Đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân thể

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 25)

Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân là một trong quyền tự do

cá nhân quan trọng của công dân, đã được Hiến pháp năm 1992 (sửa đổi, bổ sung

năm 2001) quy định tại Điều 71: “công dân có quyền bất khả xâm phạm về thân

thể, được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và nhân phẩm”. Việc

coi như là một trong những nguyên tắc cơ bản của hoạt động TTHS. Điều 6 BLTTHS năm 2003 đã quy định: “không ai bị bắt, nếu không có quyết định của

Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ trường hợp phạm tội quả

tang. Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của Bộ luật này. Nghiêm cấm

mọi hình thức truy bức, nhục hình”. Pháp luật nước ta, nghiêm cấm mọi hành vi

xâm phạm đến quyền tự do cá nhân, xâm phạm về tính mạng, sức khỏe, danh dự và

nhân phẩm của một công dân.

Biện pháp ngăn chặn trong TTHS là những biện pháp do CQĐT, VKS, Tòa

án áp dụng đối với những người đang thực hiện hành vi phạm tội, người đã bị khởi

tố là bị can, người đã có quyết định đưa ra xét xử của Tòa án là bị cáo. Trong đó,

bắt người được xem là một trong những biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, và không ai có thể bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS. Bắt người là biện pháp ngăn chặn trực tiếp đến quyền xâm phạm

về thân thể của công dân, họ bị hạn chế trong khoảng thời gian nhất định trong

quyền tự do đi lại, sinh hoạt, hợp hội, họ phải tạm ngừng việc làm tạo thu nhập của

mình, hạn chế việc tiếp xúc với mọi người bên ngoài, và đôi khi còn ảnh hưởng đến

sức khỏe, danh dự và tài sản của người bị bắt…Vì vậy, mà không một ai có thể bị

bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS (trừ trường hợp phạm tội quả tang và bắt người bị truy nã).

Việc bắt và giam giữ người phải theo quy định của BLTTHS năm 2003 về

thẩm quyền, căn cứ, trình tự và thủ tục. BLTTHS năm 2003, đã nghiêm cấm mọi

hình thức truy bức, nhục hình, vì những hành động đó không những xâm phạm đến

hoạt động đúng đắn của các cơ quan tiến hành tố tụng hình sự mà còn xâm phạm

các quyền tự do dân chủ của công dân.

Trong một vụ án hình sự, khi bị can, bị cáo là NCTN tham gia quá trình tố

tụng thì các cơ quan có thẩm quyền phải đảm bảo quyền bất khả xâm phạm về thân

thể cho họ. Cụ thể, trong trường hợp áp dụng biện pháp bắt người; vì bắt người là một biện pháp ngăn chặn nghiêm khắc, khi áp dụng biện biện pháp này thì bị can, bị

cáo là NCTN bị hạn chế một số quyền trong một khoảng thời gian nhất định: quyền

tự do di lại, quyền học tập, tự do cư trú, hạn chế việc tiếp xúc với bạn bè, mọi người

bên ngoài xã hội…và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe, tâm lý của họ vì bị can, bị cáo

là NCTN là những người chưa phát triển đầy đủ về thể chất và tâm thần để có thể

sống tự lập, mà họ phải sống dựa vào gia đình, khi bị bắt có thể làm cho họ bị lo sợ, căng thẳng, hoang mang, cũng như ảnh hưởng đến thái độ khi khai báo về vụ

án…làm ảnh hưởng đến công tác điều tra của vụ án. Mặc khác, nếu họ bị bắt không

đúng theo quy định của pháp luật có thể ảnh hưởng đến việc tái hòa nhập vào cộng đồng của họ sau này; vì tâm lý người dân khi thấy một ai đó bị cơ quan có thẩm

không một bị can, bị cáo là NCTN nào bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của VKS. Ngoài ra, trong quá trình giải quyết vụ án hình sự, các cơ quan có thẩm quyền không được truy bức, nhục hình đối với bị can, bị

cáo là NCTN vì như vậy sẽ ảnh hưởng đến công tác lấy lời khai của vụ án không

còn được khách quan vì nếu dùng nhục hình, truy bức đối với NCTN làm cho họ bị

hoảng loạn về tinh thần,sợ hãi, ảnh hưởng đến tâm lý, thái độ khi họ trình bày lời

khai.

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)