Cuối năm kế toán tiến hành phân phối lợi nhuận như sau:
- Chia cổ tức cho các cổ đông (phụ lục 8).
Lợi nhuận chia cổ tức = Lợi nhuận sau thuế x 50%
= 662.527.361 x 50% = 331.263.681 đồng
Hạch toán:
Nợ TK 4212: 331.263.681 Có TK 112: 331.263.681
Sau khi chia cổ tức lợi nhuận còn lại dùng trích lập các quỹ như sau:
- Trích lập quỹ dự phòng tài chính:
Quỹ dự phòng tài chính = (LNST – Lợi nhuận chia cổ tức) x 5%
= (662.527.361 – 331.263.681) x 5% = 16.563.184 đồng
Hạch toán:
Nợ TK 4212: 16.563.184 Có TK 415: 16.563.184 - Trích lập quỹ đầu tư phát triển:
Quỹ đầu tư phát triển = (LNST – Lợi nhuận chia cổ tức) x 10%
= (662.527.361 – 331.263.681) x 10% = 33.126.368 đồng
63
Nợ TK 4212: 33.126.368
Có TK 414: 33.126.368 - Trích lập quỹ khen thưởng, phúc lợi
Quỹ khen thưởng, phúc lợi = (LNST – Lợi nhuận chia cổ tức) x 85%
= (662.527.361 – 331.263.681) x 85% = 281.574.128 đồng
Hạch toán:
Nợ TK 4212: 281.574.128 Có TK 431: 281.574.128
Nhận xét:
Ưu điểm: Nhìn chung Công ty đã tự mình tăng cường công tác quản lý,
tự chủ trong kinh doanh, luôn đảm bảo đúng nguyên tắc hạch toán kế toán, đặc
biệt là trong công tác kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi
nhuận:
- Về cơ bản, Công ty thực hiện tốt việc tổ chức hệ thống sổ sách, các chứng từ sử dụng trong quá trình hạch toán đều phù hợp với yêu cầu kinh tế,
tính pháp lý của nghiệp vụ và theo đúng mẩu của Bộ Tài chính ban hành,
thông tin ghi chép đầy đủ, chính xác với nghiệp vụ kinh tế phát sinh.
- Tổ chức luân chuyển chứng từ hợp lý, các chứng từ được phân loại, hệ
thống hóa theo trình tự thời gian phát sinh các nghiệp vụ. Các chứng từ được lưu giữ, bảo quản cẩn thận.
- Chế độ báo cáo tài chính và báo cáo thông lệ được thực hiện một cách kịp thời, đáp ứng một phần yêu cầu quản lý của Nhà nước và của ban lãnh đạo
Công ty.
- Công ty tổ chức bộ máy kế toán tập trung phù hợp với đặc điểm cơ cấu
quản lý và quy chế hoạt động, giúp nhân viên kế toán cung cấp thông tin
nhanh chóng và chính xác, nâng cao chất lượng công tác kế toán, phục vụ kịp
thời cho việc chỉ đạo hoạt động kinh doanh.
- Qua thời gian thực tập em nhận thấy rằng hình thức Sổ Nhật ký – Sổ
cái là phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh đơn giản của Công ty vì Công ty sử dụng ít tài khoản kế toán và nghiệp vụ kinh tế phát sinh không nhiều, từ đó tạo điều kiện cho công tác kế toán tại đơn vị đạt hiệu quả cao.
Nhược điểm: Bên cạnh những mặt tích cực cần được phát huy thì công tác kế toán của Công ty vẫn còn một số hạn chế cần được khắc phục:
64
- Tuy bộ máy kế toán của Công ty bao gồm những người năng động,
nhiệt tình nhưng do sự phân công công việc cho các nhân viên chưa phù hợp. Điều này làm ảnh hưởng đến năng suất, hiệu quả làm việc trong Công ty.
- Hiện tại, Công ty đang áp dụng hình thức kế toán Nhật ký – sổ cái.
Công ty làm kế toán thủ công và lập chương trình kế toán trên excel để hỗ trợ
làm việc chứ không dùng phần mềm kế toán chuyên dụng nên việc xử lý các
nghiệp vụ kinh tế phát sinh còn chậm và hay sai sót, mất nhiều thời gian, phải
lập nhiều sổ, đôi khi đối chiếu còn dẫn đến nhầm lẫn.
4.3 ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ KINH DOANH CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2010 – 2012
4.3.1 Tỷ số về năng lực hoạt động
Dựa vào bảng cân đối kế toán (phụ lục 24) và bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty (bảng 3.1) tính toán được các bảng số liệu thể
hiện các tỷ số hoạt động qua 3 năm của Công ty.
4.3.1.1 Vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân
Bảng 4.1 Tỷ số vòng quay các khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân của
Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Tam Bình giai đoạn 2010 – 2012
Đánh giá:
Vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ biến đổi các khoản phải
thu thành tiền mặt. Qua bảng số liệu trên cho thấy số vòng thu hồi nợ này Năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính
2010 2011 2012
1. Doanh thu thuần Triệu đồng 5.036,3 6.283,6 6.962,2
2. Khoản phải thu ĐK Triệu đồng 1.507,4 1.161,9 2.282,0
3. Khoản phải thu CK Triệu đồng 1.161,9 2.282,0 2.196,3
4. Khoản phải thu BQ (4) = [(2)
+ (3)]/2 Triệu đồng 1.334,6 1.721,9 2.239,2
5. Vòng quay các khoản phải
thu (5)=(1)/(4) Vòng 3,8 3,6 3,1
6. Kỳ thu tiền bình quân (6) =
65
giảm dần qua các năm. Cụ thể, năm 2010 là 3,8 vòng, năm 2011 là 3,6 vòng giảm 0,2 vòng so với năm 2010, năm 2012 là 3,1 vòng giảm 0,5 vòng so với năm 2011. Điều này dẫn đến việc kéo dài thời gian thu tiền bình quân của
Công ty. Nguyên nhân chủ yếu là do Công ty nhận mở rộng, cải tạo một số
công trình tương đối lớn, thời gian thi công kéo dài làm ảnh hưởng tới kỳ thu
tiền của Công ty. Đây cũng là một trong những nguyên nhân làm giảm hiệu
quả sử dụng vốn và làm giảm tốc độ luân chuyển vốn của Công ty.
4.3.1.2 Vòng quay hàng tồn kho và thời gian tồn kho bình quân
Trong năm Công ty không có trị giá hàng tồn kho.
4.3.1.3 Vòng quay tài sản ngắn hạn
Bảng 4.2 Vòng quay tài sản ngắn hạn của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng
Tam Bình giai đoạn 2010 – 2012
Nguồn: số liệu trung bình các Công ty thuộc nhóm ngành xây dựng (phụ lục 25) <www.cophieu68.com>
Đánh giá:
Chỉ tiêu này phản ánh tình hình và hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn của
Công ty. Theo số liệu phân tích ở bảng trên (bảng 4.2) cho thấy số vòng quay tài sản ngắn hạn tăng giảm qua các năm nhưng đều cao hơn so với số liệu
ngành. Cụ thể năm 2010 tăng 0,9 vòng, năm 2011 tăng 1,1 vòng, năm 2012 tăng 0,9 vòng so với trung bình ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do tốc độ tăng
của doanh thu thuần tăng nhanh hơn so với tốc độ tăng trung bình của tài sản
Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 Số liệu ngành 2011
1. Doanh thu thuần Triệu đồng 5.036,3 6.283,6 6.962,2 x
2. Tài sản ngắn hạn ĐK Triệu đồng 3.200,5 2.014,6 3.902,8 x
3. Tài sản ngắn hạn CK Triệu đồng 2.014,6 3.902,8 3.273,0 x
4. Tài sản ngắn hạn bình
quân (4) = [(2) + (3)]/2 Triệu đồng 2.607,5 2.958,7 3.587,9 x 5. Vòng quay tài sản
66
ngắn hạn, điều này đồng nghĩa với việc sử dụng tài sản ngắn hạn của doanh
nghiệp trong thời gian qua là rất tốt và hiệu quả sử dụng vốn năm 2011 là cao nhất.
4.3.1.4 Vòng quay tài sản dài hạn
Bảng 4.3 Vòng quay tài sản dài hạn của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng
Tam Bình giai đoạn 2010 – 2012
Nguồn: số liệu trung bình các Công ty thuộc nhóm ngành xây dựng (phụ lục 25) <www.cophieu68.com>
Đánh giá:
Qua bảng 4.3 cho thấy hiệu suất sử dụng tài sản dài hạn của Công ty qua 3 năm luôn có xu hướng tăng, cụ thể là năm 2010 tăng 0,5 vòng, năm 2011 tăng 2,2 vòng, năm 2012 tăng 7,5 vòng so với số liệu ngành, nguyên nhân là
do năm 2010 Công ty đã cơ bản đầu tư xong máy móc, thiết bị phục vụ cho
việc hoạt động của Công ty và ít đầu tư thêm vào tài sản cố địnhở những năm
tiếp theo mà tập trung nâng cao lợi nhuận hoạt động nên doanh thu thuần được tăng dần lên . Điều này cho thấy việc sử dụng tài sản dài hạn của Công ty có
hiệu quả, Công ty đã đầu tư vào tải sản một cách hợp lý, tình hình hoạt động
của Công ty đang ngày càng phát triển.
4.3.1.5 Vòng quay tổng tài sản
Bảng 4.4 Vòng quay tổng tài sản của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Tam
Bình giai đoạn 2010 – 2012 Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính 2010 2011 2012 Số liệu ngành
1. Doanh thu thuần Triệu đồng 5.036,3 6.283,6 6.962,2 x
2. Tài sản dài hạn ĐK Triệu đồng 1.923,4 2.294,7 767,4 x
3. Tài sản dài hạn CK Triệu đồng 2.294,7 767,4 713,7 x
4. Tài sản dài hạn bình
quân (4) = [(2) + (3)]/2 Triệu đồng 2.109,1 1.531,0 740,5 x 5. Vòng quay tài sản dài
67
Nguồn: số liệu trung bình các Công ty thuộc nhóm ngành xây dựng (phụ lục 25) <www.cophieu68.com>
Đánh giá:
Hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty cao hơn so với trung bình
ngành và năm 2012 hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản là cao hơn hết. Cụ thể là
năm 2010 tăng 0,45 vòng, năm 2011 tăng 0,75 vòng, năm 2012 tăng 0,95 vòng so với trung bình ngành. Nguyên nhân là do tốc độ tăng của doanh thu tăng
nhanh hơn tốc độ tăng của tổng tài sản bình quân. Điều này chứng tỏ Công ty đang đầu tư tài sản đúng hướng và hiệu suất đạt được là khá tốt, Công ty nên tiếp tục nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn và dài hạn để tăng hiệu
quả sử dụng toàn bộ tài sản
4.3.1.6 Vòng quay vốn chủ sở hữu
Bảng 4.5 Vòng quay vốn chủ sở hữu của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng
Tam Bình giai đoạn 2010 – 2012
Năm Chỉ tiêu Đơn vị tính
2010 2011 2012
Số liệu ngành
1. Doanh thu thuần Triệu đồng 5.036,3 6.283,6 6.962,2 x
2. Tổng tài sản ĐK Triệu đồng 5.123,8 4.309,3 4.670,2 x 3. Tổng tài sản CK Triệu đồng 4.309,3 4.670,2 3.986,7 x 4. Tổng tài sản bình
quân (4) = [(2) + (3)]/2 Triệu đồng 4.716,6 4.489,7 4.328,4 x 5. Vòng quay tổng tài
68
Nguồn: số liệu trung bình các Công ty thuộc nhóm ngành xây dựng (phụ lục 25) <www.cophieu68.com>
Đánh giá:
Nhìn chung vòng quay vốn chủ sở hữu của Công ty tăng đều qua các năm. Cụ thể năm 2010 tăng 0,4 vòng, năm 2011 tăng 1,1 vòng, năm 2012 tăng
1,3 vòng so với trung bình ngành. Nguyên nhân chủ yếu là do thời gian vừa
qua vốn chủ sở hữu bình quân của Công ty tăng nhẹ trong khi doanh thu thuần tăng với tốc độ nhanh hơn, điều đó cho thấy việc sử dụng vốn chủ sở hữu của
Công ty có hiệu quả tốt.
Nhận xét: Nhìn chung các tỷ số về năng lực hoạt động của Công ty tương đối ổn định tăng dần qua các năm và đều cao hơn số liệu trung bình ngành. Từ đó cho thấy mức độ hiệu quả trong việc sử dụng tài sản và vốn chủ
sở hữu của công ty. Tuy nhiên công ty cũng cần phải có những chính sách phù hợp để rút ngắn số ngày thu tiền bình quân từ khách hàng, như thế công ty sẽ
giảm bớt gánh nặng về vốn vay, hạn chế chi phí lãi vay sẽ giúp cho quá trình
kinh doanh đạt hiệu quả tốt hơn.
4.3.2 Tỷ số về khả năng sinh lời
Lợi nhuận là mục tiêu của doanh nghiệp đồng thời cũng là hệ quả của
các quyết định quản trị, thể hiện hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Vì vậy, lợi nhuận là chỉ tiêu mà bất cứ nhà đầu tư nào muốn đặt quan hệ với
doanh nghiệp cũng đều quan tâm. Tuy nhiên, để nhận thức đúng đắn về lợi
nhuận không phải chỉ quan tâm đến tổng mức lợi nhuận mà cần phải đặt lợi
nhuận trong mối quan hệ với vốn, tài sản, nguồn lực kinh tế tài chính mà Năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính
2010 2011 2012
Số liệu ngành 1. Doanh thu thuần Triệu đồng 5.036,3 6.283,6 6.962,2 x 2. Vốn chủ sở hữu ĐK Triệu đồng 1.408,6 1.540,8 1.471,1 x 3. Vốn chủ sở hữu CK Triệu đồng 1.540,8 1.471,1 1.744,0 x 4. Vốn chủ sở hữu bình
quân (4) = [(2) + (3)]/2 Triệu đồng 1.474,7 1.521,3 1.607,5 x 5. Vòng quay vốn chủ sở
69
doanh nghiệp đã sử dụng để tạo ra lợi nhuận trong từng phạm vi, trách nhiệm
cụ thể.
Từ bảng kết quả hoạt động kinh doanh (bảng 3.1) và bảng cân đối kế
toán (phụ lục 4) giai đoạn 2010 - 2012 tính toán được bảng sau:
Bảng 4.6 Các tỷ số về khả năng sinh lời của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng
Tam Bình giai đoạn 2010 – 2012
Nguồn: số liệu trung bình các Công ty thuộc nhóm ngành xây dựng (phụ lục 25) <www.cophieu68.com>
4.3.2.1 Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)
Trong năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thì đem lại 7,5 đồng lợi nhuận cao hơn 3,5 đồng so với trung bình ngành, đến năm 2011 thì 100 đồng doanh
thu chỉ đem lại 2,3 đồng lợi nhuận, thấp hơn 1,7 đồng so với trung bình ngành. Năm
Chỉ tiêu Đơn vị tính
2010 2011 2012
Số liệu ngành 1. Lợi nhuận ròng Triệu đồng 377,4 144,4 662,5 x
2. Doanh thu thuần Triệu đồng 5.036,3 6.283,6 6.962,2 x
3. Tổng tài sản đầu kỳ Triệu đồng 5.123,8 4.309,3 4.670,2 x 4. Tổng tài sản cuối kỳ Triệu đồng 4.309,3 4.670,2 3.986,7 x 5. Tổng tài sản bình quân
(5) = [(3) + (4)]/2 Triệu đồng 4.716,6 4.489,7 4.328,4 x
6. Vốn chủ sở hữu đầu kỳ Triệu đồng 1.408,6 1.540,8 1.471,1 x 7. Vốn chủ sở hữu CK Triệu đồng 1.540,8 1.471,1 1.744,0 x 8. Vốn chủ sở hữu bình
quân (8) = [(6) + (7)]/2 Triệu đồng 1.474,7 1.506 1.607,5 x
9. Tỷ số lợi nhuận ròng
trên doanh thu (9) = (1)/(2) % 7,5 2,3 9,5 4
10. Tỷ suất sinh lời của tài
sản (10) = (1) / (5) % 8,0 3,2 15,3 2
11. Tỷ suất sinh lời của
70
Nguyên nhân là do doanh nghiệp chưa kiểm soát tốt các khoản chi phí, số lượng tiêu thụ nhiều nhưng do chi phí cao dẫn đến tỷ số ROS trong năm của Công ty chưa tốt. Vì vậy Công ty cần cố gắng để phát triển hơn nữa. Sang năm
2012 tỷ số này đạt 9,6% và cao hơn chỉ số ngành là 5,5%, cho thấy Công ty đã có những chính sách quản lý tốt hơn làm cho tốc độ tăng của doanh thu thuần nhanh hơn tốc độ tăng của chi phí nên dẫn đến tỷ số lợi nhuận trên doanh thu
tăng. Công ty cần cố gắng duy trì và phát huy để đạt được hiệu quả tốt hơn nưa trong tương lai.
4.3.2.2 Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA)
Chỉ tiêu này phản ánh 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua bảng phân tích ở trên (bảng 4.6) cho thấy rằng
tỷ suất này qua các năm đều cao hơn tỷ suất trung bình ngành. Năm 2011 tỷ
suất sinh lợi của doanh nghiệp giảm 4,8% so với năm 2010 nguyên nhân là do tỷ số lợi nhuận ròng của công ty giảm mạnh. Nhưng đến năm 2012 Công ty đã chú ý hơn trong việc bố trí, quản lý và sử dụng tài sản để phục vụ cho hoạt động kinh doanh cũng như nâng cao doanh lợi tiêu thụ nên tỷ số lợi nhuận
ròng tăng lên đáng kể là 15,3% tăng 13,3% so với tỷ số bình quân ngành. Do
đó, trong những năm tới công ty cần nâng cao hơn nữa việc sử dụng tài sản
một cách hiệu quả nhất nhằm tạo ra mức lợi nhuận cao hơn, tức là việc sử
dụng tài sản hiệu quả hơn.
4.3.2.3 Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu cho biết 100 đồng vốn chủ sở hữu
tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận. Qua phân tích ở bảng trên cho thấy rằng ROE
của công ty cao hơn ROA nhiều, điều đó cho biết vốn tự có của Công ty tương đối thấp và hoạt động vẫn còn chịu ảnh hưởng bởi những khoản vay ngân
hàng. Năm 2011cứ 100 đồng vốn thì có 9,5 đồng lợi nhuận giảm 16,1 đồng so
với năm 2010 nhưng vẫn cao hơn trung bình ngành 0,5đồng, đến năm 2012 thì
100 đồng vốn tạo ra 41,2 đồng lợi nhuận, cao hơn trung bình ngành 32,2 đồng. Từ đó cho thấy công ty đã có những chiến lược quản lý vốn tự có tốt hơn, thực
hiện những chính sách sử dụng vốn hợp lý hơn qua các năm.
Nhận xét: Bên cạnh các tỷ số về năng lực hoạt động thì tỷ số về khả năng sinh lời cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hiệu quả kinh doanh của doanh
nghiệp. Cụ thể mức sinh lời của doanh thu, tài sản và vốn chủ sở hữu giai đoạn