Tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong thực hiện xóa đói, giảm nghèo

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 103)

hiện xóa đói, giảm nghèo

Đối với trung ương

+ Đổi mới một cách cơ bản QLNN về kinh tế, bảo đảm cho kinh tế phát triển thực sự hiệu quả vì cuộc sống và hạnh phúc của nhân dân. Trong hơn hai thập niên đổi mới vừa qua, Đảng và Nhà nước ta đã làm được nhiều việc trong lãnh đạo và quản lý nền kinh tế, bảo đảm cho nền kinh tế tăng trưởng cao một cách liên tục, nhưng cũng phải thấy rằng, tính hiệu quả của tăng trưởng còn thấp và chưa bền vững. Nhiều chương trình, dự án kinh tế còn mang nặng tính chủ quan, chạy theo phong trào, mang tính hình thức, gây lãng phí lớn không xuất phát từ quy luật của kinh tế thị trường trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Các chương trình mía đường, xi măng lò đứng, nuôi bò sữa, đánh bắt xa bờ... là những thí dụ điển hình; hiện tượng quy hoạch treo, xây dựng thiếu quy hoạch; tệ quan liêu, tham nhũng lãng phí ngày một tinh vi và nghiêm trọng... đều thuộc về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm QLNN về kinh tế, hậu quả là ảnh hưởng không nhỏ tới phát triển kinh tế - xã hội, cũng là ảnh hưởng trực tiếp tới công tác xóa đói, giảm nghèo. Do vậy, cần phải đổi mới QLNN cả về tư duy lý luận, cả về cơ chế, chính sách, tổ chức bộ máy và cán bộ và phương thức điều hành, quản lý kinh tế - xã hội nói chung và quản lý công tác xóa đói, giảm nghèo nói riêng.

+ Phát triển một nền kinh tế hợp tác dựa trên các quan hệ đa sở hữu, bảo đảm cho mọi người được tự do làm ăn, kinh doanh mọi ngành nghề mà luật pháp không cấm. Khuyến khích người giàu có vốn ra kinh doanh, phát triển doanh nghiệp càng lớn càng tốt để tạo nhiều việc làm cho nhiều người có sức lao động, coi đây là một quan hệ hợp tác giữa người có của và người có công, tất nhiên hoạt động của doanh nghiệp phải tuân thủ pháp luật. Tạo

mọi điều kiện để mọi người có công ăn việc làm và có thu nhập ổn định, trừ những việc làm mà pháp luật không cho phép, như thế mới xây dựng được một nền kinh tế lành mạnh và có hiệu quả, đạt mục tiêu dân giàu, nước mạnh. + Liên Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, Bộ Tài chính xem xét nâng mức vay của Quỹ quốc gia về việc làm đối với đối tượng vay vốn là hộ gia đình lên 30 triệu đồng/hộ và tăng mức vốn cấp bổ sung hàng năm lên 5 – 10 tỷ đồng.

+ Có chính sách miễn hoặc giảm thuế hợp lý cho các cơ sở sản xuất, doanh nghiệp có dự án hỗ trợ tạo việc làm cho người nghèo – hộ nghèo. Đối với các hoạt động sản xuất – kinh doanh, dịch vụ của hộ nghèo đề nghị được miễn thuế hai năm đầu và giảm 50% cho từ một đến hai năm tiếp theo. Bên cạnh đó được miễn giảm một tỷ lệ nhất định các khoản lệ phí, khoản đóng góp ở địa phương.

+ Thực hiện mô hình các Tổng Công ty, hoặc Công ty hợp đồng trực tiếp với các xã và hộ nghèo phát triển vùng nguyên liệu, tiêu thụ sản phẩm theo đề án “ba nhà” nhằm bảo đảm cho hộ nông dân nghèo có thể tiêu thụ sản phẩm với mức giá không thấp hơn chi phí sản xuất chung.

+ Tích cực vận động doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế trong nước, tổ chức nước ngoài và nhân dân xây dựng trạm cung cấp nước sinh hoạt cho những khu vực có nhu cầu bức xúc về nước sinh hoạt.

Đối với Đảng bộ và chính quyền Tỉnh

Phải kiên quyết chống bệnh hình thức và bệnh thành tích trong xóa đói, giảm nghèo. Xóa đói, giảm nghèo phải đi liền với tiết kiệm, chống lãng phí, nhưng trong thực tế do bệnh hình thức và bệnh thành tích nên những người tổ chức lại thích phô trương, gây lãng phí công sức và tiền của.

Coi trọng hơn nữa công tác cán bộ trong xóa đói, giảm nghèo. Trong công tác xóa đói, giảm nghèo, công tác cán bộ, nhất là những cán bộ trực tiếp

lãnh đạo công tác xóa đói giảm nghèo có vai trò quyết định thể hiện:

+ Cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp không chỉ phải chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, hành dân, ăn bớt, lạm dụng tiền cứu trợ xóa đói, giảm nghèo, mà còn phải coi việc đem lại lợi ích cho dân là nghĩa vụ và trách nhiệm của mình. Do đó, phải không ngừng rèn luyện phẩm chất và năng lực để phục vụ nhân dân ngày càng tốt hơn, không vô cảm trước cảnh nghèo đói của nhân dân.

+ Đối với cán bộ trong các Ban chỉ đạo xóa đói, giảm nghèo và cán bộ chuyên trách xóa đói, giảm nghèo thì ngoài phẩm chất và năng lực cần có của một công chức nhà nước thì cần được đào tạo, rèn luyện cụ thể hơn để đáp ứng yêu cầu xóa đói, giảm nghèo trong điều kiện của nước ta hiện nay. Họ phải là những người gần dân, gần những người còn đói khổ, hiểu biết tâm tư, nguyện vọng, năng lực kinh tế của từng người dân, đưa ra được những phương án kinh tế sát hợp, không viển vông, xa vời để đối tượng có thể tiếp thu và thực hiện có hiệu quả. Đây quả thực là những người có tâm, có trí, có tình đối với người còn đói nghèo. Cán bộ, công chức nhà nước không được vụ lợi, làm giàu bằng chương trình xóa đói, giảm nghèo.

+ Đối với những vùng khó khăn, chủ yếu là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít người, cần có chính sách giáo dục, đào tạo phù hợp, có sự ưu tiên thỏa đáng đối với người học cả về chương trình, giáo trình, giáo viên, tuyển chọn, thi cử, học bổng, học phí, tổ chức nơi ăn học để người học có điều kiện học tập, trở thành những cán bộ kỹ thuật và quản lý các cấp, trước hết là cấp cơ sở, góp phần xóa đói, giảm nghèo chính ở quê hương họ.

Về phân bổ nguồn vốn ngân sách bổ sung cho Quỹ giải quyết việc làm địa phương hàng năm: phân bổ vốn vào đầu năm kế hoạch và tăng mức vốn cấp bổ sung từ 15 – 20 tỷ đồng mỗi năm.

trên địa bàn: thống nhất một đầu mối tổ chức vận động quỹ, nên giao cho Ban vận động Quỹ vì người nghèo (Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Tỉnh) thực hiện. Hàng năm, trên cơ sở nguồn vận động được, sẽ có kế hoạch phân bổ cụ thể cho quỹ Vì người nghèo và quỹ Hỗ trợ giảm nghèo (ở 3 cấp) theo nhu cầu sử dụng hợp lý được cấp trên phê duyệt.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh chịu trách nhiệm quản lý, thực hiện giải ngân hộ nghèo, thu hồi nợ, xử lý nợ theo quy định để tập trung nguồn vốn dễ kiểm tra, kiểm soát. Do hiện nay, các hướng dẫn cho vay hộ nghèo từ nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội có hình thức, nội dung tương tự Quỹ Xóa đói giảm nghèo của Tỉnh, Thường trực Ban chỉ đạo Quỹ Hỗ trợ giảm nghèo các cấp làm nhiệm vụ chủ trì phối hợp cùng các phòng Giao dịch ngân hàng thẩm định, xét duyệt cho vay vốn hộ nghèo và kiểm tra theo dõi việc thực hiện, đánh giá hiệu quả của hộ nghèo.

Tiểu kết chương 3

Sau hơn 20 năm đổi mới, nền kinh tế nước ta phát triển với tốc độ tương đối nhanh và đạt được thành tựu to lớn. Với chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, sự giúp đỡ của cộng đồng quốc tế, sự nỗ lực của nhân dân, nước ta hiện đang dẫn đầu thế giới về xóa đói, giảm nghèo, là một trong những nước giảm nghèo thành công, nhất là trong vòng 10 năm gần đây.

Công cuộc xóa đói, giảm nghèo ở nước ta hiện nay đang có những cơ hội thuận lợi cho việc thực hiện những mục tiêu mới đặt ra, nhưng bên cạnh đó, công cuộc XĐGN nước ta cũng phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức. Để hướng tới giảm nghèo toàn diện, khách quan, công bằng và hội nhập hơn, đòi hỏi trách nhiệm của Đảng, Nhà nước, các tổ chức chính trị - xã hội và nghĩa vụ, bổn phận của chính người dân.

Ý chí tự vươn lên của người nghèo là điều kiện cơ bản để XĐGN bền vững. Bên cạnh đó là những giải pháp đồng bộ, quyết liệt và phù hợp với từng thời điểm phát triển của thành phố để chương trình XĐGN thực sự mang lại hiệu quả thiết thực, bền vững.

KẾT LUẬN

XĐGN là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này vừa thể hiện định hướng phát triển đất nước, vừa thể hiện ý chí và nguyện vọng của cả dân tộc Việt Nam được cụ thể hóa từ Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VII đã xác định: “cùng với quá trình đổi mới, tăng trưởng

kinh tế, phải tiến hành công tác xóa đói giảm nghèo, thực hiện công bằng xã hội, tránh sự phân hóa giàu nghèo vượt quá giới hạn cho phép”.

Thực hiện chủ trương trên, từ những năm đầu của thập kỷ 90, tỉnh Sông bé trước đây đã có nhiều quan tâm thực hiện công cuộc xóa đói giảm nghèo nhằm làm cho cuộc sống của những người nghèo bớt khổ hơn. Sau đó là vào năm 1998 công cuộc đó được đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Bình Phước tiếp tục thực hiện và sau hơn 12 năm thực hiện, Bình Phước đã thu được nhiều kết quả hết sức khích lệ. Mục tiêu xóa hộ đói đã được Bình Phước thực hiện vào năm 1998, sau một năm tái lập. Đây không những là kết quả đáng khích lệ mà nó còn là tình cảm, tình đồng chí đối với nhân dân vùng kháng chiến cũ. Thành tựu xóa đói giảm nghèo của Tỉnh Sông bé (cũ) và Bình phước ngày nay đã mang nhiều ý nghĩa to lớn: giúp cho người nghèo vượt qua cảnh khốn cùng, làm thay đổi số phận nghèo tưởng chừng như không thể vượt qua của nhiều gia đình; góp phần hạn chế phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trường.

Được sự hưởng ứng nhiệt tình của đồng bào các giới trong nước, trong tỉnh, người Việt Nam định cư ở nước ngoài và bạn bè quốc tế, Xóa đói giảm nghèo đã trở thành phong trào quần chúng rộng rãi, khơi dậy truyền thống “lá lành đùm lá rách” trong hoạn nạn, khó khăn; tạo được mối quan hệ máu thịt giữa Đảng với dân, hiểu dân, chăm lo đời sống của dân, nên được dân mến, dân tin… Nghị quyết đại hội đảng bộ các lần thứ VI, VII và đại hội VIII của

tỉnh đảng bộ đã ghi nhận: nhiều phong trào của tỉnh đã đạt được kết quả rất đáng tự hào như XĐGN, xây dựng nhà tình nghĩa, nhà tình thương, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo, quỹ an sinh xã hội đã đem lại những kết quả tích cực về chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Phước và đã góp phần vào công cuộc xóa đói giảm nghèo cùng cả nước và vì người nghèo cả nước”.

Mặc dù đạt được những thành tựu to lớn như trên, nhưng kết quả XĐGN vẫn còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ thiếu bền vững, số hộ cận nghèo, số hộ tái nghèo và số hộ nghèo mới phát sinh còn chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Những năm sắp tới, chương trình XĐGN của tỉnh sẽ còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Mặt trái của nền kinh tế thị trường dễ dẫn tới phân hóa giàu nghèo; Một số người làm ăn bị thua lỗ, phá sản trở thành người nghèo; Trong quá trình phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu và đô thị hóa, việc thu hồi, giải tỏa, di dời không tránh khỏi ảnh hưởng tới việc mưu sinh của người nghèo; Thiên tai, bệnh tật có thể ập đến bất ngờ làm tăng thêm nguy cơ rủi ro trong cuộc sống của người nghèo; Cá biệt có người chây lười lao động dẫn tới sa vào các tệ nạn xã hội mà nghèo túng. Ngoài ra, chuẩn nghèo thế giới sẽ không dừng lại 2 USD/người/ngày như hiện nay, khi ấy chuẩn nghèo 12.000.000 đồng/người/năm không còn được coi là đã tiếp cận với chuẩn nghèo của thế giới.

Vấn nạn đói nghèo là điều bức xúc của nhân loại, không chỉ ở những nước nghèo, kém phát triển mà cả ở những quốc gia phát triển, có nền công nghiệp tiên tiến và cuộc sống hiện đại. Thực chất đây là một cuộc chiến chống đói nghèo trên bình diện toàn cầu và đã trở thành một trong những nội dung của Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Liên hiệp quốc. Nhưng với truyền thống năng động, sáng tạo, nhận dân cùng đảng bộ và chính quyền Bình Phước nhất định sẽ vượt qua khó khăn, thách thức ở phía trước, thực hiện

thắng lợi mục tiêu XĐGN bền vững đã đề ra, tiếp tục mang lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc cho người nghèo trong tỉnh.

Luận văn này đã đi sâu phân tích và đánh giá những thành tựu trong công cuộc XĐGN mà tỉnh Bình Phước đã đạt được từ năm 1998 đến nay, đồng thời cũng nêu bật những thách thức trong giai đoạn 2011 – 2015. Qua đó, tác giả đưa ra các giải pháp nhằm góp phần XĐGN bền vững tại tỉnh Bình Phước.

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 103)