Tầm quan trọng của việc đảm bảo quyền của bị can,bị cáo là người chưa

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 28)

chưa thành niên.

NCTN là những người chưa phát triển đầy đủ về về mặt tâm, sinh lý, đang ở

giai đoạn hình thành và phát triển nhân cách. Trình độ nhận thức và kinh nghiệm

sống của họ còn bị hạn chế, thiếu hiểu biết về pháp luật, thiếu điều kiện và bản lĩnh

tự lập, khả năng tự kiềm chế chưa cao, dễ bị kích động, dễ bị lôi kéo vào những

hoạt động phiêu lưu, mạo hiểm. Họ thường chưa làm chủ được hành vi của mình

luôn hướng tới sự ham thích mới lạ, hiếu động, nhẹ dạ, thiếu kinh nghiệm sống. Họ chưa thể có suy nghĩ chín chắn trong khi quyết định hành vi của mình dẫn đến có

những hành vi sai phạm, lệch chuẩn, thậm chí nguy hiểm cho xã hội đến mức phải

xử lý về hình sự. Khi đó, họ trở thành bị can, bị cáo trong trong vụ án hình sự. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với xử lý người chưa thành niên vi

phạm pháp luật chủ yếu nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội17. Vì vậy, khi NCTN tham gia vào vụ

án hình sự với tư cách là bị can, bị cáo thì các cơ quan có thẩm quyền phải luôn

17

Trong bài viết của đồng chí tổng bí thư Lê Khả Phiêu, trong phát biểu tại Hội nghị toàn quốc về công tác

bảo vệ, chăm sóc giáo dục người chưa thành niên ngày 30/6/1998 tại Hà Nội: “một trong những điểm chi

phối toàn bộ đường lối của Đảng ta là con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự nghiệp phát triển

của đất nước theo định hướng của xã hội chũ nghĩa, mà người chưa thành niên là nguồn hạnh phúc của gia đình, là tương lai của dân tộc. Lớp thế hệ người chưa thành niên là lớp kế thừa sự nghiệp xây dựng và bảo

vệ Tổ quốc. Nhưng khi người chưa thành niên còn chưa phát triển cả về thể chất và tinh thần, dễ bị tổn thương thì việc bảo vệ chăm sóc người chưa thành niên luôn luôn là mối quan tâm đặc biệt hang đầu của Đảng và Nhà nước ta. Nó không chỉ thể hiện ở tình cảm và đạo lý của dân tộc, mà còn trách nhiệm chính trị

của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể là nhiệm vụ của mỗi công dân, mỗi gia đình và toàn xã hội”.

Trích: Lê Khả Phiêu – Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường Đảng ta và nhân dân ta tiến vào thế kỷ

XXI, NXB chính trị Quốc gia, năm 2000. http://tks.edu.vn/book/home-le-kha-phieu-cong-tac-bao-ve-giao- duc-nguoi-chua-thanh-nien.., [truy cập ngày 22/02/2012]

đảm bảo cho họ thực hiện các quyền mà pháp luật quy định cho họ, để họ bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình, để có thể sửa chữa những sai lầm, hòa nhập

vào cộng đồng, trở thành người có ích cho xã hội.

Bị can, bị cáo là NCTN chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần, là những đối tượng dễ bị tổn thương, đặc biệt là khi họ tham gia tố tụng trong quá

trình giải quyết vụ án hình sự, do đó tùy theo lứa tuổi, mức độ trưởng thành và nhu

cầu cá nhân mà họ cần được bảo vệ về mặt pháp luật khi họ tham gia tố tụng hình sự. Nhà nước ta phải bằng những cách thức, biện pháp khác nhau làm cho các quyền của họ đã được BLTTHS ghi nhận trở thành hiện thực, việc thực hiện các

quyền đó thực sự là những hành vi thực tế, những lợi ích thực tế mà bị can, bị cáo là

NCTN được hưởng. Để họ có thể bảo vệ được các quyền và lợi ích hợp pháp của

mình, tạo điều kiện cho họ hiểu rõ những sai phạm đã gây ra và giáo dục họ sửa

chữa những sa lầm đó, giúp họ tái hòa nhập vào cộng đồng và hòa nhập vào cuộc

sống bình thường. Trong việc đảm bảo cho bị can, bị cáo là NCTN có thể thực hiện được các quyền mà pháp luật ghi nhận cho họ, trong chức năng, nhiệm vụ, quyền

hạn của mình các cơ quan tiến hành tố tụng phải tạo điều kiện thuận lợi cho việc

thực hiện các quyền của bị can, bị cáo là NCTN, đảm bảo các nguyên tắc, các quy định pháp luật khi có NCTN tham gia vào tố tụng hình sự.

Trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các quyền về tố tụng của bị can, bị

cáo là NCTN mà pháp luật quy định cho họ được đảm bảo, thì khi đó họ có thể sử

dụng các quyền tố tụng đó để bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của mình, chứng minh mình vô tội hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình; giúp cho quá

trình giải quyết vụ án được đúng đắn, khách quan; tránh gây oan cho người vô tội .

Khi các quyền về tố tụng của bị can, bị cáo là NCTN không được đảm bảo trong

quá trình tiến hành các hoạt động tố tụng, thì có thể làm cho quá trình giải quyết vụ

án bị kéo dài, trở nên không còn khách quan do phải tiến hành điều tra lại vụ án vì có vi phạm các quy định pháp luật trong hoạt động tố tụng, làm ảnh hưởng đến

quyền và lợi ích hợp pháp của bị can, bị cáo là NCTN; có thể dẫn đến gây oan cho

bị can, bị cáo là NCTN, làm ảnh hưởng đến việc danh dự, đến tâm lý, sức khỏe, đến

việc học tập, các quyền cơ bản của công dân của họ... Ngoài ra, còn làm giảm sút

lòng tin của bị can, bị cáo là NCTN và của người dân đối với Nhà nước, các cơ

quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng. Vì vậy, các cơ quan có thẩm quyền phải đảm

bảo các quyền tố tụng mà pháp luật đã nghi nhận cho bị can, bị cáo là NCTN. Ví dụ: Vào năm 2008, Cơ quan điều tra thành phố Vũng Tàu đã khởi tố vụ

án hình sự về tội cưỡng đoạt tài sản là hai chiếc xe đạp theo khoản 1 Điều 135 BLHS năm 1999, đối với bị can Lê Huỳnh Duy sinh năm 1991. Trong quá trình

điều tra, Điều tra viên đã buộc bị can và mẹ của bị can viết lá đơn từ chối luật sư và

trình lấy cung các Điều tra viên làm việc khách quan, không đánh đập, dụ dỗ…Khi

vụ án chuyển sang Viện kiểm sát thành phố Vũng Tàu, cơ quan này yêu cầu đoàn luật sư tỉnh cử người bào chữa cho Duy. Và tại phiên tòa xét xử sau đó của Tòa án nhân dân thành phố Vũng Tàu thì Duy đã đồng ý đễ luật sư bào chữa cho mình18.

Hành vi của Điều tra viên buộc bị can Duy viết đơn từ chối luật sư đã vi phạm đến quyền bào chữa của bị can được quy định tại điểm e khoản 2 Điều 49

BLTTHS năm 2003. Quyền bào chữa là quyền tố tụng mà pháp luật quy định cho bị

can khi tham gia vào quá trình giải quyết vụ án hình sự, để có thể bảo vệ quyền và

lợi ích hợp pháp của mình, chứng minh mình vô tội hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự cho mình. Và bị can Duy (17 tuổi) là người chưa thành niên, nên còn hạn chế về

kiến thức pháp luật, kỹ năng bào chữa nên cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo

quyền nhờ luật sư bào chữa cho bị can Duy, để có thể giúp bị can Duy bảo vệ quyền

và lợi ích của mình. Việc vi phạm đến quyền bào chữa của bị can Lê Huỳnh Duy

của Điều tra viên, có thể làm ảnh hưởng đến tính khách quan của vụ án, làm cho vụ

án bị kéo dài do phải điều tra lại vụ án, khi trong quá trình giải quyết vụ án có hành vi vi phạm pháp luật; có thể gây ra oan cho bị can Duy, và làm hạn chế lòng tin của

bị can và người dân vào cơ quan có thẩm quyền, vì những người có thẩm quyền có

thể giúp cho người có hành vi phạm pháp luật tìm ra được sự thật của vụ án, chứng

minh họ vô tội. Trong vụ án này, Điều tra viên vi phạm quyền bào chữa của bị can

có thể do Điều tra viên e ngại việc tham gia bào chữa trong giai đoạn điều tra, vì có thể các Điều tra viên cho rằng việc tham gia của người bào chữa sẽ làm lộ bí mật điều tra về các tài liệu, chứng cứ thu thập được, về kế hoạch điều tra vụ án; hay người bào chữa được quyền gặp bị can trong giai đoạn điều tra, nên khi tiếp xúc với

bị can người bào chữa sẽ chỉ dẫn cho bị can cách trình bày lời khai như thế nào sẽ

có lợi cho bị can hơn khi các Điều tra viên tiến hành việc hỏi cung bị can; như vậy,

sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều tra, thu thập chứng cứ, xác định sự thật của vụ án.

Tóm lại, các quyền năng tố tụng mà pháp luật tố tụng hình sự quy định cho

bị can, bị cáo là NCTN khi họ tham gia vào tố tụng hình sự là một trong những đảm

bảo để bị can, bị cáo có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình trước pháp

luật. Việc thực hiện các quyền tố tụng đó trên thực tế là một trong những hình thức để bị can, bị cáo có thể tiếp cận, tích cực tham gia vào quá trình giải quyết vụ án,

giúp cho quá trình giải quyết vụ án được nhanh chóng, khách quan, để họ bảo vệ

quyền lợi hợp pháp của mình, chứng minh mình vô tội hay giảm nhẹ trách nhiệm

hình sự cho mình, tạo điều kiện cho họ hiểu rõ những sai phạm đã gây ra, sửa chữa

những sai lầm đó, giúp họ tái hòa nhập vào cộng đồng và hòa nhập vào cuộc sống

bình thường. Chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong việc xử lý NCTN phạm tội

18

Báo pháp luật Việt Nam, xúi bị can từ chối luật sự, http://phapluattp.vn/2012020811565771p0c1063/xui- bi-can-tu-choi-luat-su.htm, [truy cập ngày 10/02/2012].

chỉ nhằm giáo dục, giúp đỡ họ sửa chữa sai lầm, phát triển lành mạnh và trở thành công dân có ích cho xã hội. Vì vậy, các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố

tụng hình sự phải luôn tạo điều kiện, đảm bảo cho bị can, bị cáo là NCTN thực hiện được các quyền tố tụng mà pháp luật quy định cho họ, để họ bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của mình.

Người chưa thành niên là những người chưa đủ 18 tuổi, chưa phát triển hoàn thiện về thể chất, tâm – sinh lý, khả năng nhận thức,… dễ bị tác động bởi môi trường bên ngoài, chưa thể có những suy nghĩ chín chắn trong khi quyết định hành

vi của mình dẫn đến có những hành vi sai phạm, lệch chuẩn, thậm chí nguy hiểm

cho xã hội đến mức phải xử lý về hình sự. Khi đó, họ trở thành bị can, bị cáo trong

trong vụ án hình sự. Nhưng không phải tất cả những người chưa thành niên khi thực

hiện hành vi phạm tội đều bị trở thành bị can, bị cáo mà chỉ những người từ đủ 14

tuổi đến dưới 18 tuổi mới trở thành bị can bị, bị cáo trong vụ án hình sự và bị truy

cứu trách nhiệm hình sự trong những trường hợp nhất định. Trong quá trình giải

quyết vụ án để tìm ra sự thật của vụ án, truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bị can,

bị cáo là NCTN các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải luôn đảm

bảo các nguyên tắc của BLTTHS năm 2003 (như nguyên tắc: tôn trọng các quyền

cơ bản của công dân, nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền

bất khả xâm phạm về thân thể,…), cũng như đảm bảo các quyền năng tố tụng mà pháp luật đã ghi nhận cho bị can, bị cáo là NCTN, để họ có thể đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp khi họ tham gia tố tụng hình sự.

CHƯƠNG 2

ĐẢM BẢO QUYỀN CỦA BỊ CAN, BỊ CÁO LÀ NGƯỜI CHƯA THÀNH

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)