Xây dựng và điều chỉnh chính sách phát triển của Tỉnh

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 86)

Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của cả giai đoạn 2011 – 2015 là 13%. Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội trong từng bước đi cụ thể. Các quan điểm chính sách sau đây cần được cụ thể hóa trong việc lập quy hoạch, kế hoạch phát triển:

Phát triển kinh tế đi đôi với giảm nghèo bền vững và căn cơ

+ Tỉnh tập trung phát triển các ngành kinh tế chủ lực để đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao. Các sở - ban - ngành chức năng, các huyện, thị, các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tăng trưởng khá hơn cần có trách nhiệm tham gia tích cực vào các chương trình, dự án giảm nghèo; chia sẻ, hỗ trợ cho các huyện, xã nghèo.

+ Tổ chức phối hợp lồng ghép có hiệu quả chương trình giảm nghèo, với các chương trình kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và từng địa phương, như chương trình đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đào tạo kỹ năng, tay nghề người lao động; chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi có hiệu quả kinh tế cao; chương trình nước sạch, vệ sinh môi trường, chương trình chỉnh trang, nâng cấp đô thị; chương trình phổ cập giáo dục; chăm sóc sức khỏe và các chương trình an sinh xã hội, từ thiện khác… ; chú ý tính đến các giải pháp và khả năng ưu tiên hỗ trợ cho người nghèo, hộ nghèo.

+ Tập trung giải quyết có hiệu quả các vấn đề kinh tế - xã hội bức xúc trong quá trình phát triển, như: thu hồi đất …; tạo việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp ở đô thị và thiếu việc làm ở nông thôn. Đẩy mạnh việc xây dựng các mô hình giảm nghèo có hiệu quả theo hướng phát triển kinh tế hợp tác xã, khuyến khích hình thành và phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa, nhằm tập

trung đầu tư, nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và đảm bảo tích lũy cho người nghèo, hộ nghèo; từng bước cải thiện và nâng dần mức sống và chất lượng cuộc sống, giảm dần khoảng cách giữa đô thị và nông thôn, giữa các vùng, giữa người giàu và người nghèo.

Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi để người nghèo, hộ nghèo, các xã nghèo tiếp cận được các dịch vụ sản xuất, dịch vụ xã hội cơ bản

+ Tạo cơ hội để người nghèo, hộ nghèo tổ chức sản xuất làm ăn, đi đôi với phát triển kinh tế tự vượt nghèo, tăng hộ khá; khuyến khích hộ làm giàu chính đáng thông qua các chính sách, biện pháp hỗ trợ về cho vay ưu đãi và tín dụng nhỏ gắn với hướng dẫn khuyến nông - lâm - ngư, phát triển ngành nghề, đào tạo nghề theo hướng điểu chỉnh chọn lọc các ngành nghề có hiệu quả, phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng khu vực (đô thị, nông thôn ) và theo quy mô, điều kiện, khả năng của từng hộ. Tổ chức tư vấn, nâng cao kiến thức kỹ thuật, kinh nghiệm sản xuất, chuyển giao công nghệ, kỹ thuật, nhằm chuyển đổi cơ cấu ngành nghề, nhất là cơ cấu cây trồng, vật nuôi, cơ cấu lao động, thay đổi các tập quán, thói quen của người nghèo, hộ nghèo, DTTS; trong cách sản xuất làm ăn và sinh hoạt gia đình, quan hệ xã hội. Tăng cường sự tham gia của người nghèo, hộ nghèo vào việc hoạch định, xây dựng kế hoạch, dự án phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương, cơ sở.

+ Phát triển các dịch vụ xã hội cơ bản, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của người nghèo, hộ nghèo thông qua thực hiện các chính sách ưu đãi xã hội về bảo hiểm y tế, giáo dục, nhà ở, đất ở, đất sản xuất, nước sạch, vệ sinh môi trường, nâng cao trình độ dân trí, nhất là đối với lực lượng thanh niên nghèo…; xem đây là chìa khóa để thực hiện giảm nghèo bền vững, lâu dài.

+ Tiếp tục thực hiện cuộc vận động đăng ký xây dựng gia đình văn hóa trong các hộ nghèo, gắn với Chương trình mục tiêu “5 giảm” và phòng, chống các tệ nạn xã hội; từng bước nâng cao mức hưởng thụ văn hóa cho người

nghèo, hộ nghèo, nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, vùng DTTS.

Huy động, bố trí nguồn lực tập trung đầu tư cho địa bàn trọng điểm và các hoạt động ưu tiên

+ Tập trung nguồn lực vào các mục tiêu dự án ưu tiên đẩy nhanh tốc độ và quy mô giảm nghèo, tăng hộ khá; các chương trình làm chuyển biến rõ tình trạng nghèo ở các xã, thị trấn, nhất là các xã nghèo. Tiếp tục đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng ở các nơi này, bảo đảm điều kiện phát triển kinh tế, ổn định đời sống của nhân dân, cải thiện điều kiện và chất lượng cuộc sống cho hộ nghèo.

+ Xã hội hóa việc huy động các nguồn lực đầu tư cho mục tiêu giảm nghèo - tăng hộ khá; tạo thành phong trào sâu rộng thu hút và động viên sự tham gia ủng hộ của các tầng lớp dân cư, các ngành, các cấp, các tổ chức đoàn

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về việc thực hiện đề án quốc gia xóa đói giảm nghèo ở tỉnh bình phước (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(115 trang)
w