biết sâu sắc và đầy đủ về người nghèo, hộ nghèo. Cán bộ làm công tác XĐGN ở các cấp phải thật tâm huyết, kiên trì gắn bó sâu sắc với người nghèo; phải tổ chức điều tra – phúc tra, nắm chắc thực trạng nghèo đói của từng địa phương cơ sở, thấu hiểu hoàn cảnh cuộc sống quá trình diễn biến cụ thể của từng người nghèo, hộ nghèo. Từ đó có cơ sở nghiên cứu, tính toán các biện pháp trợ giúp chăm lo thiết thực và phù hợp với từng hộ và từng thành viên trong hộ XĐGN.

− Cấp ủy Đảng và chính quyền địa phương phải xác định mục tiêu giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm để tập trung chỉ đạo thực hiện quyết liệt bằng những giải pháp thiết thực, phù hợp và hiệu quả cho người nghèo; gắn với việc phát huy đúng mức vài trò tham gia của các tổ chức đoàn thể và của cộng đồng tạo thành phong trào quần chúng rộng rãi chăm lo trợ giúp người nghèo, hộ nghèo.

− Cần phải điều tra khảo sát phân loại, nắm chắc thực trạng và phân tích tìm nguyên nhân dẫn đến đói nghèo của từng hộ nghèo. Đây là cơ sở quan trọng giúp cho cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp, có kế hoạch trợ giúp, chăm lo cụ thể và phân công trách nhiệm cho từng đơn vị cán bộ tập trung đeo bám, hỗ trợ cho hộ nghèo đến khi vượt qua chuẩn nghèo.

− Phải phối hợp hoạt động của nhiều sở ngành chức năng và lồng ghép với các chương trình kinh tế - xã hội khác.

− Phải có quyết tâm từ nhiều phía nhưng quan trọng nhất và có tính quyết định hơn cả vẫn là ý chí tự vươn lên của chính bản thân hộ nghèo, người nghèo.

− Giảm nghèo là cả một quá trình phấn đấu liên tục của các cấp, các ngành nhằm giải quyết toàn diện và đồng bộ về các mặt việc làm, ăn, ở, bệnh tật, học hành, môi trường sống cho người nghèo, hộ nghèo; gắn chặt với việc xây dựng cơ sở kinh tế, phát triển việc làm và tăng thu nhập, tạo vốn tích lũy để kinh tế ngày càng phát triển; ổn định các vấn đề an sinh xã hội… thì mục tiêu giảm nghèo mới có hiệu quả và bền vững.

− Củng cố, xây dựng các tổ tự quản XĐGN làm nền tảng vững chắc cho hoạt động và quản lý hộ nghèo; thực hiện tốt phương châm cuốn chiếu,

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w