Việc trình bài lời khai về các tình tiết của vụ án là một hình thức tham gia tố
tụng hình sự của bị can là NCTN để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án, trình bày
các căn cứ chứng minh mình vô tội, hay để giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với
hành vi phạm tội của mình, đảm bảo cho công tác điều tra được khách quan, toàn
diện, đầy đủ và chính xác, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Pháp luật đã
quy định cho bị can là NCTN được “quyền trình bày lời khai” tại điểm c khoản 2 Điều 49 BLTTHS năm 2003.
27
Vũ Đình Long, lý do chính đáng để luật sư từ chối bào chữa cho bị can, bị cáo, Báo Dân chủ và pháp luật
Trong quá trình giải quyết vụ án, việc bị can, bị cáo trình bày lời khai đóng
vai trò rất quan trọng. Bởi lời khai đúng sự thật sẽ giúp cho cơ quan THTT cũng như người THTT giải quyết vụ án một cách nhanh chóng và khách quan. Bị can là
người đã thực hiện hành vi phạm tội nên hiểu rõ quá trình diễn biến của vụ án, các
tình tiết liên quan đến vụ án, những tài liệu, đồ vật nào liên quan, những gì đã được
sử dụng trong vụ án. Những lời khai ban đầu của bị can có ý nghĩa quan trọng trong
quá trình điều tra vụ án hình sự, nếu bị can khai báo không đầy đủ, có sự che giấu
sự thật của vụ án, khai báo không đúng làm lạc hướng điều tra sẽ làm cho quá trình
điều tra thu thập chứng cứ bị kéo dài, ảnh hưởng tới tính khách quan của vụ án. Vì
vậy, pháp luật quy định cho bị can quyền được trình bày lời khai nhằm giúp cho bị
can có thể giảm nhẹ được trách nhiệm hình sự đối với hành vi phạm tội của mình;
tại điểm p khoản 1 Điều 46 BLHS năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009) quy định:
“người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải” đây là một trong những tình
tiết được giảm nhẹ trách nhiệm hình sự. Quy định này, nhằm khuyến khích cho bị
can thành khẩn khai báo, tích cực tham gia vào các hoạt động điều tra, giúp cho cơ
quan có thẩm quyền điều tra, xác minh được sự thật vụ án.
Đối với bị can là NCTN khi thực hiện quyền này, thì bắt buộc phải có người đại diện của gia đình. Cụ thể, tại khoản 2 Điều 306 BLTTHS năm 2003 đã quy
định: “trong trường hợp bị can là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi thì việc lấy
lời khai, hỏi cung phải có mặt đại diện của gia đình, trừ trường hợp đại diện gia
đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng”. Tại khoản 4 Điều 10 của Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT – VKSTC – BCA – BTP – BLĐTBXH, ngày 12 tháng 7 năm 2011 của VKSNDTC – TANDTC – BCA – BTP – BLĐTBXH hướng dẫn
thi hành một số quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đối với người tham
gia tố tụng là người chưa thành niên đã quy định: “khi hỏi cung bị can là người từ
đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi, cơ quan tiến hành tố tụng phải thông báo trước cho đại
diện của gia đình để bảo đảm sự có mặt của họ. Việc hỏi cung bị can khi không có
mặt đại diện gia đình chỉ được thực hiện trong trường hợp người đó không có gia
đình, đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính đáng hoặc họ từ chối
tham gia. Trường hợp đại diện gia đình của bị can không thể có mặt, để bảo đảm
trình tự, thủ tục tố tụng được tiến hành kịp thời theo quy định, thì việc hỏi cung bị
can vẫn được thực hiện nhưng cơ quan tiến hành tố tụng phải mời cán bộ thuộc một
trong các cơ quan Lao động – Thương binh và Xã hội, Hội phụ nữ, Đoàn thanh
niên hoặc luật sư tham gia hỏi cung”. Ngoài ra, những người quy định tại khoản 1 Điều 306 BLTTHS năm 2003, cũng có quyền tham gia vào vụ án có bị can là
NCTN: “thầy giáo, cô giáo, đại diện của trường, Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ
Chí Minh, tổ chức khác nơi bị can học tập, lao động và sinh sống có quyền và nghĩa
vụ tham gia tố tụng theo quyết định của Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án”.
Theo quy định, thì đại diện của gia đình của bị can, bị cáo (bao gồm cha, mẹ, người đỡ đầu, ông, bà, cô, chú, anh chị em ruột,…) cũng như thầy – cô giáo, đại diện của Nhà trường, Đoàn thanh niên, tổ chức khác nơi bị can, bị cáo sống và làm việc, học
tập có quyền tham gia tố tụng trong vụ án có bị can là NCTN theo quyết định của cơ quan tiến hành tố tụng. Sự tham bắt buộc của những người này khi bị can là
NCTN thiện quyền trình bày lời khai là một quy định cần thiết để đảm bảo quyền
lợi chính đáng của bị can, cũng như đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được
khách quan. Trong cuộc sống hằng ngày, thì những người trong gia đình, thầy – cô
giáo,… là những người mà bị can là NCTN thường xuyên tiếp xúc, thân quen đối
với họ, trong quá trình trình bày lời khai nếu có sự tham gia của những người này
bên cạnh bị can sẽ tạo cho họ sự thân thuộc, ổn định hơn về tâm lý, họ sẽ không bị
căng thẳng, sợ hãi, hoang mang, hoảng loạn về tinh thần,… bị can sẽ tự tin, an tâm
khi tiếp xúc với Điều tra viên, tích cực tham gia trình bày lời khai, làm sáng tỏ các
tình tiết của vụ án. Khi trình bày lời khai nếu không có người đại diện có thể dẫn
đến việc mất ổn định trong tâm lý làm ảnh đến việc trình bày lời khai của họ như:
họ trình bày không đầy đủ, không đúng, không thể trình bày được lời khai để bảo vệ
chính họ, làm ảnh hưởng đến công tác điều tra, thu thập chứng cứ của vụ án. Có thể
đưa ra vụ án “em nhận tội giết người thay anh”. Phùng Văn Chính (Giám đốc công ty thương mại Phương Nam) nợ nần mua bán ô tô với công ty TNHH đầu tư và phát
triển Hướng Dương, Nguyễn Việt Khánh nhân viên của công ty đã đến xã Nam Sơn (Sóc Sơn – Hà Nội) trinh báo hành vi của Chính. Đúng lúc đó, Chính cùng em trai cũng tới, do không thuộc thẩm quyền giải quyết vụ án nên yêu cầu hai bên về Trạm
cảnh sát Trung Giã để giải quyết. Chính không chấp hành cùng em trai phóng xe bỏ
chạy, Khánh lái xe đuổi theo. Tới xã Hồng Kỳ xe của Khánh đâm mạnh vào đuôi xe
của Chính. Chính chạy ra khỏi xe, nhào vào ô tô của Khánh, Chính đâm nhiều nhát vào người Khánh khiến Khánh tử vong ít phút sau đó. Sau đó, Nam đến công an
trình diện và nhận mình là hung thủ vì Nam chỉ mới 15 tuổi nên sẽ được giảm nhẹ.
Khi lấy lời khai, Nam luôn bị căng thẳng, sợ hãi, đưa ra những lời khai khó hiểu,
không xác thực của vụ án, Nam còn khóc yêu cầu gặp gia đình “con không biết gì
hết, chính con giết chết ông đó. Con muốn gặp bố, mẹ và anh Chính. Đừng hỏi con
nữa”, gây khó khăn cho việc lấy lời khai28. Trong vụ án này, CQĐT đã vi phạm
28
Thế Hưng, em nhận tội giết người thay anh, http://ngoisao.net/tin-tuc/hinh-su/em-nhan-toi-giet-nguoi-thay-
quyền được có người đại diện của gia đình khi lấy lời khai của bị can là NCTN theo khoản 2 Điều 306 BLTTHS. Do không có người đại diện của gia đình, Nam lại là
người chưa thành niên khi đối diện với Điều tra viên là một người có thẩm quyền tố
tụng, là người lạ chưa từng tiếp xúc với Nam nên khó tránh khỏi việc Nam có tâm lý căng thẳng, hoang mang, sợ hãi, làm ảnh hưởng đến thái độ khai báo về vụ án để
tìm ra sự thật, làm cho vụ án bị kéo dài, tính khách quan của vụ án không được đảm
bảo.
Việc người đại diện hợp pháp, người bào chữa có mặt trong việc thực hiện
quyền trình bày lời khai đối với bị can là NCTN có ý nghĩa quan trọng. Người đại
diện, người bào chữa có cơ hội trực tiếp nghe bị can trình bày về vụ án, giúp họ
nghiên cứu, tìm hiểu về các tình tiết có lợi cho bị cáo một khách quan, toàn diện, đầy đủ và chính xác để phục vụ cho việc bào chữa cho bị can, đảm bảo tính khách
quan trong việc trình bày lời khai. Vì khi họ tham gia hoạt động hỏi cung, Điều tra
viên buộc phải tiến hành các hoạt động hỏi cung, tạo điều kiện cho bị can thực hiện
quyền trình bày lời khai của mình một cách khách quan, thận trọng, đúng theo trình tự, thủ tục luật định, tránh những sai sót trong quá trình hỏi cung, dùng nhục hình, bức cung, ép cung bị can phải nhận tội, có thể dẫn đến sự hoảng loạn về tinh thần đối với bị can….dẫn đến sự vi phạm nghiêm trọng trong thủ tục tố tụng. Ngoài ra, còn giúp cho quá trình giải quyết vụ án được khách quan. Vì pháp luật quy định
trong quá trình hỏi cung của bị can nếu có sự tham gia của đại diện hợp pháp hoặc
người bào chữa thì khi hỏi cung xong thì bị can, người đại diện hợp pháp, người
bào chữa cùng ký vào biên bản hỏi cung, Điều 132 BLTTHS năm 2003 về biên bản
hỏi cung. Người đại diện hợp pháp và người bào chữa được xem như “người làm chứng” khi bị can thực hiện quyền trình bày lời khai, tránh được tình trạng khi ra
tòa họ khai khác với lời khai tại CQĐT hoặc họ cho rằng mình bị ép cung, mớm
cung, hoặc cho là họ không thành khẩn khai báo, quanh co chối tội, rồi NTHTT
buộc họ phải chứng minh CQĐT đã vi phạm quyền trình bày lời khai của họ; đây
thật sự là một thách thức để đánh đố đối họ và người bào chữa.