Quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 46)

Tranh luận tại phiên tòa là một quá trình quan trọng của phiên tòa hình sự.

Hoạt động tranh luận tại phiên tòa là việc các chủ thể của bên buộc tội và bên bào chữa và những NTGTT khác tiến hành đánh giá chính thức công khai giá trị chứng

minh của các chứng cứ về vụ án để đưa ra quan điểm, nhận định, kết luận của mình

về vụ án. Các bên thể hiện rõ quan điểm của mình là chấp nhận hay bác bỏ các

quyết trong vụ án. Trên cơ sở các ý kiến phát biểu đó, Hội đồng xét xử xem xét,

quyết định giải quyết các vấn đề của vụ án một cách đúng đắn, khách quan. Tại điểm g khoản 2 Điều 50 BLTTHS năm 2003 đã quy định cho bị cáo quyền “trình

bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa”. Và được thể hiện cụ thể tại Điều 218

BLTTHS năm 2003 “bị cáo có quyền trình bày ý kiến về luận tội của Kiểm sát viên

và đưa ra đề nghị của mình”.

Quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên tòa là một quyền rất quan trọng

của bị cáo là NCTN nhằm bảo đảm quyền bào chữa của mình. Khi tham gia tranh luận, bị cáo có quyền bình đẳng với KSV trong việc đưa ra các chứng cứ, tài liệu,

yêu cầu để đảm bảo cho việc thực hiện quyền bào chữa cho mình được tốt hơn;

nghĩa là KSV đưa ra các chứng cứ làm căn cứ buộc tội trong lời luận tội của mình

đối với bị cáo, bị cáo cũng có quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật để bác bỏ lại các căn

cứ trong lời luận tội đó của KSV. Khi tham tranh luận thì bị cáo sẽ thể hiện rõ thái

độ, khả năng của mình trong việc đưa ra các lý lẽ, quan điểm, các tài liệu, đồ vật

quan trọng để bác bỏ lại lời luận tội của KSV. Đồng thời, bị cáo có thể kiểm tra các

chứng cứ mà KSV làm căn cứ buộc tội trong lời luận tội, để bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của mình. Trong quá trình giải quyết vụ án khi có căn cứ, quan điểm, ý

kiến trái ngược nhau thì bị cáo có quyền đưa ra để tranh luận, để làm sáng tỏ các căn cứ trái ngược nhau để bảo vệ các quan điểm, bảo vệ các quyền lợi của mình,

như ngay từ thủ tục bắt đầu phiên tòa khi có những ý kiến khác nhau về việc thay đổi người tiến hành tố tụng, yêu cầu triệu tập thêm người làm chứng, đưa ra các tài

liệu khác thì cũng phải đưa ra để tranh luận; hay trong quá trình xét hỏi nếu có

những ý kiến khác nhau về các sự việc được xét hỏi thì cũng cần phải đưa ra tranh

luận để làm rõ từng vấn đề, để bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo. Pháp luật quy định quyền được trình bày ý kiến còn đảm bảo cho bị cáo là NCTN bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bị cáo, người bào chữa có quyền trình bày ý kiến của

mình về từng vấn đề trong lời luận tội của KSV và đưa ra đề nghị của mình. Bởi lẽ,

nếu họ đồng ý với vấn đề nào đó trong lời luận tội của KSV thì họ không đề cập

trong tranh luận mà họ phát biểu tập trung vào những điểm không đồng ý với luận

tội của KSV. Họ chỉ ra những điểm không hợp lý, thiếu căn cứ, vi phạm nguyên tắc

pháp luật trong luận tội của KSV theo cách nhìn của họ. Như vậy, họ có thể làm sáng tỏ các tình tiết, căn cứ, chứng cứ trong vụ án, bảo vệ quyền và lợi ích của họ.

Đối với bị cáo là NCTN khi thực hiện quyền trình bày ý kiến và tranh luận

tại phiên tòa thì bắt buộc phải có người đại diện của gia đình, người bào chữa, quy định này đã được quy định cụ thể tại khoản 3 Điều 306 BLTTHS năm 2003: “tại (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

phiên tòa xét xử bị cáo là người chưa thành niên phải có mặt đại diện của gia đình

bị cáo, trừ trường hợp đại diện gia đình cố ý vắng mặt mà không có lý do chính

đáng, đại diện của nhà trường, tổ chức”. Quy định này nhằm bảo vệ quyền lợi của

bị cáo. Bị cáo là NCTN là những người có sự hạn chế về kiến thức pháp luật, không

có kỹ năng bào chữa nên họ không biết sẽ sử dụng những điều luật nào và vận dụng chúng như thế nào vào quá trình tranh luận, những vấn đề nào trong quá trình giải

quyết vụ án vẫn chưa được làm rõ, còn mâu thuẫn, không biết được những điểm

không hợp lý, thiếu căn cứ hoặc vi phạm nguyên tắc pháp luật trong lời luận tội của

KSV để thực hiện quyền trình bày ý kiến, tranh luận để bảo vệ quyền lợi của mình. Mặt khác, có thể do sự không ổn định trong tâm lý của bị cáo là NCTN như họ sợ

hãi, căng thẳng, e ngại,… khi tham gia phiên tòa, họ không dám tham gia thực hiện

quyền trình bày ý kiến, tranh luận của mình, hay họ không hiểu rõ được nội dung

của quá trình tranh luận để làm gì, nên không tham gia vào quá trình tranh luận để

bảo vệ quyền và lợi ích của mình. Bên cạnh đó, thông thường thì lời bào chữa của người bào chữacho bị cáo sắc bén hơn lời tự bào chữa của bị cáo, bởi vì, trong lời

bào chữa của người bào chữa thể hiện rõ nét kiến thức pháp luật, kiến thức xã hội

cũng như khả năng tranh luận và hùng biện hơn trong lời tự bào chữa của bị cáo và

nó thường được thể hiện dưới dạng văn bản (bản luận cứ bào chữa), nhiệm vụ của người bào chữa trong giai đoạn này là căn cứ vào thực tế vụ án xảy ra, tài liệu,

chứng cứ đã được kiểm chứng tại phiên tòa và các quy định của pháp luật để trình

bày lời bào chữa trước Tòa nhằm loại bỏ hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho bị

cáo. Thể hiện trong việc trình bày lời bào chữa tất cả các sự việc và chứng cứ được xem xét dưới góc độ vì lợi ích của bị cáo và từ những tình tiết của vụ án, đưa ra tất

cả những gì có lợi nhất cho bị cáo trên cơ sở sự thật khách quan của vụ án, phản bác

lại sự buộc tội hoặc đề nghị giảm nhẹ tội cho bị cáo, nêu ra việc bên buộc tội không

chứng minh được luận điểm của mình, có nhiều chỗ lời buộc tội còn yếu ớt, chứng

cứ buộc tội không vững chắc, những tình tiết tăng nặng, định tội không chính xác để bảo vệ quyền và lợi ích của bị cáo.

Pháp luật quy định sự bắt buộc phải có sự tham gia của người đại diện gia

đình, người bào chữa hay nhà trường, tổ chức nơi bị cáo là NCTN sinh sống, học

tập, làm việc khi thực hiện quyền trình bày ý kiến, tranh luận của bị cáo là NCTN nhằm bảo đảm sự công bằng, dân chủ trong quá trình giải quyết vụ án. Vì tham gia

vào quá trình tranh luận có bên buộc tội là KSV là người đã thành niên, có đầy đủ

năng lực hành vi đầy đủ, là người có sự hiểu biết nhất định về pháp luật, chuyên

lực hành vi cũng như không có sự hiểu biết về pháp luật. Nếu để cho bị cáo là

NCTN và KSV tranh luận, đối đáp với nhau thì sẽ tạo nên sự không công bằng, tạo

ra sự bất lợi cho bị cáo là NCTN, không đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

bị cáo, không đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được khách quan và đúng đắn.

Ngoài những quyền tố tụng trên pháp luật tố tụng còn quy định cho bị can, bị

cáo là NCTN quyền đảm bảo cho quá trình tố tụng đúng pháp luật (Quyền đề nghị

thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch; Quyền khiếu

nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố

tụng), quyền được nhận các văn bản tố tụng.

Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người

phiên dịch: NTHTT, NGĐ, NPD là những chủ thể có vai trò rất quan trọng trong việc xác định sự thật vụ án. Sự thật vụ án chỉ được xác định một cách chính xác nếu

các chủ thể nêu trên thực hiện tốt được vai trò của mình trong mỗi giai đoạn của tố

tụng hình sự. Bởi vậy, việc thay đổi ngươì tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch để đảm bảo vụ án được điều tra xét xử một cách công khai minh

bạch, sự thật của vụ án được xác định một cách khách quan, công bằng là điều rất

cần thiết. Như vậy có thể thấy, quyền được đề nghị thay đổi NTHTT, NGĐ, NPD

của bị can, bị cáo thể hiện một sự công bằng, công khai, minh bạch trong tố tụng

hình sự. Tại điểm đ khoản 2 Điều 49 và điểm d khoản 2 Điều 50 đã quy định cho bị

can, bị cáo là NCTN quyền “đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám

định, người phiên dịch”29. Bị can, bị cáo thực hiện quyền này khi có căn cứ cho

rằng NTHTT, NGĐ, NPD rơi vào các trường hợp phải thay đổi theo Điều 42, điểm

b khoản 3 các Điều 60, Điều 61 BLTTHS. Vì pháp luật không cho phép một người

cùng một lúc vừa tiến hành giải quyết vụ án với tư cách là NTHTT, vừa tham gia tố

tụng với tư cách là người tham gia tố tụng. Vì nếu NTHTT trong vụ án đồng thời là

người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự; người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan tới vụ án; người đại diện hợp pháp, người thân thích (như cha, mẹ, ông, bà,

anh, chị, cô dì, chú bác,…) của những người đó hoặc của bị can, bị cáo là NCTN thì

29

Quá trình tố tụng hình sự được phân chia thành các giai đoạn tố tụng khác nhau. Tương ứng với các giai đoạn tố tụng đó, có những cơ quan nhất định được pháp luật quy định thực hiện những hoạt động tố tụng cụ

thể trong giai đoạn đó. Các cơ quan đó được gọi là các cơ quan tiến hành tố tụng. Trong mỗi cơ quan tiến

hành tố tụng, pháp luật quy định những người có thẩm quyền tiến hành các hành vi tố tụng trong từng giai đoạn tố tụng. Những người đó được gọi là những người tiến hành tố tụng. Theo khoản 2 Điều 33 BLTTHS năm 2003 quy định NTHTT bao gồm: “Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên; Viện trưởng, Phó Viện trưởng Viện kiểm sát, Kiểm sát viên; Chánh án, Phó Chánh án Tòa án, Thẩm phán, Hội

thẩm, Thư ký Tòa án”. Về người giám định tại, khoản 1 Điều 60 BLTTHS năm 2003 thì “người giám định là người là người có kiến thức cần thiết về lĩnh vực cần giám định được cơ quan tiến hành tố tụng trưng cầu theo quy định của pháp luật”. Khoản 1 Điều 61 BLTTHS năm 2003 đã quy định “người phiên dịch tham gia

chắc chắn họ sẽ ra các quyết định về việc giải quyết vụ án theo hướng có lợi cho

mình hoặc người thân thích cho mình. Hay người bào chữa là người tham gia tố (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

tụng để thực hiện chức năng gỡ tội cho bị can, bị cáo là NCTN, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Họ chỉ có thể đưa ra chứng cứ gỡ tội cho bị can, bị cáo chứ

không thể đưa ra các chứng cứ buộc tội đối với bị can, bị cáo. Nếu để họ tiến hành

tố tụng đương nhiên họ sẽ không khách quan, vô tư mà xem xét, giải quyết các vấn đề có lợi cho bị cáo. Người giám định, người làm chứng là người tham gia tố tụng

theo nghĩa vụ để cung cấp cho các CQTHTT những chứng cứ cần thiết. Họ không

thể vừa là người đưa ra chứng cứ, vừa là NTHTT kiểm tra tính đúng đắn, xem xét, đánh giá chứng cứ mà mình đưa ra. Cũng như có căn cứ cho rằng họ không vô tư,

khách quan khi làm nhiệm vụ.

Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm

quyền tiến hành tố tụng: Hoạt động tố tụng hình sự do các CQTHTT thực hiện để

giải quyết vấn đề trách nhiệm hình sự – truy cứu trách nhiệm hình sự người phạm

tội, minh oan cho người vô tội, bảo vệ các quyền và tự do cho công dân, bảo vệ lợi

ích hợp pháp của Nhà nước. Nhằm hướng đến mục đích đó, những người có thẩm

quyền tố tụng thực hiện những hành vi tố tụng để tìm ra sự thật của vụ án, chứng

minh có tội phạm xảy ra và truy cứu trách nhiệm hình sự đối với người thực hiện

hành vi phạm tội, đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được khách quan, đúng

đắn và công bằng. Nhưng không thể loại trừ những trường hợp có thể có sai phạm

trong các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố

tụng. Để đảm bảo sự thận trọng khi đưa ra các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng cũng như bảo đảm quyền lợi của bị

can, bị cáo, tại điểm h khoản 2 Điều 49 và điểm k khoản 2 Điều 50 BLTTHS năm

2003 đã ghi nhận bị can, bị cáo có “quyền khiếu nại các quyết định và hành vi tố

tụng của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng”. Khi có căn cứ cho

rằng “quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố

tụng là trái pháp luật, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình” theo quy

định tại Điều 325 BLTTHS. Bất kỳ quyết định tố tụng và hành vi tố tụng nào trong

TTHS đều có thể là cơ sở để ban hành hoặc thực hiện hành vi tố tụng khác nên sự

phát hiện kịp thời các quyết định và những hành vi tố tụng trái pháp luật nhằm khắc

phục những hậu quả và thiệt hại do những quyết định, hành vi trái pháp luật đó gây

ra. Ngoài ra, các hậu quả tiêu cực cuối cùng trong tố tụng hình sự (như: truy tố hoặc

xét xử không đúng người, đúng tội, đúng pháp luật; làm oan người vô tội, bỏ lọt tội

được thực hiện trong giai đoạn tố tụng trước kéo theo quyết định hay hành vi tố

tụng trái pháp luật trong giai đoạn tiếp theo nên việc phát hiện kịp thời các vi phạm (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

pháp luật trong các quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền

tiến hành tố tụng là một yêu cầu cần thiết để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của

bị can, bị cáo. Vì vậy, mà pháp luật tố tụng hình sự đã quy định cho bị can, bị cáo là

NCTN được quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng trái pháp luật để họ có thể

tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

Quyền được nhận các văn bản pháp lý tố tụng: để đảm bảo cho bị can, bị cáo là NCTN có điều kiện tiếp cận với thông tin, diễn biến trong hoạt động tố tụng thể

tiếp cận được vụ án của mình, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp, cũng như tham

gia vào quá trình kiểm tra việc giải quyết vụ án, tránh những vụ oan sai, những trường hợp thiếu trách nhiệm của cơ quan, người tiến hành tố tụng có thể gây ra

những hậu quả nghiêm trọng. Pháp luật quy định cho bị can, bị cáo là NCTN quyền được nhận thông tin từ vụ án thông qua việc nhận các văn bản pháp lý tố tụng. Cụ

thể tại điểm g khoản 2 Điều 49 và điểm a khoản 2 Điều 50 BLTTHS năm 2003 đã

quy định: “được nhận quyết định áp dụng, thay đổi hoặc hủy bỏ biện pháp ngăn

chặn; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 46)