Tình hình đói nghèo của Bình Phước trong những năm qua

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 47)

Tỉnh Bình Phước là tỉnh nằm trong khu kinh tế trọng điểm của phía nam. Là một tỉnh biên giới và có nhiều dân tộc ít người (chiếm tỉ lệ hơn 20% dân số) nên mức thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình so với cả nước (Tương đương 1.028 USD). Năm 2010, Bình Phước lọt top 10 dẫn đầu cả nước về tăng trưởng kinh tế (13,2%). Nhưng bên cạnh đó, vẫn còn nhiều người rất nghèo, thậm chí thiếu đói giáp hạt, cơm không đủ ăn (thường đứt bữa), áo không đủ mặc, con cái thường thất học, ốm đau không có tiền chữa trị, thiếu đất sản xuất, nhà ở không đủ che mưa che nắng…

Do mới được tái lập từ 01/01/1997, nên công tác xóa đói giảm nghèo của Tỉnh được bắt đầu một cách có hệ thống có chậm hơn một số tỉnh trong vùng miền đông nam bộ. Công tác này được triển khai thực hiện bắt đầu từ năm 1998.

Sau hơn 12 năm thực hiện, chương trình mục tiêu quốc gia về xóa đói giảm nghèo ở tỉnh Bình Phước có thể chia làm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1998 – 2005

Bảng 2.1: Chuẩn nghèo tại Tỉnh Bình phước qua các giai đoạn

Giai đoạn Chuẩn nghèo (tính bình quân đầu người/năm)

Thành thị Nông thôn

1998 – 2000

Hộ có thu nhập từ dưới 25kg gạo (tương đương 90 nghìn đồng/người/tháng).

Hộ có thu nhập từ dưới 20kg gạo (tương đương 55 nghìn đồng/người/tháng); 2000 – 2005 Dưới 1.800.000 đồng Dưới 960.000 đồng

2005 – 2010 Dưới 3.120.000 đồng Dưới 2.400.000 đồng Chuẩn của tỉnh 2010 Dưới 4.680.000 đồng Dưới 3.600.000 đồng

Bảng 2.2: Tổng hợp hộ nghèo của tỉnh giai đoạn 2001 – 2005 Năm Số hộ đầu năm Số hộ tăng đầu năm Tổng số hộ đầu năm Tỷ lệ % đầu năm Tổng số hộ giảm trong năm Tổng số hộ phát sinh trong năm Tổng số hộ cuối năm Tỷ lệ % 2001 14.369 958 15.327 10,15 1.606 13.721 9,09 2002 13.721 0 13.721 9,09 3.076 10.645 7 2003 10.645 3.288 13.933 9,23 995 12.938 8,56 2004 12.938 0 12.938 8,56 3.940 236 8.998 5,96 2005 8.998 0 8.998 5,96 2.958 6.040 4 TỔNG 4.246 12.537 236

Nguồn: Ban chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo tỉnh Bình Phước năm 2010

Giai đoạn 2006 - 2010

+ Kết quả điều tra hộ nghèo đầu giai đoạn 2006 - 2010 theo chuẩn nghèo quy định tại Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, toàn tỉnh có 19.206 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 11,2% trên tổng số hộ dân. Trong đó:

· Hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số có 7.665 hộ, chiếm 39,91% trên tổng số hộ nghèo.

· Vùng nông thôn có tỷ lệ hộ nghèo là 12,2% và thành thị có tỷ lệ hộ nghèo 5,31%.

· Số hộ nghèo nhà ở dột nát, tạm bợ hoặc không có nhà ở là 9.029 hộ chiếm 47% trên tổng số hộ nghèo.

+ Kết quả giảm nghèo theo chuẩn Trung ương quy định tại Quyết định 170/2005/QĐ-TTg ngày 08 tháng 7 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ, cụ thể:

· Khu vực nông thôn: Hộ có thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo;

· Khu vực thành thị: Hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống là hộ nghèo.

· Với chuẩn nghèo trên, sau 04 năm thực hiện (2006 - 2009) Chương trình đã đưa tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh từ 11,2% (19.206 hộ) xuống còn 4,92% (10.348 hộ) vào cuối năm 2009, vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra.

+ Kết quả giảm nghèo năm 2010, áp dụng nâng chuẩn nghèo của tỉnh: Với chỉ tiêu kế hoạch đã vượt như trên cộng vào tình hình giá cả thị trường với mức chuẩn nghèo không còn phù hợp, UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ra Nghị quyết số 07/2009/NQ - HĐND ngày 31 tháng 7 năm 2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh quy định nâng chuẩn nghèo của tỉnh lên như sau:

· Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình khu vực nông thôn từ 300.000 đồng/người/tháng trở xuống, tức 3.600.000 đồng/người/năm được công nhận là hộ nghèo;

· Thu nhập bình quân đầu người của hộ gia đình khu vực thành thị từ 390.000 đồng/người/tháng trở xuống, tức 4.680.000 đồng/người/năm được công nhận là hộ nghèo.

Đầu năm 2010, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổ chức rà soát số hộ nghèo theo chuẩn mới, kết quả toàn tỉnh có 17.225 hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 7,81% trên tổng số hộ dân (220.540 hộ dân). Chỉ tiêu giảm nghèo năm 2010 là 1,3% tương đương 2.615 hộ nghèo, do việc triển khai kịp thời và bằng những giải pháp, chính sách thiết thực nên đã giảm được 1,59% vượt chỉ tiêu đề ra 0,29%.

+ Sự ảnh hưởng của nghèo đói đối với sự phát triển của địa phương Qua 05 năm thực hiện Đề án Xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2006 - 2010 tỉnh Bình Phước đã thu được nhiều kết quả đáng khích lệ. Đẩy nhanh tỷ

lệ giảm nghèo, vượt mục tiêu mà Đề án đề ra, từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Kết quả trên thể hiện định hướng chương trình giảm nghèo là đúng đắn, phù hợp, sự nỗ lực cố gắng của các ngành các cấp trong công tác giảm nghèo là rất lớn, sự chung tay góp sức, đồng tình hỗ trợ của toàn dân đã góp phần làm chuyển biến trong nhận thức, tạo động lực tự vươn lên thoát nghèo của chính người nghèo.

Kết quả Chương trình đã góp phần ổn định xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của cả thời kỳ là 13%) và phát triển bền vững, và đặc biệt giúp tỉnh vượt qua được khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 - 2009 với việc đảm bảo an sinh xã hội. Do đặc thù của tỉnh, hiệu quả của công tác XĐGN càng cao thì số hộ DTTS, người dân ở vùng sâu, xa càng có cuộc sống tốt hơn. Đây là một bài toán không chỉ là kinh tế mà nó còn là hiệu quả về mặt xã hội, về an ninh biên giới quốc gia với Cam–pu–chia.

Kết quả tổng điều tra hộ nghèo cuối năm 2010, toàn tỉnh có 20.498 hộ nghèo chiếm 9,29 % trên tổng số hộ dân.

Nguyên nhân nghèo được thống kê chủ yếu tập trung vào các nguyên nhân cụ thể như:

· Thiếu vốn sản xuất (chiếm 60,63% trên tổng số hộ nghèo). · Thiếu đất canh tác (56,95%),

· Thiếu lao động (8,32%)…

Nguyện vọng của hộ nghèo chủ yếu là được vay vốn ưu đãi (chiếm 64,34% trên tổng số hộ nghèo), hỗ trợ đất sản xuất (55,68%), giới thiệu việc làm (7,62%)…

Người nghèo có xu hướng tập trung rõ rệt vào nhóm đối tượng như đồng bào dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc bản địa S’tiêng (toàn tỉnh có 8.519 hộ nghèo là dân tộc thiểu số (DTTS) chiếm 41,56% trên tổng số hộ

nghèo), người mới di cư đến địa bàn, đối tượng bảo trợ xã hội (người già neo đơn, người tàn tật trẻ mồ côi, phụ nữ đơn thân nuôi con nhỏ…). Đồng thời, những địa bàn như vùng nông thôn, vùng khó khăn, biên giới và miền núi có tỷ lệ hộ nghèo cao hơn hẳn những vùng khác. Với đặc trưng hộ nghèo tập trung vào nhóm hộ dân đặc thù và địa bàn đặc thù trên sẽ làm cho nỗ lực tiếp tục giảm nghèo khó khăn hơn những giai đoạn trước.

Ngoài những nguyên nhân chung của tình trạng đói nghèo, còn có những nguyên nhân khác tác động đến tình trạng đói nghèo tại Tỉnh Bình Phước.

Quá trình phát triển kinh tế và xã hội mạnh mẽ đã thu hút một làn sóng người di cư từ các tỉnh phía bắc đến. Vì vậy, dân số tăng trưởng với tốc độ hết sức nhanh chóng, đến mức chính quyền địa phương cho rằng họ khó có thể đưa ra một con số thống kê chính xác về số lượng những người chưa/ không có hộ khẩu thường trú. Từ đó, việc lập quy hoạch, giải tỏa, di dời, tái định cư và tăng dân số cơ học của tỉnh chứa đựng nhiều bất trắc đối với người nghèo ở nông thôn.

Chính quyền tỉnh, huyện chưa có đủ các chính sách, giải pháp khuyến khích sản xuất, chăm lo đời sống cho người nghèo; chưa huy động tốt sức mạnh của cộng đồng xã hội và thiếu sự phối hợp đồng bộ giữa các cấp, các ngành để trợ giúp cho người nghèo và vùng nghèo.

Các nguyên nhân chủ quan do bản thân người nghèo: thiếu điều kiện để làm ăn sinh sống, bao gồm thiếu vốn hoặc không đủ vốn; thiếu kiến thức, kinh nghiệm làm ăn (Đặc biệt là trong đồng bào DTTS); thiếu ruộng đất canh tác; việc làm không ổn định và không có việc làm; thiếu công cụ, phương tiện làm ăn.

Ngoài ra, hộ nghèo thường gặp những bất trắc, rủi ro trong cuộc sống như ốm đau, bệnh tật, hỏa hoạn, tai nạn… nhất là dân di cư, do họ thường

sống ở vùng sâu, xa, thiếu nghiêm trọng về các điều kiện y tế. Có hộ không có khả năng chi cho việc chữa bệnh.... trình độ văn hóa thấp, đông con và kể cả những trường hợp chây lười lao động, thậm chí mắc phải các tệ nạn xã hội như rượu chè, cờ bạc, trộm cắp.

Ngoài những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nghèo tương tự giữa tất cả các nhóm dân cư của tỉnh, có một số nhóm có thêm vài nguyên nhân đặc biệt khác cũng làm cho cuộc sống của họ nghèo đi, ví dụ như người dân tộc thiểu số (Stiêng, mơ nông, mạ ...) phải chi phí cho việc thách cưới hỏi, trả của theo phong tục tập quán lâu đời, dẫn đến thường thì không còn vốn để tái đầu tư, phần do nợ nần ...

Riêng đối với nhóm dân di cư, còn có các yếu tố khác nữa khiến cho cuộc sống của họ không khá lên dù họ đã cố gắng làm việc và tiêu xài tằn tiện. Các nguyên nhân đó bao gồm:

· Trả tiền chữa bệnh rất cao do ở rất xa các cơ sở y tế của nhà nước... và thường xuyên bị bệnh.

· Đóng các loại tiền phí không chính thức, phạt do không có giấy chứng nhận tạm trú tạm vắng hợp lệ (người nhập cư buộc phải trở về quê của họ để lấy giấy gia hạn 6 tháng một lần và trình cho công an địa phương).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w