Trong vòng 5 năm trở lại đây, công nghiệp đồ gỗ nội thất là một trong những ngành công nghiệp thuộc vào nhóm những ngành công nghiệp phát triển nhanh, quá trình tiêu thụ đồ gỗ thất trong nước tăng nên theo từng năm,xuất hiện nhiều các công ty mới chuyên sản xuất đồ gỗ nội thất bên cạnh những doanh nghiệp truyền thống trong lĩnh vực này.Nguyên nhân do nhu cầu của người tiêu dùng về sản phẩm gỗ nội thất ngày càng tăng và có những thay đổi về thị hiếu,mẫu mã chủng loại hang hóa nên khiến cho số lượng sản xuất ra là chưa đáp ứng được về cả số lượng và chất lượng,mẫu mã chủng loại.Chính vì vậy đã hình thành nên nhiều doanh nghiệp sản xuất đồ gỗ nội thất để phục vụ cho nhu cầu gỗ nội thất trong và ngoài nước. Đặc điểm của những doanh nghiệp này là biết nắm bắt các nhu cầu thị trường,áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến,nên đã cho ra được những sản phẩm mới thỏa mãn nhu cầu người tiêu dùng,nên có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp truyền thống trong lĩnh vực này.
Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 46
Gỗ nội thất còn trở thành một trong 10 ngành xuất khẩu hàng đầu của Việt Nam. Thống kê của Vietrade cho thấy các nước châu Âu (28%), Nhật Bản (24%), và Hoa Kỳ (20%) vẫn là các thị trường xuất khẩu chính trong số 120 quốc gia và vùng lãnh thổ có mặt sản phẩm đồ gỗ nội thất Việt Nam. Xu hướng hàng nội thất bằng các loại gỗ rừng trồng như cao su, keo, tràm có ở mức giá trung bình vẫn tiếp tục được ưa chuộng.
Tiềm năng tiêu thụ đồ gỗ trong nước rất lớn, có khả năng mang lại doanh thu không kém xuất khẩu (trên 3 tỉ đô la Mỹ). Nhưng đa số các doanh nghiệp lại tập trung quá nhiều vào khách hàng là các đối tượng lớn mà bỏ quên các khách hàng nhỏ lẻ . Hướng đến đối tượng người tiêu dùng nhỏ lẻ là có nhiều tiềm năng nhưng doanh nghiệp cần phải có vốn mạnh để xây dựng hệ thống phân phối, bán lẻ, và trữ hàng tồn kho. Hiện tại, nhiều doanh nghiệp trên các lĩnh vực khác lo lắng khi hàng loạt hiệp định thương mại ký kết có hiệu lực sẽ phải gánh thêm áp lực cạnh tranh hàng ngoại tràn vào, song riêng hàng gỗ nội thất, các doanh nghiệp lại nhìn thấy cơ hội nhiều hơn. Vì gỗ sản xuất hầu hết phải nhập khẩu, nếu giảm thuế doanh nghiệp sẽ hạ được giá thành, dễ dàng chiếm lĩnh thị trường trong nước và hàng xuất đi thuế giảm sẽ tăng được sức cạnh tranh.
Qua nghiên cứu lý luận về phát triển thị trường tiêu thụ, kinh nghiệm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của các doanh nghiệp trên thế giới và ở Việt Nam, xuất phát từ thực tiễn hoạt động của công ty TNHH Vũ Thịnh thì việc nghiên cứu và đưa ra giải pháp nhằm phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm đối với công ty TNHH Vũ Thịnh là yếu tố cần thiết để phục vụ cho hoạt động phát triển của công ty.