Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 38)

Để tìm ra sự thật khách quan của vụ án, pháp luật TTHS phải đảm bảo cả

chức năng buộc tội và chức năng gỡ tội (bào chữa). Hai chức năng này luôn tồn tại

song song nhau, không thực hiện chức năng buộc tội thì cũng không có chức năng

gỡ tội. Buộc tội và gỡ tội là hai dạng hoạt động xung đột gay gắt, trái ngược: trái ngược về quan điểm đánh giá chứng cứ, trái ngược về yêu cầu… việc thực hiện

chức năng buộc tội sẽ làm cơ sở xuất hiện việc thực hiện chức năng gỡ tội, quyết định nội dung phạm vi hoạt động thực hiện chức năng gỡ tội. Tuy nhiên, chính việc

thực hiện chức năng gỡ tội đã gián tiếp chỉ ra những sơ hở, thiếu sót khi thực hiện

chức năng buộc tội, hay phản biện, bác bỏ lại những căn cứ để thực hiện chức năng

buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị buộc tội.

Phải đảm bảo quyền bào chữa cho bị can, bị cáo là NCTN, để họ có thể sử

dụng quyền này để kiểm tra lại các chứng cứ buộc tội. Sự đảm bảo quyền này của người bị buộc tội là họ có quyền tự mình (hoặc cùng với người bào chữa) kiểm tra

hoặc đề nghị các cơ quan tiến hành tố tụng kiểm tra đối với tất cả những chứng cứ

ghi nhận sự buộc tội trong tất cả các biên bản từ các giai đoạn tố tụng, đưa ra các

chứng cứ gỡ tội. Điều này một mặt đảm bảo việc bào chữa của người bị buộc tội, măt khác, thông qua việc xem xét tổng thể các nguồn chứng cứ Tòa án quyết định

nguồn chứng cứ nào được coi là đủ cơ sở pháp lý là chứng cứ buộc tội đối với bị

cáo. Tại Điều 11 BLTTHS năm 2003, đã quy định: “bị can, bị cáo có quyền tự bào

chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Tại điểm e khoản 2 các Điều 49, Điều 50

BLTTHS năm 2003 được tiếp tục được khẳng định cho bị can, bị cáo quyền “tự

bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa”. Theo quy định này, thì bị can, bị cáo là

NCTN bằng khả năng của mình được quyền tự bào chữa cho mình hay được quyền

nhờ người khác bào chữa cho mình đối với các căn cứ buộc tội của CQTHTT và NTHTT.

Bị can, bị cáo là NCTN là những người bị truy cứu trách nhiệm hình sự, họ

nằm trong vòng nguy cơ có thể bị tước bỏ những quyền và lợi ích thân thiết nhất

của mình vì hành vi phạm tội của mình. Chính vì vậy, nếu tạo cho họ thực hiện

quyền tự bào chữa thì họ sẽ thực hiện quyền bào chữa của mình với một nỗ lực cao

nhất, quyết liệt nhất và bằng tất cả sự hiểu biết, năng lực cá nhân vốn có để loại bỏ

sự buộc tội đối với hành vi phạm tội của mình. Chính trong hoàn cảnh cố gắng loại

bỏ sự buộc tội đối với mình, bị can, bị cáo sẽ biểu hiện ra bên ngoài rõ nét nhất, thật

nhất phẩm chất, năng lực cá nhân vố có, đưa ra được các chứng cứ, tài liệu, đồ vật

ích chính đáng của mình, chứng minh mình vô tội, hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự đối với mình, nâng cao hiệu quả thực hiện các hoạt động tố tụng, đảm bảo cho

quá trình giải quyết vụ án được khách quan, nâng cao niềm tin của người dân đối

với Nhà nước, những cơ quan và những người tiến hành tố tụng.

Đối với bị can, bị cáo là NCTN thì quyền nhờ người khác bào chữa là không thể thiếu. Bởi bị can, bị cáo là NCTN là những người chưa phát triển đầy đủ về thể

chất, nhận thức, bị hạn chế về kiến thức pháp luật, cũng như họ không có kỹ năng

bào chữa nên không thể hiểu rõ và đưa ra được các quy định của pháp luật để bào

chữa cho mình, chứng minh sự vô tội hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Mặt khác, họ có thể đang trong tình trạng bị tạm giam, bị hạn chế quyền tự do nên

không thể thu thập được các tài liệu, đồ vật làm căn cứ gỡ tội phục vụ cho việc tự

bào chữa cho mình một cách hiệu quả. Bên cạnh đó, người bào chữa có quyền rộng

hơn quyền của bị can, bị cáo trong việc thu thập tài liệu chứng cứ, cụ thể tại điểm g

khoản 2 Điều 58 BLTTHS năm 2003 đã quy định cho người bào chữa có quyền

“đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào

chữa sau khi kết thúc điều tra theo quy định của pháp luật”. Trong khi đó bị can, bị

cáo là NCTN không có những quyền này. Họ có thể nhờ người bào chữa sử dụng

quyền này để thực hiện việc bào chữa được tốt hơn, giúp bị can, bị cáo bảo vệ

quyền lợi cho họ, bác bỏ lại các căn cứ buộc tội của cơ quan có thẩm quyền tố tụng.

Việc bị can, bị cáo là NCTN nhờ người khác bào chữa, chỉ nhờ những người được

pháp luật quy định có thể trở thành người bào chữa tại khoản 1 Điều 56 Bộ luật tố

tụng hình sự năm 2003: luật sư (luật sư là người hoạt động bào chữa chuyên nghiệp), người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo (cha, mẹ, anh, chị em ruột, người đỡ đầu,…), bào chữa viên nhân dân (là người được tổ chức, đoàn thể xã hội

cử ra để bào chữa cho thành viên tổ chức mình).

Đối với bị can, bị cáo là NCTN họ có quyền được chỉ định người bào chữa.

Khoản 2 Điều 305 BLTTHS năm 2003 quy định: “trong trường hợp bị can, bị cáo là người chưa thành niên hoặc người đại diện hợp pháp của họ không lựa chọn

được người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án phải yêu cầu

Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị

Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào

chữa cho thành viên của tổ chức mình” Điều 57 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

Khoản 1 Điều 9 của Thông tư liên tịch số 01/2011/TTLT – VKSTC – BCA – BTP –

BLĐTBXH ngày 12 tháng 7 năm của VKSNDTC – TANDTC – BCA – BTP –

2003 đối với người tham gia tố tụng là người chưa thành niên đã quy định: “bắt

buộc phải có người bào chữa tham gia tố tụng trong các vụ án có bị can, bị cáo là

người chưa thành niên. Mọi trường hợp không có người bào chữa tham gia tố tụng

trong các vụ án có bị can, bị cáo là người chưa thành niên là vi phạm nghiêm trọng

thủ tục tố tụng, trừ trường hợp họ hoặc người đại diện hợp pháp của họ từ chối

người bào chữa”. Theo quy định này, thì việc cử người bào chữa cho bị can, bị cáo

là NCTN trong các giai đoạn tố tụng là yêu cầu bắt buộc đối với các cơ quan tiến

hành tố tụng. Đây là một trong những cơ chế pháp lý hữu hiệu để bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là NCTN. Vì họ là những chủ thể yếu thế, khó khăn hơn các chủ thể bình thường khác trong việc thực hiện quyền bào chữa của

mình như trình độ nhận thức xã hội nói chung, trình độ pháp luật nói riêng còn nhiều hạn chế, cũng như sự chưa phát triển toàn diện về thể chất và tâm thần để có

thể tự thực hiện quyền bào chữa, bảo vệ quyền lợi ích chính đáng của mình. Họ rất

cần đến người bào chữa là các luật sư chuyên nghiệp hay những người có kiến thức

sâu sắc về pháp luật, có kinh nghiệm hoạt động tố tụng để trợ giúp họ, bảo vệ họ

trước pháp luật. Bên cạnh đó, theo quy định này thì không bắt buộc bị can, bị cáo là

NCTN phải chấp nhận người bào chữa được chỉ định.

Việc cử người bào chữa cho bị can, bị cáo là NCTN là một quy định cần

thiết, không thể thiếu để bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ. Trên thực tế,

hầu hết bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ không am hiểu về pháp

luật, không có kỹ năng bào chữa, hoàn cảnh kinh tế khó khăn, tâm lý ngại tốn tiền

cũng như không hiểu hết vị trí, tầm quan trọng của việc bào chữa nên họ không mời người bào chữa,… khi đó, tham gia vào tố tụng họ không thể bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng cho họ24. Chẳng hạn như trong vụ án Trần Văn Ba, bị khởi tố về

tội “cố ý gây thương tích” ngày 25/6/2004. Trần Văn Ba (sinh năm 01/3/1987),

Nguyễn Văn Thanh (sinh năm 1985) và Lưu Hữu Nam (sinh năm 1987) cùng sống

trong xã Mỹ Phước, huyện Vĩnh Đức, tỉnh Quảng Nam. Ngày 14/4/2004, do chỉ

muốn trêu chọc Trần Văn Ba nên Lưu Hữu Nam đã gọi điện thoại cho Ba “hôm qua

tao thấy thằng Thanh chở con H đi đâu đó, nó còn ôm và hung con H nữa đó (H là

bạn gái của Ba). Mấy hôm trước, nó còn nói con H sẽ bỏ mày mà quen nó. Mày nhà nghèo mà lại xấu trai hơn nó nên bị bỏ là đúng”. Do quá yêu H và bị chê là nhà nghèo lại xấu trai sinh ra tự ái nên Ba đã đến nhà Thanh để nói chuyện. Đến nhà

Thanh, nghe gia đình nói Thanh đang ở nhà H. Cơn ghen của Ba nổi lên, Ba đã cầm

theo một khúc gỗ dựng trước cửa nhà Thanh để qua nhà H. Đến nơi thấy Thanh

24

đang nắm tay H, Ba đã chạy vào nhà và đánh vào đầu và người của Thanh. Kết quả giám định Thanh bị gãy xương bả vai, lưng dưới, thận ứ dịch. Nhưng nhà quá

nghèo, kinh tế khó khăn nên gia đình Ba đã không mời luật sư bào chữa cho Ba khi

bị khởi tố hình sự25. Trong vụ án này, cả Ba và người đại diện hợp pháp đều không

hiểu biết về kiến thức pháp luật cũng như khả năng bào chữa để bảo vệ quyền lợi

cho mình. Nếu pháp luật không quy định CQTHTT cử người bào chữa cho người

chưa thành niên phạm tội thì Ba và người đại diện hợp pháp không thể bảo vệ

quyền và lợi ích chính đáng của mình, giúp mình giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, có

thể tính khách quan, công bằng của vụ án không được đảm bảo để truy cứu trách

nhiệm hình sự đúng người đúng tội, cũng như không thể hiện được tính nhân đạo

của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ, giáo dục và xử lý người chưa thành

niên phạm tội. Việc bắt buộc phải cử người bào chữa là yếu tố tạo nên sự bình đẳng

của bị can, bị cáo là NCTN trước pháp luật, tạo ra những cơ hội ngang nhau khi

thực hiện quyền và nghĩa vụ tố tụng của mình trước các chủ thể khác; bị can, bị cáo

là NCTN họ còn hạn chế về kiến thức pháp luật cũng như kỹ năng bào chữa để có

thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, nên phải quy định cho họ được

quyền bắt buộc có người bào chữa để trợ giúp, bảo vệ họ trước sự buộc tội của các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Việc cử người bào chữa cho bị can, bị cáo là NCTN trong tất cả các giai đoạn tố tụng nhằm đảm bảo quyền lợi của họ cũng như đảm bảo tính khách quan

của vụ án. Bị can, bị cáo và đại diện hợp pháp không được giải thích, không hiểu rõ nội dung của quyền bào chữa như: họ không hiểu biết về chế độ thù lao cho luật sư,

những trường hợp nào thì được sự giúp đỡ mà không phải trả tiền, tầm quan trọng khi có người bào chữa,…nên họ không mời người bào chữa, hay được chỉ định người bào chữa nhưng lại từ chối người bào chữa trong giai đoạn điều tra. Đến giai đoạn xét xử, họ không thể thực hiện việc bào chữa do sự hạn chế về kiến thức pháp luật và kỹ năng bào chữa, không thể bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình. Vì vậy, mà pháp luật quy định CQTHTT phải chỉ định người bào chữa trong tất cả các giai đoạn tố tụng. Có thể đưa ra trường hợp sau: Ngày 21/2/2006, Trần Vũ Minh bị

khởi tố về tội “trộm cắp tài sản” là chiếc xe máy của ông Khánh, khi thực hiện hành

vi phạm tội là người chưa thành niên. Khi giao quyết định khởi tố cho bị can Minh

Điều tra viên La Hữu Phong đã giải thích quyền và nghĩa vụ cho bị can và người đại

diện hợp pháp theo quy định của pháp luật. Nhưng khi giải thích về quyền bào chữa

lại không giải thích đầy đủ và rõ ràng, thậm chí còn sai lệch về quy định cử người

25

Báo pháp luật – xã hội, cần chỉ định người bào chữa, Quang Khởi

bào chữa cho người chưa thành niên “theo pháp luật TTHS, bị can có quyền mời

luật sư bào chữa, hoặc bố, mẹ bị can có thể bào chữa cho con mình… Hoặc CQĐT làm công văn trợ giúp pháp lý Nhà nước cử Luật sư, cộng tác viên bào chữa cho bị can trong giai đoạn điều tra. Mời luật sư thì tốn tiền, còn đề nghị Trung tân trợ giúp

pháp lý thì phỉ làm thủ tục nhiêu khê, hỗ trợ kinh phí. Bố, mẹ đứng ra bào chữa cho

con mình là thuận tiện nhất, đỡ tốn kém”. Trong giai đoạn điều tra, Minh đã để mẹ

mình làm người bào chữa cho mình. Đến giai đoạn xét xử, do không có kiến thức về

pháp luật và khả năng bào chữa nên mẹ của Minh đã từ chối bào chữa cho Minh. KHi đó, HĐXX đã đề nghị luật sư bào chữa cho bị cáo Minh26. Nếu không có quy định cử người bào chữa cho người chưa thành niên phạm tội phạm tội thì quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo Minh sẽ không được đảm bảo, cũng như không đảm bảo

được tính khách quan, công bằng của quá trình giải quyết vụ án. Trong giai đoạn điều tra, người bào chữa của Minh không có kiến thức pháp luật nên không có khả năng bào chữa, không thể bảo vệ quyền và lợi ích cho Minh, không đảm bảo được

tính khách quan trong giai đoạn điều tra, kéo theo những sai phạm trong các giai đoạn tiếp theo. Đến giai đoạn xét xử, Minh được chỉ định người bào chữa, quyền lợi

của Minh sẽ được đảm bảo hơn cũng như giúp cho quá trình giải quyết vụ án được khách quan, đúng đắn, truy cứu trách nhiệm đúng người, đúng tội.

Ngoài ra, để bảo đảm quyền bào chữa của bị can, bị cáo là NCTN pháp luật

còn quy định cho bị can, bị cáo là NCTN và người đại diện hợp pháp của họ có

quyền được yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa (khoản 2 Điều 57

BLTTHS năm 2003). Theo quy định này, cả bị can, bị cáo là NCTN và người giám

hộ của họ đều có quyền từ chối người bào chữa. Tuy nhiên, quyền thay đổi hay từ

chối người bào chữa của bị can, bị cáo là NCTN trước hết phải do chính họ lựa

chọn, quyền lựa chọn của họ là chủ yếu chứ không phải do người đại diện hợp pháp

của họ lựa chọn, chỉ trừ trường hợp bị can, bị cáo là NCTN không thể tự mình lựa

chọn người bào chữa, để tránh tình trạng đối lập trong việc lựa chọn thay đổi hay từ

chối nguời bào chữa giữa bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ. Ví dụ:

Nguyễn Duy Hưng, sinh ngày 01/9/1985, Vũ Cao Anh sinh ngày 31/8/1985, Nguyễn Thanh Tuấn sinh ngày 26/11/1987 ở Từ Liêm – Hà Nội, phạm tội trộm cắp

tài sản. Khi phạm tội, các bị cáo đều ở tuổi chưa thành niên. Cụ thể như sau: Ngày

01/4/2003 các bị cáo đã có hành vi dùng tô vít tháo trộm 3 ổ cứng máy vi tính tại

quán điện tử của chị Nguyễn Thị Mai Chi và đem bán được 1,5 triệu đồng. Ngày

14/4/2003, Hưng và Anh còn có hành vi trộm cắp linh kiện máy tính ở quán chị

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)