Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 35)

Bị can, bị cáo là NCTN là những người bị tình nghi phạm tội, bị buộc tội bởi

các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền tố tụng. Trách nhiệm hình sự của họ

bắt đầu từ khi bản án tuyên bố người bị buộc tội có tội và có hiệu lực pháp luật chứ

không phải từ thời điểm có các quyết định buộc tội của các CQTHTT. Với vị trí là

người bị tình nghi, bị buộc tội bị can, bị cáo là NCTN được đưa ra các tài liệu, đồ

vật hay các yêu cầu để chứng minh, bác bỏ sự tình nghi không có sự việc phạm tội

xảy ra, hay sự việc xảy ra không phải là tội phạm, hành vi phạm tội đó không đến

mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bác bỏ các căn cứ buộc tội của cơ quan có

thẩm quyền tố tụng. Vì vậy, BLTTHS đã quy định cho bị can, bị cáo là NCTN nói riêng quyền được đưa ra tài, liệu đồ vật, và yêu cầu, trình bày những vấn đề liên

quan tới vụ án, quyền chứng minh mình vô tội. Cụ thể, tại Điều 10 BLTTHS năm

2003 quy định: “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành

tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô

tội”. Tại khoản 2, Điều 65 BLTTHS năm 2003: “người tham gia tố tụng có thể đưa

ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề liên quan tới vụ án”. Và cụ thể hơn, tại điểm d khoản 2 Điều 49, và điểm đ khoản 2 Điều 50 BLTTHS năm 2003 quy định

cho bị can, bị cáo “có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”. Theo đó, thì bị can, bị cáo là NCTN có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu trong các giai đoạn điều

tra, truy tố, xét xử. Dù không có quy định trực tiếp là những tài liệu, đồ vật nào,

nhưng qua quy định trên có thể hiểu được rằng bị can, bị cáo là NCTN có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, các yêu cầu mà chúng có liên quan tới hành vi bị điều tra, bị

truy tố và xét xử.

Bị can, bị cáo là NCTN thực hiện quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật, yêu cầu trong các giai đoạn tố tụng là một trong những hình thức tham gia của bị can, bị cáo

để chứng minh, bác bỏ các căn cứ buộc tội của cơ quan có thẩm quyền. Là chủ thể

của tội phạm, bị can, bị cáo sở hữu một lượng thông tin tương đối lớn về vụ án. Hơn

ai hết, bị can, bị cáo biết rất rõ về toàn bộ quá trình chuẩn bị, thực hiện và che giấu

hành vi phạm tội, những mục đích, động cơ đã thúc đẩy họ phạm tội; những công

cụ, phương tiện, những phương pháp, thủ đoạn đã được sử dụng khi thực hiện hành

vi đó; những tài sản chiếm đoạt được, nơi cất giấu chúng,… Khi muốn buộc tội một người về hành vi phạm tội nào đó, thì các cơ quan có thẩm quyền phải có đủ các căn cứ buộc tội theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trong quá trình thực

hiện hoạt động điều tra, thu thập các chứng cứ liên quan tới vụ án, có thể các cơ

quan có thẩm quyền thu thập không đầy đủ, hoặc các chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó

không phải là những gì đã được sử dụng trong vụ án đang điều tra,… Vì vậy, bị can,

bị cáo là NCTN được quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật, những gì đã được sử dụng

trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội của mình, để chứng minh những tài liệu, đồ vật mà cơ quan có thẩm quyền đã thu thập là không phải của bị can, bị cáo đã sử

dụng; những tài liệu, đồ vật đó không đủ căn cứ để buộc tội bị can, bị cáo. Hay đưa các đồ vật, tài liệu để làm chứng cứ ngoại phạm, chứng minh mình không tham gia

vào vụ án, không thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ: Vụ án Nguyễn Minh Hùng là

người chưa thành niên, ở Tây Ninh. Bị cáo bị truy tố về tội “trộm cắp tài sản”. Trong các giai đoạn tố tụng, bị cáo đều đưa ra chứng cứ ngoại phạm như: ngày xảy

ra sự việc bị cáo không có mặt tại địa phương, bị cáo không sử dụng điện thoại di động mà Cơ quan điều tra đã thu được và một số chứng cứ ngoại phạm khác. Tuy

nhiên, do xem nhẹ chứng cứ yêu cầu này nên đã dẫn tới việc kết tội oan cho bị cáo

Hùng. Hậu quả là vụ án phải xét xử nhiều lần và thực hiện qua nhiều cấp xét xử.

Cuối cùng, việc thực hiện điều tra lại theo theo quyết định của Tòa án cấp phúc

thẩm đã xác định: không có đủ căn cứ kết luận bị cáo Hùng là người thực hiện tội

phạm. Kết quả, ngày 13/6/2008 Viện kiểm sát nhân dâ tỉnh Tây Ninh đã hủy bỏ

lệnh tạm giam và trả tự do cho bị cáo Hùng23. Những quy định của pháp luật tố tụng

hình sự đã bảo đảm cho bị cáo có quyền được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng

của mình thông qua quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật và yêu cầu tại điểm đ khoản

2 Điều 50 BLTTHS năm 2003. Nếu không có quyền này, thì bị cáo không thể đưa

ra các chứng cứ, tài liệu để chứng minh mình vô tội, đảm bảo việc giải quyết vụ án

được khách quan và công bằng, tránh gây oan cho người vô tội. Những sai phạm

trong tố tụng của các CQTHTT và NTHTT trong vụ án này, có thể do họ đã xem

nhẹ các chứng cứ, yêu cầu mà bị cáo Hùng đã đưa ra để bảo vệ mình trước pháp

23

Nguyễn Khắc Quang, Bất cập về thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong thực tiễn,

luật, có thể họ cho rằng các chứng cứ mà cơ quan điều tra, truy tố đã thu thập là đã

đầy đủ rồi nên không cần phải xem thêm các chứng cứ, yêu cầu khác. Do tư tưởng

chủ quan của CQTHTT và NTHTT đã dẫn sự sai phạm trong tố tụng hình sự, gây oan cho người vô tội, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích chính đáng của người bị

buộc tội; làm cho việc giải quyết vụ án kéo dài, không khách quan, chính xác, làm giảm đi niềm tin của bị cáo cũng như người dân đối với Nhà nước, các cơ quan, người có thẩm quyền tố tụng.

Ngoài ra, tạo điều kiện cho bị can, bị cáo là NCTN tham gia tích cực vào quá

trình giải quyết vụ án. Bị can, bị cáo là NCTN có điều kiện chứng minh vô tội, hay

giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Khi các chứng cứ mà cơ quan có thẩm

quyền đã đưa ra chưa đầy đủ, xác thực thì bị can, bị cáo có quyền đưa ra các yêu

cầu của mình để kiểm tra, bổ sung lại các chứng cứ buộc tội đó như: bị can, bị cáo được quyền đưa ra yêu cầu trưng cầu giám định, giám định bổ sung; yêu cầu điều

tra lại; yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, đưa thêm tài liệu, đồ vật ra xem xét;

yêu cầu hoản phiên tòa; yêu cầu được nói lời sau cùng;… Bị can, bị cáo sử dụng

quyền này, đưa ra các tài liệu, đồ vật mới ngoài những tài liệu, đồ vật mà CQTHTT

đã thu giữ được. Để bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình.

Để đảm bảo sự bình đẳng giữa bên buộc tội và bên bị buộc tội trong thực

hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng. Bên buộc tội có quyền đưa ra chứng cứ buộc tội thì

bên bị buộc tội cũng phải có quyền này để chứng minh hay bác bỏ lại những chứng

cứ buộc tội đó. Trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành tố

tụng. Để làm được việc này cơ quan tiến hành tố tụng phải áp dụng các biện pháp

theo luật định để thu thập chứng cứ chứng minh tội phạm và người phạm tội. Bị

can, bị cáo là NCTN có thể là chủ thể của hoạt động chứng minh (có quyền chứng

minh là mình vô tội) đối với các chứng cứ buộc tội mà cơ quan tố tụng đã thu thập

được. Đây là quyền của họ để họ có thể đưa ra các tài liệu, đồ vật, yêu cầu để bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tài liệu, đồ vật liên quan tới vụ án là

phương tiện chứng minh duy nhất để bị can, bị cáo là NCTN có thể sử dụng để bác

bỏ lại các chứng cứ mà cơ quan tố tụng đã đưa ra để buộc tội hành vi phạm tội của

mình. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, giúp cho quá trình giải quyết vụ

án được tiến hành một cách khách quan, chính xác, đầy đủ, đúng người, đúng tội.

Vì vậy, cần thiết phải đảm bảo quyền này đối với bị can, bị cáo là NCTN để họ bảo

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)