3.3.2.1 Chuẩn mực, chế độ kế toán áp dụng
- Đơn vị tiền tệ sử dụng: Đồng Việt Nam.
- Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp
Việt Nam ban hành kèm theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC ngày 14/09/2006 của Bộ Tài chính và các thông tư hướng dẫn.
- Niên độ kế toán: Kỳ kế toán năm được bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm.
- Tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán và chế độ kế toán hiện hành.
3.3.2.2 Phương pháp kế toán áp dụng
- Công ty tổ chức bộ máy kế toán theo hình thức tập trung.
- Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: Tính theo giá gốc, bao gồm giá
mua, chi phí thu mua, chi phí vận chuyển, chi phí trực tiếp đến quá trình mua hàng.
- Phương pháp tính giá xuất kho: Bình quân gia quyền cuối kỳ.
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Kê khai thường xuyên.
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính): Theo nguyên giá.
- Phương pháp khấu hao TSCĐ (hữu hình, vô hình, thuê tài chính):
34
- Tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ.
- Nguyên tắc ghi nhận vốn đầu tư của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổ phần,
vốn khác của chủ sở hữu: ghi nhận theo vốn thực góp của chủ sở hữu.
- Nguyên tắc ghi nhận lợi nhuận chưa phân phối: Lợi nhuận sau thuế chưa phân phối phản ánh trên BCĐKT là lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh
của năm nay và các khoản điều chỉnh do áp dụng hồi tố thay đổi chính sách kế toán và điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
+ Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vu: Doanh thu chưa có thuế
GTGT, tuân thủ quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”.
+ Doanh thu hoạt động tài chính: Bao gồm tiền gửi ngân hàng, tuân thủ quy định tại chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận chi phí thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành với chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại:
+ Chi phí thuế TNDN hiện hành được xác định trên cơ sở thu nhập chịu
thuế, thuế suất trong năm hiện hành (tạm tính từng quý theo quy định của
ngành thuế).
+ Chi phí thuế TNDN hoãn lại được xác định trên cơ sở số chênh lệch
tạm thời được khấu trừ, số chênh lệch tạm thời chịu thuế và thuế TNDN.
+ Không bù trừ chi phí thuế TNDN hiện hành với chi phí thuế TNDN
hoãn lại.
3.3.2.3 Hình thức sổ kế toán áp dụng
Công ty đang áp dụng hình thức Nhật ký – Sổ cái
- Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký – Sổ cái:
Các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh được kết hợp ghi chép theo
trình tự thời gian và theo nội dung kinh tế trên cùng một cuốn sổ kế toán tổng
hợp duy nhất là sổ Nhật ký – Sổ cái. Căn cứ để ghi sổ là các chứng từ kế toán
hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại.
- Trình tự ghi sổ:
Hàng ngày, căn cứ vào chứng từ kế toán hoặc bảng tổng hợp chứng từ kế
toán cùng loại, kế toán tiến hành kiểm tra, định khoản và ghi vào Nhật ký – Sổ
cái. Mỗi chứng từ ghi vào Nhật ký – Sổ cái một dòng ở cả hai phần Nhật ký và phần Sổ cái (Theo quyết định số 48/2006/QĐ-BTC, trang 50)
35
Cuối kỳ, tiến hành khóa sổ, đối chiếu số liệu giữa Nhật ký – Sổ cái và bảng tổng hợp chi tiết và lập báo cáo tài chính.
Hình 3.3 Sơ đồ hình thức Nhật ký – Sổ cái
Ghi chú:
- Ghi hàng ngày
- Ghi cuối tháng hoặc định kỳ
- Đối chiếu, kiểm tra
Để giảm bớt khối lượng công việc nên năm 2013 Công ty đã sử dụng
phần mềm kế toán KT_VIETSUN để hỗ trợ cho công việc kế toán. Kế toán
thiết kế các mẫu sổ của hình thức Nhật ký – Sổ cái trên phần mềm kế toán
KT_VIETSUN, phần mềm này sẽ giúp cho việc tính toán các chỉ tiêu phát
sinh tháng, quý, năm được đơn giản hơn. Các tính năng:
Nhập và in phiếu thu, chi,UNC, phiếu nhập, phiếu xuất, chứng từ ghi sổ
(thay cho việc viết phiếu thu, chi, nhập xuất hàng ngày). Đặc biệt viết phiếu
thu theo từng hóa đơn nợ của khách hàng và cho nhiều khách hàng cùng lúc. Sổ thẻ kế toán chi tiết Sổ quỹ Bảng tổng hợp chứng từ kế toán Chứng từ kế toán Bảng tổng hợp chi tiết
BÁO CÁO TÀI CHÍNH NHẬT KÝ – SỔ CÁI
36
Viết phiếu chi cho nhiều hóa đơn cùng lúc. Viết phiếu thu, chi ngoại tệ với bất
kỳ loại ngoại tệ nào.