Kết quả trên một số lĩnh vực cụ thể

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 54)

Công tác chỉ đạo, điều hành:

Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết số 20/2005/NQ-HĐND ngày 30/11/2005 về việc thông qua Đề án xoá đói, giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010; Ủy ban nhân dân tỉnh cụ thể hóa Nghị quyết của HĐND tỉnh bằng Quyết định số 04/2006/QĐ-UBND ngày 11 tháng 01 năm 2006 về việc phê duyệt Đề án Chương trình xoá đói, giảm nghèo thực hiện trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

Cuối năm 2009, trước tình hình suy giảm kinh tế chung và giá cả hàng hóa tăng cao Hội đồng nhân dân tỉnh đã thông qua Nghị quyết số 07/2009/NQ-HĐND ngày 31 tháng 7 năm 2009 về việc điều chỉnh Chương trình xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2010, để áp dụng trong năm 2010; trên cơ sở đó UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2386/QĐ- UBND ngày 26 tháng 8 năm 2009 phê duyệt Đề án đã được điều chỉnh.

Để chỉ đạo, quản lý Đề án giảm nghèo và việc làm giai đoạn 2006 - 2010 hiệu quả và thống nhất, UBND tỉnh đã kiện toàn Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo và việc làm tỉnh bằng các văn bản sau: Quyết định số 58/2006/QĐ-UBND ngày 31 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh về việc kiện toàn Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên Chương trình xoá đói, giảm nghèo và việc làm tỉnh Bình Phước giai đoạn 2006 - 2010; Quyết định số 59/2006/QĐ - UBND ngày 31 tháng 5 năm 2006 của UBND tỉnh ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo

Chương trình xoá đói, giảm nghèo và việc làm tỉnh Bình Phước.

Để chương trình giảm nghèo ngày càng hiệu quả, phấn đấu hoàn thành trước thời hạn về mục tiêu giảm tỷ lệ hộ nghèo mà Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ VIII đề ra, Tỉnh ủy ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 28 tháng 5 năm 2008 về tăng cường thực hiện Chương trình giảm nghèo.

Nhằm nâng mức phụ cấp và củng cố hệ thống cán bộ chuyên trách giảm nghèo từ cấp xã, UBND tỉnh ban hành Công văn số 875/UBND-VX ngày 01 tháng 4 năm 2008 về việc nâng mức phụ cấp cho cán bộ chuyên trách công tác giảm nghèo các xã, phường, thị trấn.

Nhằm tăng cường trách nhiệm và nâng cao năng lực đội ngũ công chức, viên chức làm công tác giảm nghèo cấp huyện, cấp xã, UBND tỉnh ban hành Công văn số 1735/UBND-VX ngày 16 tháng 6 năm 2008 về việc phân cấp nhiệm vụ mua và cấp phát thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo; Công văn số 837/UBND-VX ngày 28/3/2008 về việc cấp sổ chứng nhận hộ nghèo.

Công tác triển khai, hướng dẫn thực hiện của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội (Thường trực Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia

giảm nghèo và việc làm tỉnh).

Hàng năm Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, cấp xã (cấp huyện gồm: lãnh đạo và công chức Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, đại diện 05 hội đoàn thể cấp huyện; cấp xã gồm, lãnh đạo UBND, cán bộ chuyên trách giảm nghèo, đại diện 05 hội đoàn thể và Trưởng các thôn, ấp, khu phố). Nội dung tập huấn các chuyên đề của Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) giảm nghèo, đặc biệt là Đề án xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010.

Ký kết hợp đồng với Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Bình Phước, các Hội đoàn thể của tỉnh và các huyện, thị xã tuyên truyền chủ

trương, chính sách giảm nghèo của Đảng, Nhà nước và của tỉnh đến nhân dân. Hàng năm, căn cứ vào kết quả giảm nghèo đã đạt được phân bổ chỉ tiêu giảm nghèo cho các huyện, thị xã.

Định kỳ vào quý III hàng năm, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thành lập Đoàn thanh tra, tổ chức thanh tra, kiểm tra các công tác do ngành quản lý, trong đó có lồng ghép kiểm tra công tác giảm nghèo nhằm kịp thời phát hiện những sai sót để hướng dẫn, chấn chỉnh xử lý kịp thời từ cơ sở.

Công tác phối hợp giữa các sở, ngành, UBMTTQ và các hội đoàn thể.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với các sở, ngành liên quan (là thành viên Ban chỉ đạo và tổ chuyên viên) thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo; trong công tác thanh tra, kiểm tra và thông tin, báo các kết quả thực hiện chính sách, dự án giảm nghèo; Cùng với các hội đoàn thể, các trung tâm, trường dạy nghề tổ chức tuyên truyền và đào tạo nghề cho người nghèo.

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp Sở Kế hoạch - Đầu tư, Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh hoạch định, đưa ra chỉ tiêu kế hoạch, bố trí nguồn vốn hàng năm, ưu tiên các chính sách dự án đầu tư trực tiếp cho người nghèo; đồng thời phân bổ, thanh quyết toán các nguồn vốn đúng quy định cho từng năm và cả giai đoạn; Phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, các hội đoàn thể trong công tác vận động quà tết cho đồng bào nghèo, hỗ trợ xây dựng nhà tình thương …, bằng các hình thức như: tổ chức đêm ca nhạc, thư ngỏ vận động các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, trực tiếp đến cơ quan, đơn vị để vận động.

Mục tiêu giảm nghèo đến năm 2010

Giảm tỷ lệ hộ nghèo từ 11,2% (năm 2006) xuống còn dưới 5% đến cuối giai đoạn (năm 2010).

Chỉ tiêu giảm nghèo theo chuẩn của tỉnh năm 2010 (quy định tại Nghị quyết số 07/2009/NQ - HĐND ngày 31/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh): Giảm 2.615 hộ nghèo (tương đương giảm tỷ lệ hộ nghèo trong năm là 1,3%).

Kết quả giảm nghèo năm 2010, áp dụng nâng chuẩn nghèo của tỉnh:

Với chỉ tiêu kế hoạch đã vượt như trên cộng vào tình hình giá cả thị trường với mức chuẩn nghèo không còn phù hợp, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ra Nghị quyết số 07/2009/NQ - HĐND ngày 31/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nâng chuẩn nghèo của tỉnh lên như sau:

+ Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình khu vực nông thôn từ 300.000 đồng/người/tháng trở xuống, tức 3.600.000 đồng/người/năm được công nhận là hộ nghèo;

+ Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình khu vực thành thị từ 390.000 đồng/người/tháng trở xuống, tức 4.680.000 đồng/người/năm được công nhận là hộ nghèo.

Đầu năm 2010, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức rà soát số hộ nghèo theo chuẩn mới, kết quả toàn tỉnh có 17.225 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,81% trên tổng số hộ dân (220.540 hộ dân). Chỉ tiêu giảm nghèo năm 2010 là 1,3% tương đương 2.615 hộ nghèo, do việc triển khai kịp thời và bằng những giải pháp, chính sách thiết thực nên đã giảm được 1,59% vượt chỉ tiêu đề ra 0,29%.

Kết quả thực hiện các chính sách và dự án về XĐGN.

+ Kết quả thực hiện chính sách tín dụng ưu đãi:

· Kết quả: Chương trình hỗ trợ vay vốn tín dụng ưu đãi hộ nghèo từ Ngân hàng Chính sách xã hội đã giải quyết cho 65.447 lượt hộ được vay vốn, với tổng doanh số là 693.161 triệu đồng.

· Đánh giá: Chính sách tín dụng ưu đãi cho người nghèo đã góp phần hỗ trợ cho hộ nghèo, hộ cận nghèo vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh tăng thu nhập, ổn định kinh tế. Tuy nhiên, việc tiếp cận nguồn vốn của hộ nghèo vẫn còn hạn chế, một phần do các hộ nghèo không có phương án sản xuất - kinh doanh khả thi, không có đất sản xuất…

+ Chính sách hỗ trợ hộ nghèo về nhà ở:

· Kết quả: Tổng cộng xây dựng 8.760 căn, trong đó: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

 Đề án hỗ trợ xây dựng nhà tình thương cho hộ nghèo thực hiện được 4.240 căn.

 Đề án 134 hỗ trợ xây dựng được 2.577 căn nhà cho hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số.

 Chương trình 167 của tỉnh, từ năm 2009- 2010 hỗ trợ xây dựng 1.943 căn.

· Đánh giá: chính sách hỗ trợ nhà ở đã giúp người nghèo được an cư lạc nghiệp, củng cố tinh thần đoàn kết, tương thân tương ái trong nhân dân. Chất lượng nhà ở giai đoạn 2006 - 2010 đảm bảo hơn. Tuy nhiên, do các Hội đoàn thể cùng vận động, thực hiện dẫn đến chồng chéo trong quản lý và báo cáo. Nhu cầu về nhà ở luôn biến động, các cấp từ cơ sở chưa kịp thời cập nhật, quản lý đối tượng được thụ hưởng.

+ Chính sách hỗ trợ về y tế:

· Kết quả: Mua và cấp phát miễn phí 430.324 thẻ bảo hiểm y tế (BHYT) cho người nghèo và người mới thoát nghèo từ dưới 02 năm với tổng kinh phí 65.559,78 triệu đồng; Hỗ trợ mua thẻ BHYT cho người thuộc hộ cận nghèo là 121 người với tổng kinh phí 15,90 triệu đồng.

· Đánh giá: tất cả người nghèo và người mới thoát nghèo dưới 02 năm được chăm lo tốt về y tế. Tuy nhiên, việc cấp phát thẻ còn nhiều sai sót thông tin (họ, tên, năm sinh, địa chỉ…). Có nơi việc tổ chức cấp phát còn chậm, đối

với hộ cận nghèo do chỉ được hỗ trợ 50% mệnh giá thẻ BHYT tự nguyện nên đối tượng này tham gia rất ít.

+ Chính sách hỗ trợ giáo dục:

· Kết quả: giảm học phí và các khoản đóng góp cho 43.848 học sinh, sinh viên nghèo, với tổng kinh phí thực hiện là 4.154 triệu đồng.

· Đánh giá: Mức hỗ trợ học phí cho học sinh, sinh viên nghèo giai đoạn 2006 - 2010 còn thấp (50% học phí). Đồng thời, chính sách miễn - giảm học phí chưa bao gồm tất cả chi phí cần thiết để học sinh nghèo đến trường (như các khoản đóng góp cơ sở vật chất, tiền ăn, chỗ ở bán trú ...).

+ Dự án dạy nghề cho người nghèo:

· Kết quả: Tổ chức đào tạo nghề cho 314 lượt người nghèo, với tổng kinh phí là 283,21 triệu đồng.

· Đánh giá: Dự án trang bị cho người nghèo có tay nghề để tìm kiếm được việc làm, tăng thu nhập thoát khỏi đói nghèo. Tuy nhiên trong thời gian qua còn một bộ phận lớn người nghèo chưa quan tâm đến việc học nghề và mặt khác do trình độ và nhận thức thấp, còn ỷ lại và trông chờ chính sách của nhà nước.

+ Dự án Nhân rộng mô hình giảm nghèo:

· Kết quả: năm 2009, triển khai thực hiện 02 mô hình giảm nghèo (chăn nuôi bò sinh sản) ở xã Bình Minh, huyện Bù Đăng và xã Lộc Hưng, huyện Lộc Ninh, với kinh phí 500 triệu đồng cho 20 hộ nghèo nuôi 66 con bò sinh sản.

· Đánh giá: dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo hỗ trợ cho người nghèo tổng thể từ nguồn vốn đến kinh nghiệm làm ăn mong muốn mang lại hiệu quả thoát nghèo bền vững cao đối với các hộ được thụ hưởng. Do dự án mới được phân bổ kinh phí thực hiện từ năm 2009, nguồn lực hỗ trợ xây dựng mô hình còn hạn chế, các văn bản hướng dẫn thực hiện mô hình của Trung

ương chưa cụ thể.

+ Dự án khuyến nông - lâm - ngư:

· Kết quả: đã triển khai thực hiện 36 mô hình khuyến nông, lâm, ngư trình diễn, tập huấn, hội nghị đầu bờ hướng dẫn chăn nuôi, trồng trọt cách làm ăn cho 2664 hộ nghèo. Tổng kinh phí thực hiện là 5.000 triệu đồng.

· Đánh giá: dự án tập trung chủ yếu ở các xã vùng sâu, vùng xa, miền núi, biên giới, các xã đặc biệt khó khăn, phù hợp nguyện vọng nhân dân, tạo thêm nguồn thu nhập giúp người nghèo cải thiện cuộc sống, tạo tiền đề cho phát triển nông nghiệp nông thôn. Tuy nhiên, do nguồn vốn chương trình còn ít, trong khi nhu cầu hỗ trợ cao nên chưa tạo được nguồn lực đẩy nhanh tiến độ giảm nghèo và nâng cao chất lượng giảm nghèo bền vững.

+ Dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, phát triển ngành nghề:

· Kết quả: tổ chức 42 lớp tập huấn tham quan học tập kinh nghiệm sản xuất cho 1.740 người tham gia; thực hiện 10 mô hình trình diễn thâm canh vườn điều già, 01 mô hình trồng nấm tổng cộng có 426 hộ tham gia; hỗ trợ giống cây được 1,95 tấn lúa, 5.417 cây mít nghệ giống, 129.063 cây công nghiệp (điều, tiêu, cao su, ca cao ghép cao sản), 210 con bò giống lai sin, 179 con heo giống, 4.800 con gà giống; cấp 1.693 máy công phục vụ sản xuất (bình xịt thuốc, máy tuốt tiêu, máy phát cỏ, máy phun thuốc), 1.413,74 tấn phân bón (phân NPK, phân vi sinh), 8.370 lít thuốc bảo vệ thực vật (thuốc diệt cỏ, thuốc kích thích ra hoa điều). Tổng kinh phí giải ngân thực hiện dự án là 13.660 triệu đồng.

· Đánh giá: việc giao cho cấp xã làm chủ đầu tư các dự án phát triển sản xuất đã giúp cơ sở chủ động trong việc lựa chọn chương trình, đối tượng, hỗ trợ theo nguyện vọng, huy động nội lực của nhân dân. Bên cạnh đó còn một số ít các xã chưa có kinh nghiệm, lúng túng trong xác định cung - cầu, xây dựng kế hoạch và lập thủ tục hồ sơ thực hiện dự án.

Việc hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo - nhóm hộ nghèo, giúp người dân có thêm điều kiện tăng gia sản xuất, thêm thu nhập thoát nghèo. Tuy nhiên suất vốn hỗ trợ cho các hộ còn thấp, trình độ sản xuất còn lạc hậu, do đó hiệu quả chưa cao.

+ Dự án phát triển cơ sở hạ tầng:

· Đầu giai đoạn, toàn tỉnh có 20 xã và 21 thôn đặc biệt khó khăn thuộc diện đầu tư, sau khi thực hiện chương trình có 10 xã, 01 thôn hoàn thành mục tiêu được đưa ra khỏi diện đầu tư, đến nay còn 10 xã, 20 thôn đặc biệt khó khăn.

· Đã đầu tư trên 260 công trình hạ tầng cơ sở, cụ thể: đường giao thông nông thôn 235 km, 02 công trình cầu, 86 km điện trung - hạ thế, 1.300m kênh, mương thủy lợi, 64 phòng học các loại, 31 công trình phục vụ trường học (nhà ở tập thể giáo viên, phòng chức năng, nhà làm việc ban giám hiệu, nhà vệ sinh, hàng rào, giếng nước …), 08 công trình nhà văn hóa cộng đồng, 04 công trình chợ, 06 công trình trạm y tế, 01 công trình nhà làm việc xã đội, 01 công trình sửa chữa đường ống cấp nước sinh hoạt, 01 công trình hội trường thôn và một số công trình thiết yếu khác. Tổng kinh phí đã giải ngân thực hiện dự án là 59.385,997 triệu đồng.

· Đánh giá: việc thực hiện dự án phát triển cơ sở hạ tầng đã góp phần quan trọng làm thay đổi cơ bản bộ mặt cơ sở hạ tầng nông thôn, miền núi, là động lực thúc đẩy phát triển sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội, tạo điều kiện thuận lợi trong giao thông đi lại, trao đổi hàng hóa, phát triển dịch vụ…

+ Chương trình 134 hỗ trợ đất sản xuất và nước sinh hoạt cho hộ nghèo là dân tộc thiểu số: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

· Kết quả: chương trình hỗ trợ đất sản xuất cho 2.038 hộ, tổng diện tích đất là 1.515,61 ha, với tổng kinh phí là 3.967,95 triệu đồng; hỗ trợ xây dựng giếng nước sinh hoạt phân tán cho 3.793 hộ, với kinh phí 1.352,08 triệu đồng.

+ Dự án đào tạo cán bộ giảm nghèo:

· Kết quả: đã tổ chức tập huấn nghiệp vụ giảm nghèo cho 5.937 lượt cán bộ, với kinh phí là 950,11 triệu đồng.

· Đánh giá: dự án giúp trang bị kiến thức nghiệp vụ giảm nghèo cho công chức, viên chức từ tỉnh đến tận các ấp, thôn, bản, đặc biệt là bộ phận công chức cấp xã đa số chưa qua đào tạo chuyên môn. Từ đó đã góp phần nâng cao chất lượng QLNN chương trình giảm nghèo.

+ Cứu đói giáp hạt, chăm lo cho dân nghèo nhân dịp Tết nguyên đán: Hàng năm Sở Lao động - Thương binh và xã hội chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và xã hội các huyện, thị xã tổ chức rà soát và kịp thời cứu đói giáp hạt cho 23.857 hộ, (có 88.254 nhân khẩu), với tổng kinh phí là 12.614.040 triệu đồng.

· Kết quả thực hiện kế hoạch vận động hỗ trợ quà tết cho dân nghèo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 54)