Các quyền riêng của bị can,bị cáo là người chưa thành niên trong gia

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 52)

đoạn điều tra, truy tố, xét xử

2.2.2. Quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì

Khi một người chưa thành niên bị tình nghi là đã thực hiện hành vi phạm tội

khi tham gia tố tụng với tư cách là bị can trong vụ án hình sự, thì họ luôn muốn biết

mình bị khởi tố về tội gì, căn cứ nào để khởi tố hình sự đối với họ, để họ có thể bảo

vệ quyền lợi của mình. Pháp luật tố tụng hình sự đã quy định cho bị can là NCTN

quyền “được biết mình bị khởi tố về tội gì” tại điểm a khoản 2 Điều 49 BLTTHS

năm 2003. Đây là quyền đầu tiên được pháp luật quy định cho bị can là NCTN khi tham gia tố tụng hình sự. Quyền này thể hiện tính chất quan trọng của việc một người bị nghi ngờ phạm tội cần phải biết mình phải bị khởi tố về những tội gì. Bởi

vì, mục đích của việc tiến hành các hoạt động, các trình tự tố tụng hình sự là nhằm xác định một người có hay không có hành vi phạm tội, nếu phạm tội thì phải chịu

trách nhiệm hình sự theo điều khoản nào của BLHS. Do vậy, khi NCTN bị nghi ngờ

mình. Nếu không biết mình bị khởi tố về tội gì thì họ khó có thể đưa ra các chứng

cứ gỡ tội cho mình cũng như cùng những lời bào chữa.

Đây là một quyền quan trọng để bị can là NCTN thực hiện quyền bào chữa

bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình. Bị can không thể thực hiện quyền bào chữa

của mình nếu không biết mình bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội gì. Vì nếu bị

can không biết mình bị truy cứu trách nhiệm về tội gì thì không thể định hướng được mục tiêu, phương hướng của hoạt động bào chữa như: do không biết mình bị

khởi tố về tội gì nên họ không thể biết tìm những chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan tới tội bị khởi tố, không thể đưa ra các yêu cầu để làm sáng tỏ các tình tiết của vụ

án, cũng như không thể đưa ra các lý lẽ, lập luận trong quan điểm của mình về các

căn cứ gỡ tội của mình để phủ nhận lại các căn cứ buộc tội của Cơ quan điều tra. Như trong vụ án “giết người tiện tay lấy tài sản tội gì”: Nguyễn Hữu Trực và Trần Văn Hải học sinh lớp 11A8 trường trunh học phổ thông Bắc Bình, Bình Thuận.

Trực và Hải chơi thân với nhau và thường xuyên cùng nhau vào các quán Internet gần trường để chơi game. Ngày 9/4/2007, do không có tiền để tiếp tục chơi game

Hải hẹn Trực ra ngoài ngã ba Bình Mỹ gần nhà của Hải để đòi lại 60.000 mà Trực đã mượn của Hải. Nhưng Trực không chịu trả, hai bên cự cải với nhau, trong lúc tức

giận Hải đã quay sang bóp cổ Trực đến chết. Sau đó, Hải thấy chiếc xe đạp của

Trực mà kế bên, nên đã đem chiếc xe đạp đi bán được 200.000. Sau khi bị bắt, Hải đã bị khởi tố về tội giết người và tội cướp tài sản30. Trong vụ án án này nếu pháp

luật không quy định cho bị can quyền được biết mình phạm tội gì thì bị can Hải

không biết mình bị khởi tố về những tội gì để có thể chuẩn bị các chứng cứ, lý lẽ để

bào chữa cho hành vi phạm tội của mình, giúp mình giãm nhẹ trách nhiệm hình sự,

bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, cũng như đưa ra lời bào chữa, bác bỏ lại căn

cứ buộc tội của CQĐT về tội cướp tài sản mà có thể cho rằng mình phạm tội trộm

cắp tài sản sẽ hợp lý hơn. Quá trình giải quyết vụ án, tìm ra sự thật của vụ án sẽ khách quan và đúng đắn hơn, truy cứu trách nhiệm hình sự đúng tội đối với hành vi phạm tội của Hải.

Đảm bảo quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì của bị can là NCTN còn

giúp cho hoạt động điều tra được thực hiện khách quan, đúng đắn. Khi CQĐT

không đảm bảo cho bị can biết họ bị khởi tố về tội gì, thì bị can không thể kiểm tra được tội mà CQĐT đã khởi tố có đúng với hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện, khi CQĐT tiến hành các hoạt động điều tra thu thập các chứng cứ, tình tiết của vụ án,

30

Báo pháp luật Việt Nam, giết người tiện tay lấy tài sản tội gì, Dương Hằng

http://phapluattp.vn/2012032111332563p0c1063/giet-nguoi-roi-tien-tay-lay-tai-san-toi-gi.htm, [truy cập ngày 15/4/2012].

có thể dẫn đến tình trạng điều tra sai hướng, các chứng cứ thu thập được không phải

là các chứng cứ trong trong vụ án mà bị can đã thực hiện hành vi phạm tội. Vì vậy, đảm bảo cho bị can quyền được biết mình bị khởi tố về tội gì giúp cho quá trình

điều tra được nhanh chóng, đúng đắn, tránh tình trạng điều tra sai hướng. Cũng từ ví

dụ về vụ án “giết người tiện tay lấy tài sản tội gì”, nếu CQĐT không đảm cho bị can

Hải biết mình bị khởi tố về những tội gì thì có thể CQĐT khởi tố không đúng với

hành vi phạm tội của Hải và có thể dẫn đến điều tra sai hướng. Vì trong vụ án này,

sau khi giết người vì mâu thuẫn xong, thấy nạn nhân có tài sản nên Hải nảy sinh

lòng tham chiếm đoạt chiếc xe đạp của Trực. Trường hợp này, xử lý về tội cướp tài

sản là không phù hợp. Bởi lẽ, theo BLHS, cướp tài sản là hành vi dùng vũ lực đe

dọa, hoặc đe dọa dùng vũ lực ngay tức khắc,…và các hành vi đó phải nhằm vào mục đích chiếm đoạt tài sản. Đằng này, hành vi dùng vũ lực đe dọa, hoặc đe dọa

dùng vũ lực ngay tức khắc nhằm mục đích khác là xâm phạm tính mạng nạn nhân

và mâu thuẫn. Vì vậy, CQDDT phải đảm bảo cho bị can biết mình bị khởi tố về tội

gì để giúp cho quá trình điều tra, giải quyết vụ án được đúng hướng, khách quan

cũng như bảo đảm được quyền lợi chính đáng cho bị cáo.

2.2.3. Quyền tham gia phiên tòa

Tất cả các hoạt động tố tụng của các giai đoạn trước giai đoạn xét xử có ý

nghĩa quan trọng đối với việc phát hiện tội phạm, đồng thời mang tính chất chuẩn bị

cho Tòa án xét xử vụ án. Trong giai đoạn xét xử, thì hoạt động xét xử là một chức

năng quan trọng của Tòa án, cũng như đối với cả quá trình giải quyết vụ án hình sự,

vì thông qua hoạt động xét xử Tòa án có thể áp dụng các biện pháp do pháp luật quy

định để kiểm tra tính hợp pháp và tính có căn cứ của các quyết định, văn bản tố tụng

của CQĐT và VKS, cũng như hành vi tố tụng của Điều tra viên, Kiểm sát viên

trong các giai đoạn điều tra, truy tố đã đưa ra, để có thể đưa ra các căn cứ pháp lý đúng đắn để làm cơ sở đưa ra bản án truy cứu trách nhiệm hình sự đúng người đúng

tội. Chỉ Tòa án mới có thẩm quyền tuyên bố bị cáo có tội và áp dụng hình phạt đối

với bị cáo nếu bị cáo phạm tội theo quy định của BLHS. Tại phiên Tòa bên bị buộc

tội có thể thự hiện các quyền mà pháp luật quy định cho mình để bác bỏ lại các căn

cứ buộc tội để chứng minh mình vô tội hay giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, để bảo vệ

quyền và lợi ích hợp pháp của mình, và phiên tòa là nơi các quyền của bị cáo được đảm bảo một cách thận trọng và đầy đủ nhất. Sự tham gia của bị cáo ở phiên tòa, là một trong những đảm bảo quan trọng bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Vì vậy, tại điểm b khoản 2 Điều 50 BLTTHS năm 2003 đã quy định cho bị cáo là

Quyền tham gia phiên tòa là một quyền cần thiết và quan trọng đối với bị cáo là NCTN để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Trong TTHS, giai đoạn xét xử là

giai đoạn quan trọng nhất, bởi vì trong giai đoạn này sự buộc tội đối với bị cáo là

NCTN sẽ được đem ra xét xử công khai trước phiên tòa với sự tham gia của các bên

tố tụng, HĐXX sẽ quyết định những vấn đề quan trọng trong việc giải quyết vụ án

dựa trên những chứng cứ được thu thập và đánh giá tại phiên tòa. Giai đoạn xét xử là giai đoạn sẽ đưa ra một bản án kết luận về hành vi phạm tội của bị cáo. Bản án đó

liên quan trực tiếp đến quyền lợi của bị cáo là NCTN sau này. Do đó, để đảm bảo

cho giai đoạn xét xử có thể đưa ra được một bản án đúng pháp luật, truy cứu trách

nhiệm hình sự đúng người, đúng tội thì bị cáo cần thiết phải tham gia phiên tòa. Khi tham gia phiên tòa bị cáo mới có điều kiện tiếp cận, theo dõi diễn biến của quá trình giải quyết vụ án như trong việc kiểm tra, đánh giá lại tính hợp pháp, có căn cứ của

các trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động tố tụng, các chứng cứ buộc tội trong

các giai đoạn tố tụng trước đó, cũng như bị cáo có thể thực hiện quyền kiểm tra,

giám sát của mình trong đối với các CQTHTT, NTHTT trong việc thực hiện các quy định của pháp luật để đảm bảo cho phiên tòa diễn ra khách quan đúng đắn,

công bằng, tuân thủ các quy định của pháp luật, đảm bảo các việc thực hiện các

quyền của bị cáo. Có thể đưa ra vụ án sau: Tối ngày 30/12/2010, tại huyện Hóc

Môn (TP. HCM), Nguyễ Hoài Tâm (sinh năm 1994), Nguyễn Hoàng Vũ (sinh năm

1996) cùng đồng bọn đã dùng roi điện để chích một đôi tình nhân để cướp xe máy.

Tối hôm sau, nhóm này cướp tiếp một chiếc xe máy nữa. Chưa dừng lại đó, chúng

còn thay nhau hiếp dâm một cô gái trẻ. Bị bắt cả bọn khai nhận đã thực hiện chín vụ

cướp tại nhiều quận, huyện khác nhau tại TP. HCM. Khi tiến hành lấy cung Tâm và Vũ, CQĐT huyện Hóc Môn đã không mời người đại diện hợp pháp hoặc luật sư

chúng kiến theo đúng quy định của pháp luật. Dù vậy, khi xét xử sơ thẩm, TAND

huyện Hóc Môn lại không phát hiện ra vi phạm tố tụng nghiêm trọng này và cũng

không chỉ định luật sư cho hai bị cáo Tâm và Vũ theo quy định và phạt Tâm 13 năm

tù, Vũ chín năm tù. Sau khi gia đình Tâm và Vũ kháng cáo , ngày 14/4/2011 TAND

TP.HCM xử phúc thẩm, đã tuyên hủy phần bản án sơ thẩm của TAND huyện Hóc

Môn có liên quan đến Tâm và Vũ31. Trong vụ án này, nếu bị cáo Tâm và Vũ không

tham gia vào phiên tòa thì không thể kiểm tra, giám sát được CQTHTT, NTHTT có

đảm bảo được các quy định của pháp luật trong việc đảm bảo thực hiện các quyền

mà pháp luật đã quy định cho mình cũng như đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ

31

Báo pháp luật Việt Nam, Thanh Tùng, xử người chưa thành niên còn nhiều sai sót,

http://phapluattp.vn/20120422100132157p0c1063/xu-nguoi-chua-thanh-nien-con-sai-sot.htm, [truy cập ngày 25/4/2012].

án được khách quan, đúng đắn, bảo vệ quyền lợi cho mình, cụ thể trong trường hợp

này là TAND huyện Hóc Môn không kiểm tra, phát hiện vi phạm nghiêm trọng thủ

tục tố tụng trong giai đoạn điều tra và không cử người bào chữa cho hai bị cáo trong

quá trình xét xử. Nếu không tham gia vào Tâm và Vũ không phát hiện được vi

phạm tố tụng của TAND huyện Hóc Môn để thực hiện quyền kháng cáo bảo vệ

quyền lợi hợp pháp của mình.

Bị cáo chỉ thực hiện được các quyền tố tụng mà pháp luật đã quy định cho

mình trong giai đoạn xét xử khi tham gia vào phiên tòa. Khi tham gia vào phiên tòa,

bị cáo thực hiện được quyền bào chữa thông qua việc đưa ra các tài liệu, đồ vật,

chứng cứ quan trọng trong vụ án; tham gia tranh luận để làm sáng tỏ các tình tiết

của vụ án; quyền thay đổi người tiến hành tố tụng, khiếu nại quyết định, hành vi tố

tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng; quyền được có người

giám hộ, được chỉ định người bào chữa;… đặc biệt, bị cáo thực hiện được quyền nói

lời sau cùng trước khi nghị án, đây là quyền chỉ dành riêng cho bị cáo, do chính bị

cáo thực hiện không được nhờ người khác thực hiện thay. Tham gia phiên tòa là

điều kiện cần thiết để bị cáo thực hiện được các quyền tố tụng trong giai đoạn xét

xử để bảo vệ quyền và lợi chính đáng của mình, cũng như đảm bảo cho quá trình giải quyết vụ án được khách quan. Ví dụ: Năm 2006, TAND quận Phú Nhuận,

Thành phố Hồ Chí Minh đã mở phiên tòa xét xử bị cáo Bùi Thanh Nhựt (sinh năm

1990) về tội cố ý gây thương tích theo điểm a khoản 1 Điều 104 BLHS năm 1999,

khi thực hiện hành vi phạm tội bị cáo là người chưa thành niên. Trong quá trình kiểm sát truy tố, KSV Hồ Xuân Hùng đã mời bị cáo Nhựt lên phúc cung, lấy lời

khai bốn lần. Tại phiên tòa sơ thẩm lần thứ nhất, bị cáo Nhựt đề nghị HĐXX cho

thay KSV Hùng vì cho rằng ông Hùng đã không vô tư, cố tình không đưa vào hồ sơ

vụ án các bản phúc cung có lợi cho bị cáo. HĐXX đã hội ý và chấp nhận yêu cầu

của bị cáo, sau đó có công văn yêu cầu VKSND quận Phú Nhuận cử Kiểm sát viên

khác tham gia vào vụ án32. Trong vụ án này, nếu pháp luật không quy định cho bị

cáo quyền được tham gia phiên tòa thì bị cáo không thể thực hiện được quyền xin

thay đổi người tiến hành tố tụng là KSV Hùng, để đảm bảo cho quá trình giải quyết

vụ án được khách quan, công bằng, đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình trong vụ án.

Sự tham gia của bị cáo ở phiên tòa là một trong những bảo đảm quan trọng

cho quá trình xét xử vụ án được khách quan, công minh và đúng đắn. Bản thân bị

32

Chi Mai, xin thay đổi người tiến hành tố tụng trong phiên tòa hình sự,

cáo tham gia phiên tòa nhằm giúp cho việc làm sáng tỏ tất cả các tình tiết của vụ án

một cách khách quan, toàn diện và đầy đủ, giúp cho việc ra bản án được khách

quan, hợp pháp, có căn cứ. Ý nghĩa này, thể hiện ở chỗ không ai hiểu đầy đủ các

tình tiết của vụ án bằng bị cáo, nếu bị cáo vắng mặt tại phiên tòa thì rất khó khăn

trong việc nghiên cứu các chứng cứ, làm phức tạp cho việc tìm kiếm sự thật khách

quan của vụ án. Bên cạnh đó, thì người bào chữa thực hiện nhiệm vụ bào chữa trên những chứng cứ, tài liệu, trên cơ sở hồ sơ vụ án của CQTHTT nên người bào chữa

không hiểu rõ hết những tình tiết nào của vụ án sẽ có lợi cho bị cáo, tình tiết nào là tình tiết ngoại phạm của bị cáo, chỉ bị cáo mới biết những tình tiết quan trọng đó

của vụ án. Sự tham gia phiên tòa của bị cáo là đảm bảo cần thiết, quan trọng để bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ.

Để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của bị cáo, pháp luật TTHS đã quy

định cho bị cáo là NCTN tham gia phiên tòa với một Hội thẩm là giáo viên hoặc cán

bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và tham gia phiên tòa xử kín, theo quy

định tại khoản 1 Điều 307 BLTTHS năm 2003: “thành phần Hội đồng xét xử phải

có một Hội thẩm là giáo viên hoặc là cán bộ Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí

Minh. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể quyết định xử kín”. Giáo viên, cán

bộ Đoàn vừa là người quản lý, giáo dục, vừa là những nhà tâm lý, sư phạm nên họ

Một phần của tài liệu đảm bảo quyền của bị can, bị cáo là người chưa thành niên trong giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử (Trang 52)