Tồn tại trong việc đảm bảo quyền nói lời sau cùng trước khi nghị án của

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 77)

của bị cáo là người chưa thành niên:

Pháp luật tố tụng hình sự đã ghi nhận riêng cho bị cáo quyền được nói lời sau cùng trước khi nghị án. Bị cáo thể hiện được thái độ, quan điểm, nguyện vọng

của mình đối với quá trình giải quyết vụ án. Khi thực hiện quyền này, bị cáo được

xem như có “thêm cơ hội” để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bị cáo

trình bày lý lẽ bào chữa, lưu ý với HĐXX về tình tiết nào đó của vụ án, trình bày

thêm tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án, để quá trình giải quyết vụ án

được khách quan, chính xác, ra bản án đúng pháp luật và có căn cứ. Thực tiễn cho

thấy, HĐXX đã tôn trọng và đảm bảo cho bị cáo là NCTN nói riêng thực hiện tốt

quyền nói lời sau cùng mà pháp luật ghi nhận cho mình. Bên cạnh đó, vẫn còn một

số trường hợp HĐXX vi phạm quyền được nói lời sau cùng của bị cáo là NCTN.

Bên cạnh nguyên nhân do kỹ năng nghiệp vụ về pháp luật chưa cao, trách nhiệm, ý

thức tuân thủ pháp luật chưa được thực hiện đầy đủ của HĐXX, còn nổi bật lên vấn đề đó là “thái độ, tác phong khi làm việc” của Hội thẩm nhân dân.

Về kỹ năng nghiệp vụ, ý thức tuân thủ pháp luật của HĐXX: HĐXX có trách

nhiệm tuân thủ các quy định của pháp luật tố tụng hình sự để bảo đảm cho bị cáo

thực hiện tốt quyền nói lời sau cùng: không được đặt câu hỏi, không được hạn chế

thời gian, có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm không liên

quan tới vụ án khi bị cáo thực hiện quyền này, và đảm bảo cho việc giải quyết vụ án

được khách quan, chính xác, công bằng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị

cáo: khi bị cáo trình bày thêm các tình tiết mới có ý nghĩa quan trọng đối với vụ án

thì HĐXX trở lại việc xét hỏi để “mổ xẻ”, làm rõ các tình tiết của vụ án, tìm ra sự

thật của vụ án. Nhưng, thực tế trong một số trường hợp thì HĐXX vẫn chưa tuân

thủ các quy định của pháp luật đó vi phạm quyền nói lời sau cùng của bị cáo. Như

trong vụ án của bị cáo Trần Ngọc An (học sinh trường Nguyễn Đình Chiểu, Tỉnh

Bình Dương) bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội “trộm cắp tài sản” là 2 chiếc điện thoại của bạn cùng lớp theo khoản 1 Điều 138 BLHS năm 1999. Trước khi bị

cáo thực hiện quyền được nói lời sau cùng thì Chủ tọa phiên tòa đã nói “bị cáo có 5 phút để nói lời sau cùng, bị cáo không được nói những gì không liên quan tới vụ án

để tránh mất thời gian”48. Trong vụ án này, Chủ tọa phiên tòa đã vi phạm Điều 220

BLTTHS về thời gian được nói lời sau cùng của bị cáo An. Pháp luật tố tụng hình

sự quy định HĐXX có quyền yêu cầu bị cáo không được trình bày những điểm

không liên quan tới vụ án chứ không được hạn chế thời gian nói lời sau cùng của bị

cáo. Vi phạm của Chủ tọa phiên tòa có thể làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp

pháp của bị cáo An: bị cáo không có điều kiện trình bày hết thái độ, quan điểm,

nguyện vọng của mình đối với việc giải quyết vụ án, khi muốn trình bày thêm tình tiết mới quan trọng nào đó thì lại hết thời gian, do đó, có thể làm cho quá trình giải

quyết vụ án không còn khách, chính xác, truy cứu trách nhiệm hình sự không đúng

với hành vi phạm tội. Do bị quy định thời gian nên có thể bị cáo bị áp lực về thời

gian do đó, bị cáo không biết phải trình bày quan điểm nào trước, quan điểm nào

sao, quan điểm nào liên quan hay không liên quan tới vụ án, khi muốn trình bày thì lại hết thời gian. Như vậy, quyền được nói lời sau cùng của bị cáo An không được đảm bảo, làm ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của bị cáo, đến quá trình giải

quyết vụ án, ảnh hưởng đến lòng tin của bị cáo, của người dân đối với cơ quan, người tiến hành tố tụng.

Về “thái độ, tác phong khi làm việc” của Hội thẩm nhân dân: Hội thẩm

nhân dân tham gia phiên tòa là người thuộc các nghành nghề khác nhau, có sự hiểu

biết về kiến thức pháp luật để bảo đảm tính dân chủ, mang suy nghĩ, nguyện vọng

của nhân dân tới chốn pháp đình. Trong vụ án xét xử người chưa thành niên thì có một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, họ

vừa là người quản lý, giáo dục, vừa là những nhà tâm lý, sư phạm nên họ có sự hiểu

biết nhất định về tâm lý của người chưa thành niên trong lứa tuổi này, họ là những người thường xuyên tiếp xúc với bị cáo nên họ có thể biết được phần nào tính cách,

nhân cách của bị cáo. Họ tham gia tố tụng với tư cách là Hội thẩm nhân dân sẽ giúp

cho quá trình giải quyết được nhanh chóng, khách quan, đảm bảo sự công bằng, dân

chủ. Nhưng thực tế có những trường hợp Hội thẩm nhân dân có trình độ hiểu biết

pháp luật, nhất là pháp luật tố tụng vẫn còn thấp. Điều đáng nói hơn chính là thái

độ, cách cư xử, trách nhiệm cũng như tác phong khi làm việc của Hội thẩm. Họ

tham gia phiên tòa cho “đủ lệ, ngồi vào ghế cho có người” chứ không hiểu hết ý

nghĩa vị trí, vai trò khi tham gia phiên tòa. Chính thái độ thờ ơ, bàng quan, dửng dưng, dường như “không quan tâm” của họ trong lúc bị cáo thực hiện quyền nói lời sau cùng đã gián tiếp làm hạn chế việc thực hiện quyền này của bị cáo. Ví dụ:

Trong vụ án của bị cáo Đinh Thanh Trường (học sinh lớp 12, Trường trung học phổ

48

Báo công an tỉnh Bình Dương, hạn chế lời nói sau cùng của bị cáo,

thông Trần Văn Ơn, tỉnh Lâm Đồng) phạm tội “hiếp dâm” theo khoản 1 Điều 111 BLTTHS năm 2003. Hội thẩm nhân dân tham gia trong vụ án của bị cáo Trường là Thầy Lê Văn Nhân (là giáo viên giảng dạy môn Giáo Dục Công Dân cũng là giáo

viên chủ nhiệm của bị cáo Trường). Trong lúc bị cáo Trường thực hiện quyền nói

lời sau cùng mà pháp luật quy định cho mình thì Hội thẩm Nhân đã chống tay lên

bàn xét xử, gương mặt mệt mỏi, thỉnh thoảng đưa hai tay lên “vuốt mặt” như chống

lại cơn buồn ngủ, rồi lấy điện thoại ra xem. Khi đó, bị cáo Trường chỉ nói được mấy

câu “bị cáo xin lỗi. Bị cáo không dám làm như vậy nữa. Bị cáo muốn…” rồi bị cáo

nhìn lên Hội thẩm Nhân, bị cáo im lặng, cuối mặt xuống một hồi lâu. Sau đó bị cáo

nói tiếp “bị cáo không còn gì để nói”49. Trong những người có thẩm quyền ngồi trên

hành ghế HĐXX, Hội thẩm Nhân là người duy nhất bị cáo Trường thấy thân thuộc,

gần gủi, là người hiểu tâm ý, tính cách của bị cáo, tạo cho bị cáo sự ổn định về mặt

tâm lý, giảm bớt sự sợ hải, căng thẳng, tin tưởng và mong muốn ở Hội thẩm sự

quan tâm, chú ý, lắng nghe những nguyện vọng, những gì mà bị cáo sẽ trình bày.

Nhưng với thái độ và hành động của Hội thẩm Nhân như vậy, có thể tạo cho bị cáo

tâm lý như họ bị “bỏ mặt”, không còn được quan tâm, chú ý nữa nên có thể bị cáo

có suy nghĩ lệch lạc “Thầy là người duy nhất thân thuộc, gần gủi với mình, nhưng

lại không quan tâm, không lắng nghe nguyện vọng của mình nên không cần thực

hiện quyền nói sau cùng”. Thái độ thờ ơ, dửng dưng, không quan tâm của Hội thẩm Nhân đã làm mất lòng tin đối với bị cáo, làm ảnh hưởng đến việc thực hiện quyền tố

tụng của bị cáo. Một trường hợp khác, bị cáo cũng không thực hiện được đầy đủ

quyền nói lời sau cùng của mình cũng vì nguyên nhân Hội thẩm không “kiềm chế” được thái độ của mình. Cụ thể trong vụ án sau: Tòa án nhân dân huyện Hòa Đức,

tỉnh Ninh Thuận đưa vụ án ra xét xử đối với bị cáo Trần Thị Ngọc Hà (học sinh trường trung học phổ thông Hòa Đức, tỉnh Ninh Thuận) về tội “cố ý gây thương

tích”. Vụ án được xét xử đến trưa, mọi người đều mệt mỏi, căng thẳng, không khí

phiên tòa tràn ngập sự căng thẳng. Trong lúc bị cáo Hà nói lời sau cùng thì một

thẩm phán đứng dậy và quát to “bị cáo im ngay, bị cáo nói những gì liên quan tới vụ

án hay tình tiết mới nào khác về vụ án, nãy giờ bị cáo cứ nói vòng vo những lời xin

lỗi, không có gì thì dừng lại đi”. Bị cáo Hà bật khóc. Sau đó, bị cáo dừng lại và vụ

án chuyển sang phần nghị án50. Bị cáo Hà là người chưa thành niên, chưa có sự

vững vàng về mặt tâm lý nên khi tham gia phiên tòa dễ bị kích động, căng thẳng, lo

49

Việt báo, Hội thẩm nhân dân chuyện không thể cười, http://vietbao.vn/An-ninh-Phap-luat/Hoi-tham-nhan- dan-Chuyen-khong-the-cuoi/30074339/218/, [truy cập ngày 04/4/2012].

50

Tòa án nhân dân Ninh Thuận, bàn về thái độ của vị thẩm phán,

www.toaanninhthuan.gov.vn/index.php?language=vi&nv-thai-d0-tham-phan/2008/05/23/507, [truy cập ngày 04/4/2012].

sợ, hoang mang về tinh thần. Mặt khác, quyền nói lời sau cùng là quyền dành riêng

cho bị cáo Hà – chỉ bị cáo Hà được thực hiện quyền này, không ai có thể thay thế bị

cáo thực hiện quyền nói lời sau cùng. Vì vậy, đòi hỏi NTHTT phải tạo mọi điều

kiện cho bị cáo thực hiện quyền này. Nhưng Hội thẩm lại không kiềm chế được sự

“mệt mỏi, căng thẳng” cũng như thái độ “tức giận” của mình đã làm cho tâm lý bị

cáo càng trở nên căng thẳng, sở hãi, hoang mang. Bị cáo không thể tiếp tục thực

hiện được quyền nói lời sau cùng, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của

mình, đến niềm tin của bị cáo đối với Hội thẩm.

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)