Kế toán phân phối lợi nhuận

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng tam bình (Trang 35)

a) Khái niệm

Phân phối kết quả kinh doanh là sự phân chia lãi hoặc lỗ của doanh

nghiệp qua một kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh.

Đối với Công ty TNHH, Công ty cổ phần, Doanh nghiệp tư nhân,… sau

khi nộp các khoản phải nộp vào ngân sách Nhà nước, phần lợi nhuận còn lại

Kết chuyển lỗ phát sinh trong kỳ

TK 515 TK 711 TK 421 TK 511 TK 911 Cuối kỳ kết chuyển giá vốn hàng bán Cuối kỳ kết chuyển chi phí tài chính Kết chuyển chi phí quản lý doanh nghiệp Cuối kỳ kết chuyển chi phí khác Cuối kỳ kết chuyển thuế TNDN Kết chuyển lãi phát sinh trong kỳ

Kết chuyển doanh thu

Kết chuyển thu nhập tài chính

Kết chuyển thu nhập khác TK 632 TK 635 TK 642 TK 811 TK 821 TK 421

23

được giữ lại làm vốn, trích lập các quỹ, phân chia theo quy định hoặc theo sự

thỏa thuận trước.

b) Nguyên tắc hạch toán

- Kết quả từ hoạt động kinh doanh phản ánh trên TK 421 là lợi nhuận sau

thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc số lỗ từ hoạt động kinh doanh

- Việc phân chia lợi nhuận hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải đảm bảo rõ ràng, rành mạch và theo đúng chính sách tài chính hiện hành.

- Phải hạch toán chi tiết kết quả kinh doanh của từng năm tài chính, đồng

thời theo dõi chi tiết theo từng nội dung phân chia lợi nhuận của doanh nghiệp

(trích lập các quỹ, bổ sung nguồn vốn kinh doanh, chia cổ tức, lợi nhuận cho

các cổ động, cho các nhà đầu tư).

c) Chứng từ sử dụng

Biên bản quyết định phân phối lợi nhuận của Hội đồng quản trị, phiếu

chi, giấy báo nợ,…

d) Tài khoản sử dụng

Tài khoản 421 – Lợi nhuận chưa phân phối

Tài khoản 421 có 02 tài khoản cấp 2

- TK 4211: Lợi nhuận năm trước

- TK 4212: Lợi nhuận năm nay

Kết cấu tài khoản

- Bên nợ:

+ Số lỗ về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chưa xử lý đầu kỳ

+ Chia cổ tức, lợi nhuận cho các cổ đông, nhà đầu tư,…

+ Trích lập các quỹ doanh nghiệp

+ Số lỗ về hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp

- Bên có:

+ Số lợi nhuận từ hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp chưa

phân phối hoặc chưa sử dụng

+ Số lợi nhuận thực tế của hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh

nghiệp trong kỳ

24

Tài khoản 421 có thể có số dư cuối kỳ bên nợ hoặc bên có, số dư bên nợ

là số lỗ từ hoạt động kinh doanh, dư có là số lãi chưa phân phối. Sơ đồ hạch toán lợi nhuận chưa phân phối

Hình 2.11 Sơ đồ hạch toán lợi nhuận chưa phân phối

2.1.4 Các tỷ số tài chính đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh

2.1.4.1 Tỷ số về năng lực hoạt động

a) Vòng quay các khoản phải thu

Số vòng quay các khoản phải thu phản ánh tốc độ chuyển đổi giữa các

khoản phải thu của doanh nghiệp. Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ, lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng (Phạm Văn Được,

2007, trang 179). Công thức: TK 911 TK 421 TK 911 TK 414, 415, 431 TK 411 TK 111, 112, 338 Kết chuyển lỗ Trích lập các quỹ

Bổ sung vốn kinh doanh

Chia lãi cho các bên tham gia

Kết chuyển lãi

Vòng quay các khoản phải thu =

Doanh thu thuần

Các khoản phải thu bình quân

25

b) Kỳ thu tiền bình quân

Kỳ thu tiền bình quân đo lường hiệu quả thu hồi nợ của doanh nghiệp.

Tỷ số này cho biết bình quân phải mất bao nhiêu ngày để thu hồi một khoản

phải thu (Bành Thị Cẩm Uyên, 2009, trang 373). Kỳ thu tiền bình quân được tính như sau:

c) Vòng quay hàng tồn kho

Số vòng quay hàng tồn kho phản ánh hàng tồn kho của doanh nghiệp được quay bao nhiêu lần trong một năm, tỷ số này càng cao chứng tỏ khả năng

quản trị hàng tồn kho của doanh nghiệp càng tốt, điều này sẽ giúp cho doanh

nghiệp giảm được chi phí bảo quản, hao hụt và vốn tồn động ở hàng tồn kho

(Bành Thị Cẩm Uyên, 2009, trang 370).

Vòng quay của hàng tồn kho được tính bằng công thức:

d) Thời gian tồn kho bình quân

Chỉ số này cho biết độ dài của thời gian dự trữ và sự cung ứng hàng tồn

kho trong thời gian đó.

e) Vòng quay tài sản ngắn hạn

Tỷ số này phản ánh kết quả sử dụng tài sản ngắn hạn đạt được như thế

nào, vòng quay nhanh sẽ đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Kỳ thu tiền bình quân =

Vòng quay các khoản phải thu

Số ngày ước tính trong kỳ

(2.5)

Vòng quay hàng tồn kho =

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

(2.6)

Thời gian tồn kho bình quân =

Số vòng quay hàng tồn kho

Số ngày ước tính trong kỳ

26

f) Vòng quay tài sản dài hạn

Tỷ số này đo lường hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn. Vòng quay tài sản

dài hạn được xác định bằng công thức sau:

g) Vòng quay tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng toàn bộ tài sản nói chung. Số

vòng quay tổng tài sản càng cao thể hiện khả năng thu hồi vốn của doanh

nghiệp càng nhanh từ đó có điều kiện hạn chế bớt vốn dự trữ, vốn bị doanh

nghiệp khác sử dụng, vốn bị chiếm dụng lâu ngày,… (Bành Thị Cẩm uyên, 2009, trang 365).

Công thức:

h) Vòng quay vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu là vốn thường xuyên ổn định ở doanh nghiệp, có quyền

khai thác và sử dụng lâu dài cho hoạt động kinh doanh. Số vòng quay vốn chủ

sở hữu càng lớn phản ánh việc sử dụng vốn chủ sở hữu càng có hiệu quả và

ngược lại (Bành Thị Cẩm Uyên, 2009, trang 366).

2.1.4.2 Tỷ số về khả năng sinh lời

a) Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (Return on Sales - ROS)

Chỉ tiêu này phản ánh một trăm đồng doanh thu của doanh nghiệp sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu càng

Vòng quay tài sản ngắn hạn =

Doanh thu thuần

Tài sản ngắn hạn bình quân

(2.8)

Vòng quay tài sản dài hạn =

Doanh thu thuần

Tài sản dài hạn bình quân

(2.9)

Vòng quay tổng tài sản =

Doanh thu thuần

Tổng tài sản bình quân

(2.10)

Vòng quay vốn chủ sở hữu =

Vốn chủ sở hữu bình quân Doanh thu thuần

27

lớn thì cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp càng tốt (Bành Thị Cẩm

Uyên, 2009, trang 392). Công thức:

b) Tỷ suất sinh lời của tài sản (Return on Assets - ROA)

Tỷ số này phản ánh 100 đồng tài sản của doanh nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận (Bành Thị Cẩm Uyên, 2009, trang 393).

Tỷ suất sinh lời của tài sản được xác định bằng công thức:

c) Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu (Return on equity - ROE)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn chủ sở hữu, cho biết một đồng vốn chủ sở hữu thì tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận (Bành Thị Cẩm

Uyên, 2009, trang 393).

Đây là một tỷ số rất quan trọng đối với các cố đông vì nó gắn liền với

hiệu quả đầu tư của họ.

2.2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

Nguyễn Hải Linh (2009) nghiên cứu ”Kế toán xác định và phân tích kết

quả hoạt động kinh doanh của Công ty Nông sản thực phẩm Xuất khẩu Cần Thơ”, LVTN đại học, Đại học Cần Thơ. Tác giả thu thập số liệu thứ cấp từ

phòng kế toán; và quan sát quy trình hạch toán lưu chuyển chứng từ của Công ty để đánh giá công tác tổ chức kế toán; đồng thời tiến hành hạch toán một số

nghiệp vụ thực tế phát sinh, ghi sổ kế toán. Bên cạnh đó, tác giả sử dụng phương pháp so sánh để phân tích kết quả kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2006 - 2008. Kết quả nghiên cứu cho thấy, công tác tổ chức kế toán của

công ty còn nhiều hạn chế như không mở sổ chi tiết theo dõi cho từng mặt

Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu =

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

x 100% (2.12)

Tỷ suất sinh lời của tài sản =

Lợi nhuận ròng

Tổng tài sản bình quân

x 100% (2.13)

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu =

Lợi nhuận ròng

Vốn chủ sở hữu bình quân

28

hàng, công tác kế toán quản trị chưa được chú ý, môt số chứng từ không hợp

lệ; từ đó tác giả đã đề ra những giải pháp giúp công ty cải thiện công tác kế

toán như kế toán cần mở sổ chi tiết theo dõi từng mặt hàng giúp cho công tác quản lý, đánh giá hiệu quả kinh doanh từ đó hỗ trợ nhà quản lý ra quyết định

kinh doanh.

Phan Thị Mỹ Nương (2009) nghiên cứu ”kế toán xác định kết quả kinh

doanh và phân phối lợi nhuận tại Công Ty TNHH SX-TM-DV và Xây Dựng

Lý Tài Phát”, LVTN đại học, Đại học Cửu Long. Tác giả thu thập số liệu thứ

cấp từ phòng kế toán; và quan sát tìm hiểu tình hình thực tế tại Công ty; đồng

thời tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Bên cạnh đó tác

giả sử dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối để phân tích đánh

giá tổng quát kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty. Trên cơ sở đó, tác giả đã đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao kết quả hoạt động kinh doanh của

Công ty.

 Qua lược khảo tài liệu cho thấy, các nghiên cứu trước đây thường sử

dụng các số liệu thứ cấp thu thập từ phòng kế toán; bên cạnh đó quan sát quy

trình hạch toán luân chuyển chứng từ tại đơn vị. Từ đó, các tác giả thực hiện

hạch toán một số nghiệp vụ thực tế phát sinh, tiến hành ghi sổ. Do vậy, nghiên cứu của em kế thừa phương pháp nghiên cứu của Nguyễn Hải Linh (2009),

Phan Thị Mỹ Nương (2009) là tiến hành hạch toán một số nghiệp vụ kinh tế

chủ yếu, thực hiện phân tích quy trình hạch toán và luân chuyển chứng từ của

quá trình kế toán xác định KQKD và phân phối lợi nhuận; đồng thời em kết

hợp đánh giá KQKD thông qua phương pháp so sánh các tỷ số về năng lực

hoạt động và tỷ số về khả năng sinh lời của công ty để từ đó đưa ra các giải

pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toán, nâng cao lợi nhuận cho công ty.

2.3 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.3.1 Phương pháp thu thập số liệu

Số liệu thu thập được là số liệu thứ cấp lấy từ sổ kế toán, báo cáo tài chính do phòng kế toán của Công ty cổ phần tư vấn xây dựng Tam Bình cung cấp.

2.3.2 Phương pháp phân tích số liệu

 Đối với mục tiêu xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận

của Công ty được thực hiện bằng cách sử dụng phương pháp kế toán theo hình thức Nhật ký – Sổ cái.

29

Đây là phương pháp được sử dụng lâu đời và phổ biến nhất. So sánh phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa

có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để xác định xu hướng biến động

của các chỉ tiêu. Nó cho phép chúng ta tổng hợp được những nét chung, tách ra những nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được các mặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải pháp quản lý tối ưu trong mỗi trường hợp cụ thể. Khi sử dụng phương pháp so sánh, các nhà phân tích cần chú ý một số vấn đề sau đây:

- Điều kiện so sánh: chỉ tiêu nghiên cứu muốn so sánh được phải đảm

bảo thống nhất về nội dung kinh tế, thống nhất về phương pháp tính toán,

thống nhất về thời gian và đơn vị đo lường.

- Lựa chọn tiêu chuẩn so sánh: là lựa chọn chỉ tiêu của một kỳ làm căn

cứ để so sánh được gọi là kỳ gốc. Các chỉ tiêu được so sánh với kỳ gốc được

gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện.

- Các dạng so sánh:

+ So sánh bằng số tuyệt đối: là hiệu số của 2 chỉ tiêu, chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Ví dụ: so sánh giữa kết quả thực hiện và kế hoạch hoặc

giữa thực hiện kỳ này và thực hiện kỳ trước.

+ So sánh bằng số tương đối: là tỷ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân

tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

 Phương pháp phân tích các nhóm tỷ số về năng lực hoạt động và nhóm tỷ số về khả năng sinh lời để đánh giá kết quả kinh doanh của Công ty.

 Đối với mục tiêu đề ra giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động

của Công ty được thực hiện bằng cách căn cứ vào những phân tích từ thực tế

30

CHƯƠNG 3

GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN TƯ VẤN

XÂY DỰNG TAM BÌNH

3.1 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH

Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Tam Bình được chuyển đổi từ Ban

Quản lý Xây dựng Huyện Tam Bình.

- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng Nhân dân và Ủy ban Nhân dân của

Quốc hội Nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam ngày 26/11/2003: - Căn cứ Quyết Định số 2206/QĐ. UBND ngày 29/10/2007 của Ủy ban

Nhân dân Tỉnh Vĩnh Long về việc phê duyệt phương án chuyển đổi các Ban

Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản cấp Tỉnh và Huyện thị.

- Căn cứ Quyết Định 796/QĐ. UBND ngày 14/05/2008 về việc phê duyệt phương án chuyển đổi Ban Quản lý xây dựng cơ bản Huyện Tam Bình thành Công ty Cổ phần Tư vấn Xây dựng Tam Bình.

- Công ty đăng ký kinh doanh lần đầu ngày 26/06/2008 và đăng ký thay

đổi lần thứ nhất ngày 26/08/2008.

- Tên giao dịch bằng tiếng Anh: Tam Bình Construction Consulting Joint Stock Company.

- Tên viết tắt: TBCO

- Địa chỉ trụ sở: Đường Võ Tấn Đức, Khóm II, Thị trấn Tam Bình, Huyện Tam Bình, Tỉnh Vĩnh Long.

- Điện thoại: 070.3860656 Fax: 070.3711364 - Email: Ctytbco@yahoo.com.vn

- Giấy chứng nhận kinh doanh số: 5403000077 ngày 26/06/2008 - Mã số thuế: 1500515224

- Vốn điều lệ: 1.000.000.000 VNĐ (100.000 Cổ phần)

31

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA CÔNG TY 3.2.1 Sơ đồ tổ chức 3.2.1 Sơ đồ tổ chức

Hình 3.1 Sơ đồ tổ chức của Công ty

3.2.2 Chức năng của từng bộ phận

- Hội Đồng Cổ Đông: Quyết định chia cổ tức và trích lập các quỹ, kiểm

tra việc thực hiện kế hoạch sản xuất và định hướng phát triển Công ty.

Bầu, bãi nhiệm và thay thế thành viên HĐQT, Ban Kiểm Soát và phê chuẩn bổ nhiệm ban Giám Đốc điều hành, kế toán trưởng.

- Hội đồng quản trị: Là cơ quan cao nhất của Công ty, HĐQT có quyền

nhân danh Công ty quyết định các vấn đề có liên quan đến mục dích, quyền lợi

và nghĩa vụ của Công ty phù hợp với pháp luật, ngoại trừ những vấn đề có

thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Ban kiểm soát: Kiểm tra tính hợp lý, hợp pháp trong quản lý và điều

hành hoạt động sản xuất kinh doanh, trong ghi chép sổ sách kế toán và báo cáo tài chính của Công ty, kiến nghị HĐQT các biện pháp bổ sung, cải tiến.

Phó Giám Đốc Phó Giám Đốc Phòng Kế hoạch - kỹ thuật Phòng Quản lý dự án Phòng Hành chính - Kế toán Hội Đồng Cổ Đông Hội Đồng Quản Trị Giám Đốc Ban kiểm soát

32

- Giám đốc: Là người trực tiếp quản lý và điều hành mọi hoạt động hàng ngày của Công ty đồng thời cũng là người chịu trách nhiệm chính về kết quả

quản lý cũng như hiệu quả sản xuất kinh doanh trước tổng Công ty và tập thể

Một phần của tài liệu kế toán xác định kết quả kinh doanh và phân phối lợi nhuận tại công ty cổ phần tư vấn xây dựng tam bình (Trang 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)