Đảm bảo quyền bào chữa của bị can,bị cáo

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 27)

Nguyên tắc đảm bảo quyền bào chữa của bị can, bị cáo được ghi nhận tại Điều 132 Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung năm 2001): “quyền bào chữa của

bị cáo được đảm bảo. Bị cáo có thể tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa cho

mình”. Và nguyên tắc này, đã được cụ thể hóa tạiĐiều 11 BLTTHS năm 2003: “ b

can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Cơ quan điều tra,

Viện kiểm sát, Tòa án có nhiệm vụ bảo đảm cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào

chữa của họ theo quy định của Bộ luật này”. Đảm bảo quyền bào chữa của bị can,

bị cáo là thể hiện tôn trọng, bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ, đảm bảo cho công tác điều tra, truy tố và xét xử được khách quan, toàn diện, đầy đủ và ngăn

ngừa sự phiếm diện, chủ quan. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo là quyền về tố

tụng mà pháp luật giành cho họ để chống lại việc buộc tội hoặc giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự.

Để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình bị can, bị cáo có quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa. Quyền bào chữa của bị can, bị cáo trước hết là quyền tự bào chữa, tức là họ tự đưa ra các chứng cứ, tài liệu, tranh luận trước tòa…

để bào chữa cho hành vi của mình, chứng minh mình vô tội hoặc giảm nhẹ trách

nhiệm hình sự của mình. Họ cũng có thể nhờ người khác bào chữa cho mình. Tuy

nhiên, không phải bất cứ “người khác” nào cũng có thể trở thành người bào chữa

cho bị can, bị cáo mà chỉ có một số người có thể trở thành người bào chữa, đó là:

luật sư; người đại diện hợp pháp của bị can, bị cáo; bào chữa viên nhân dân16. Bào chữa là một quyền chứ không phải là nghĩa vụ nên bị can, bị cáo có thể sử dụng hay

không sử dụng quyền này.

Không chỉ dừng lại ở việc ghi nhận quyền bào chữa của bị can, bị cáo mà

BLTTHS năm 2003 còn quy định trách nhiệm của các cơ quan tiến hành tố tụng cụ

thể là CQĐT, VKS, Tòa án là phải đảm bảo cho bị can, bị cáo thực hiện quyền bào chữa của họ.

Đối với bị can, bị cáo là NCTN khi tham gia vào các hoạt động tố tụng trong

quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền phải luôn đảm bảo

16

quyền bào chữa đối với họ. Vì quyền bào chữa là một quyền tố tụng mà pháp luật

giành cho họ chống lại việc buộc tội hoặc giảm nhẹ trách nhiệm hình phạt cho

mình. Khi quyền bào chữa của bị can, bị cáo là NCTN được đảm bảo thì họ sẽ tích

cực tham gia TTHS để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ án; có khả năng thực tế để

bày tỏ thái độ của mình đối với việc buộc tội; làm cho các cơ quan tiến hành tố tụng lưu ý đến tình tiết này hay tình tiết khác của vụ án; có thể đưa ra các tình tiết minh

oan hoặc giảm nhẹ tội cho mình. Mặc khác, đối với bị can, bị cáo là NCTN, họ chưa

phát triển đầy đủ về nhận thức và trí tuệ, họ còn bị hạn chế về kiến thức pháp luật,

kỹ năng bào chữa, ngoài ra họ có thể đang bị tạm giam, nên họ không thể thực hiện được quyền tự bào chữa của mình; họ phải cần có người khác có khả năng để bào chữa cho mình. Vì vậy, ngoài việc đảm bảo quyền tự bào chữa cho bị can, bị cáo là

NCTN, cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo cả quyền nhờ người khác bào chữa

cho họ theo quy định của pháp luật.

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)