Các quyền chung của bị can,bị cáo là người chưa thành niên trong gia

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 32)

2.1. Các quyền chung của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử đoạn điều tra, truy tố, xét xử

2.1.1. Quyền được giải thích về quyền và nghĩa vụ

Đối với bị can, bị cáo là NCTN, họ đang ở vị trí bị tình nghi là đã thực hiện

hành vi phạm tội hay bị buộc tội về hành vi phạm tội của mình bởi các cơ quan có

thẩm quyền, nên khi biết mình bị khởi tố và đưa ra xét xử về tội gì thì rất mong

muốn mình có những quyền và nghĩa vụ gì để thực hiện nó giúp gỡ tội hay giảm

nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Vì vậy, BLTTHS năm 2003 đã quy định cho bị

can, bị cáo là NCTN quyền “được giải thích quyền và nghĩa vụ” tại điểm b khoản 2

Điều 49 và điểm c khoản 2 Điều 50 BLTTHS.

Việc đảm bảo quyền này của bị can, bị cáo là NCTN có ý nghĩa rất lớn đối

với việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Bị can, bị cáo là NCTN còn nhiều

hạn chế trong nhận thức về pháp luật cũng như các quyền và nghĩa vụ của mình khi tham gia vào quá trình tố tụng hình sự. Do công tác tuyên truyền, giáo dục pháp luật đối với người chưa thành niên chưa được chú trọng, nhiều nơi còn xem nhẹ, buông

lỏng, thiếu năng động, dẫn đến những hạn chế trong nhận thức về pháp luật với họ. Độ tuổi dưới 18 tuổi, đây là độ tuổi mà bị can, bị cáo là NCTN đang trong quá trình học tập, hoàn thiện về nhận thức của mình. Trong khi đó, quá trình học tập tại các trường, thì chỉ mới chú trọng bồi dưỡng, truyền thụ cho họ những kiến thức khoa

học trong chương trình đào tạo mà chưa chú ý đến kiến thức pháp luật và kỹ năng

sống, cũng như đang xen các chương trình giáo dục, sống và làm việc theo pháp

luật vào chương trình học.19 Bên cạnh đó, về phía gia đình có thể do những người trong gia đình vẫn có sự hạn chế về kiến thức pháp luật, nên khó có thể phổ biến

pháp luật cho NCTN. Về mặt xã hội, thì công tác tuyên truyền kiến thức pháp luật

của địa phương, các tổ chức, đoàn thể,… ở nhiều đại phương vẫn chưa được thực

hiện một cách tích cực, năng động, đầy đủ,… cho những người chưa thành niên20. Ví dụ trong vụ án Trần Văn Nam (học sinh lớp 12A2 Trường trung học phổ thông

Nguyễn Thị Minh Khai, huyện Mỏ Cày, Tỉnh Bến Tre) bị CQĐT huyện Mỏ Cày

19

Phan Hồng Dương, Giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên: thực trạng và giải pháp, Nghiên cứu lập

pháp số 6 (143) tháng 3/2009.

20

Phan Hồng Dương, Giáo dục pháp luật cho học sinh, sinh viên: thực trạng và giải pháp, Nghiên cứu lập

khởi tố về tội “trộm cắp tài sản” theo Điều 138 BLHS, ngày 15/10/2004. Khi Điều

tra viên hỏi về nguyên nhân thực hiện hành vi phạm tội thì Nam nói “con không biết điện thoại của bạn bao nhiêu tiền, lấy chiếc điện thoại của bạn là vi phạm pháp luật

hình sự. Con chỉ mượn vài ngày rồi trả, con tưởng chỉ bị Cô chủ nhiệm khiển trách.

Trong trường của con Thầy, Cô chỉ dạy mấy môn học bình thường trên lớp thôi,

không có dạy hay tuyên truyền gì về pháp luật. Ba, mẹ của con cũng đâu hiểu gì về

pháp luật mà hướng dẫn cho con”21. Trong vụ này, do công tác tuyên truyền giáo

dục pháp luật cho học sinh tại trường phổ thông vẫn còn buông lỏng, chưa được

quan tâm, chú trọng nên dẫn đến những vi phạm về pháp luật trong hành vi của

Nam nói riêng, học sinh nói chung. Có thể thấy, ngay từ lúc đầu, NCTN đã có sự

hạn chế kiến thức về pháp luật, dẫn đến việc họ thực hiện hành vi phạm tội và trở

thành bị can, bi cáo trong vụ án hình sự, khi tham gia vào quá trình tố tụng với tư

cách bị can,bị cáo đó họ không biết được họ sẽ có những quyền và nghĩa vụ gì. Vì

vậy, các CQTHTT, NTHTT phải đảm bảo cho họ quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ, để họ có thể thực hiện được các quyền mà pháp luật quy định để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình khi tham gia vào quá trình tố tụng hình sự.

Quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ, xác định đây là quyền được thực

hiện ngay từ khi một người được coi là bị can, bị cáo. Theo đó, khi NCTN được xác định là bị can, bị cáo thì họ được CQTHTT, NTHTT giải thích thực hiện quyền này.

Khi bị can, bị cáo là NCTN được giải thích và hiểu được các quyền và nghĩa vụ thì

sẽ là cơ sở để họ thực hiện các quyền tiếp theo của mình theo trình tự tố tụng, khi

họ tham gia vào một giai đoạn tố tụng nào đó, để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp

của mình. Đây là một quyền hết sức cần thiết đối với bị can, bị cáo; đặc biệt là đối

với bị can, bị cáo là NCTN. Bởi trong quá trình giải quyết vụ án hình sự thì giữa cơ

quan tiến hành tố tụng cũng như người tiến hành tố tụng và bị can, bị cáo có mối

quan hệ chặt chẽ với nhau tương ứng với quyền của bên này là nghĩa vụ của bên

kia. Cho nên, để giải quyết nhanh chóng, kịp thời cũng như đảm bảo tính chính xác

của vụ án thì Cơ quan THTT cũng như người THTT cần đảm bảo giải thích rõ cho bị can, bị cáo là NCTN về quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo theo quy định của

luật. Chỉ khi nào, quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ của họ được thực hiện

thì họ mới có thể biết được tất cả các quyền khác mà pháp luật quy định cho họ, trong giai đoạn tố tụng nào thì sẽ có quyền và nghĩa vụ gì để họ thực hiện khi họ

tham gia vào một giai đoạn tố tụng đó. Họ thực hiện các quyền và nghĩa vụ đó

21

Báo Công an Bến Tre, chú trọng công tác giáo dục pháp luật cho học sinh tại các trường, Phương

Yến,www.bentre.gov.vn/index.php?option=com_content&task=view&id=5072&Itemid=160, [truy cập ngày 23/4/2012].

nhằm bảo vệ lợi ích hợp pháp của họ. Khi tham gia vào một giai đoạn tố tụng nào

đó, bị can, bị cáo biết rõ các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định, thì bị can, bị

cáo có thể thực hiện các quyền đó để tiếp cận, theo dõi được trình tự, diễn biến của

quá trình giải quyết vụ án hình sự của mình (như quyền được nhận các quyết định,

văn bản pháp lý tố tụng); giám sát, kiểm tra các CQTHTT, NTHTT trong mỗi giai đoạn tố tụng có đảm bảo được các quyền mà pháp luật quy định cho bị can, bị cáo (như quyền được thay đổi người tiến hành tố tụng; quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng), tránh tình trạng

thực hiện không đúng hay không đầy đủ các trình tự, thủ tục tố tụng luật định của các cơ quan có thẩm quyền tố tụng. Bên cạnh đó, tránh tình trạng bị can, bị cáo

không biết rõ các quyền và nghĩa vụ nên không thực hiện, hoặc thực hiện không đúng, có những hành vi vi phạm pháp luật làm cản trở quá trình giải quyết vụ án,

làm cho vụ án bị kéo dài, không đảm bảo được tính khách quan của vụ án. Ví dụ:

Ngày 08/4/2007, CQĐT huyện Thạnh Phú đã ra quyết định khởi tố hình sự về tội

“giao cấu với trẻ em” là Nguyễn Ngọc T theo Điều 115 BLHS đối với bị can Trần

Mạnh Quang (sinh năm 1990), học sinh trường trung học phổ thông Đoàn Thị Điểm, huyện Thạnh Phú, TP Bến Tre. Khi giao quyết định khỏi tố bị can cho Quang, CQĐT đã không giải thích cho bị can Quang quyền được “đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch”. Khi tiến hành hoạt động hỏi cung bị can Quang, Điều tra viên Nguyễn Văn H là người thực hiện việc

hỏi cung bị can Quang, nhưng H lại là bác ruột của T. Ngày 10/5/2007, Viện kiểm

sát huyện Thạnh Phú đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung22. Trong vụ án trên, CQĐT đã

vi phạm điểm a khoản 2 Điều 49 BLTTHS năm 2003 về quyền “được giải thích

quyền và nghĩa vụ” của bị can Quang. Điều tra viên H là người thân của bị hại T,

khi thực hiện việc hỏi cung, khó tránh khỏi việc ông H không khách quan khi đưa ra

những câu hỏi theo hướng có lợi cho bị hại T, những câu hỏi mang tính bất lợi,

buộc tội đối với bị can Quang, ảnh hưởng đến việc làm sang tỏ các tình tiết của vụ án. Do không được giải thích đầy đủ về quyền được thay đổi người tiến hành tố

tụng nên bị can Quang không biết mà thực hiện để đề nghị thay đổi Điều tra viên H.

Như vậy, làm ảnh hưởng đến quyền lợi chính đáng của bị can Quang cũng như làm

cho vụ án bị kéo dài, ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án. Nguyên nhân dẫn

đến việc vi phạm quyền của bị can Quang có thể do CQĐT chưa thực hiện đầy đủ

quyền hạn, làm hết trách nhiệm của mình khi thực hiện quyền giải thích quyền và

22

Báo điện tử công an nhân dân, Viện kiểm sát trả hồ sơ để điều tra bổ sung, Thu Uyên,

nghĩa vụ cho bị can đã “bỏ sót” quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu mà pháp luật đã quy định cho họ.

Quyền được giải thích quyền và nghĩa vụ có ý nghĩa quan trọng trong vấn đề

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là NCTN khi họ tham gia vào

các giai đoạn tố tụng của quá trình giải quyết vụ án hình sự. Khi họ biết được tất cả

các quyền và nghĩa vụ mà pháp luật quy định cho mình, họ có thể thực hiện các

quyền đó để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình, góp phần nhanh chóng kịp

thời giải quyết vụ án, xác minh sự thật của vụ án.

2.1.2. Quyền chứng minh, bác bỏ nội dung buộc tội

2.1.2.1. Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu

Bị can, bị cáo là NCTN là những người bị tình nghi phạm tội, bị buộc tội bởi

các quyết định của các cơ quan có thẩm quyền tố tụng. Trách nhiệm hình sự của họ

bắt đầu từ khi bản án tuyên bố người bị buộc tội có tội và có hiệu lực pháp luật chứ

không phải từ thời điểm có các quyết định buộc tội của các CQTHTT. Với vị trí là

người bị tình nghi, bị buộc tội bị can, bị cáo là NCTN được đưa ra các tài liệu, đồ

vật hay các yêu cầu để chứng minh, bác bỏ sự tình nghi không có sự việc phạm tội

xảy ra, hay sự việc xảy ra không phải là tội phạm, hành vi phạm tội đó không đến

mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự, bác bỏ các căn cứ buộc tội của cơ quan có

thẩm quyền tố tụng. Vì vậy, BLTTHS đã quy định cho bị can, bị cáo là NCTN nói riêng quyền được đưa ra tài, liệu đồ vật, và yêu cầu, trình bày những vấn đề liên

quan tới vụ án, quyền chứng minh mình vô tội. Cụ thể, tại Điều 10 BLTTHS năm

2003 quy định: “trách nhiệm chứng minh tội phạm thuộc về các cơ quan tiến hành

tố tụng. Bị can, bị cáo có quyền nhưng không buộc phải chứng minh là mình vô

tội”. Tại khoản 2, Điều 65 BLTTHS năm 2003: “người tham gia tố tụng có thể đưa

ra tài liệu, đồ vật và trình bày những vấn đề liên quan tới vụ án”. Và cụ thể hơn, tại điểm d khoản 2 Điều 49, và điểm đ khoản 2 Điều 50 BLTTHS năm 2003 quy định

cho bị can, bị cáo “có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu”. Theo đó, thì bị can, bị cáo là NCTN có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu trong các giai đoạn điều

tra, truy tố, xét xử. Dù không có quy định trực tiếp là những tài liệu, đồ vật nào,

nhưng qua quy định trên có thể hiểu được rằng bị can, bị cáo là NCTN có quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, các yêu cầu mà chúng có liên quan tới hành vi bị điều tra, bị

truy tố và xét xử.

Bị can, bị cáo là NCTN thực hiện quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật, yêu cầu trong các giai đoạn tố tụng là một trong những hình thức tham gia của bị can, bị cáo

để chứng minh, bác bỏ các căn cứ buộc tội của cơ quan có thẩm quyền. Là chủ thể

của tội phạm, bị can, bị cáo sở hữu một lượng thông tin tương đối lớn về vụ án. Hơn

ai hết, bị can, bị cáo biết rất rõ về toàn bộ quá trình chuẩn bị, thực hiện và che giấu

hành vi phạm tội, những mục đích, động cơ đã thúc đẩy họ phạm tội; những công

cụ, phương tiện, những phương pháp, thủ đoạn đã được sử dụng khi thực hiện hành

vi đó; những tài sản chiếm đoạt được, nơi cất giấu chúng,… Khi muốn buộc tội một người về hành vi phạm tội nào đó, thì các cơ quan có thẩm quyền phải có đủ các căn cứ buộc tội theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự. Trong quá trình thực

hiện hoạt động điều tra, thu thập các chứng cứ liên quan tới vụ án, có thể các cơ

quan có thẩm quyền thu thập không đầy đủ, hoặc các chứng cứ, tài liệu, đồ vật đó

không phải là những gì đã được sử dụng trong vụ án đang điều tra,… Vì vậy, bị can,

bị cáo là NCTN được quyền đưa ra các tài liệu, đồ vật, những gì đã được sử dụng

trong quá trình thực hiện hành vi phạm tội của mình, để chứng minh những tài liệu, đồ vật mà cơ quan có thẩm quyền đã thu thập là không phải của bị can, bị cáo đã sử

dụng; những tài liệu, đồ vật đó không đủ căn cứ để buộc tội bị can, bị cáo. Hay đưa các đồ vật, tài liệu để làm chứng cứ ngoại phạm, chứng minh mình không tham gia

vào vụ án, không thực hiện hành vi phạm tội. Ví dụ: Vụ án Nguyễn Minh Hùng là

người chưa thành niên, ở Tây Ninh. Bị cáo bị truy tố về tội “trộm cắp tài sản”. Trong các giai đoạn tố tụng, bị cáo đều đưa ra chứng cứ ngoại phạm như: ngày xảy

ra sự việc bị cáo không có mặt tại địa phương, bị cáo không sử dụng điện thoại di động mà Cơ quan điều tra đã thu được và một số chứng cứ ngoại phạm khác. Tuy

nhiên, do xem nhẹ chứng cứ yêu cầu này nên đã dẫn tới việc kết tội oan cho bị cáo

Hùng. Hậu quả là vụ án phải xét xử nhiều lần và thực hiện qua nhiều cấp xét xử.

Cuối cùng, việc thực hiện điều tra lại theo theo quyết định của Tòa án cấp phúc

thẩm đã xác định: không có đủ căn cứ kết luận bị cáo Hùng là người thực hiện tội

phạm. Kết quả, ngày 13/6/2008 Viện kiểm sát nhân dâ tỉnh Tây Ninh đã hủy bỏ

lệnh tạm giam và trả tự do cho bị cáo Hùng23. Những quy định của pháp luật tố tụng

hình sự đã bảo đảm cho bị cáo có quyền được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng

của mình thông qua quyền được đưa ra tài liệu, đồ vật và yêu cầu tại điểm đ khoản

2 Điều 50 BLTTHS năm 2003. Nếu không có quyền này, thì bị cáo không thể đưa

ra các chứng cứ, tài liệu để chứng minh mình vô tội, đảm bảo việc giải quyết vụ án

được khách quan và công bằng, tránh gây oan cho người vô tội. Những sai phạm

trong tố tụng của các CQTHTT và NTHTT trong vụ án này, có thể do họ đã xem

nhẹ các chứng cứ, yêu cầu mà bị cáo Hùng đã đưa ra để bảo vệ mình trước pháp

23

Nguyễn Khắc Quang, Bất cập về thực hiện một số quyền và nghĩa vụ của bị can, bị cáo trong thực tiễn,

luật, có thể họ cho rằng các chứng cứ mà cơ quan điều tra, truy tố đã thu thập là đã

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)