Kinh nghiệm phát triển thị trường của DN nước ngoài

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh vũ thịnh (Trang 51)

Với sự bùng nổ xây dựng trong khu vực những năm qua, đặc biệt là các dự án xây dựng văn phòng cho thuê, căn hộ cao cấp, các khu chung cư cao tầng và một loạt các dự án cho những người có mức thu nhập trung bình, các nhà nhập khẩu của khu vực đang phải tìm kiếm nguồn cung cấp đồ gỗ với giá cả cạnh tranh hơn từ các khu vực khác trên thế giới đặc biệt là từ các nước Châu Á.

Theo khảo sát của tạp chí the Gulf Interior Design, thị trường đồ gỗ của khu vực Trung Đông vẫn là một thì trường lớn và có tốc độ tăng trưởng lớn nhất trên thế giới trong đó còn rất nhiều thị trường của một số nước vẫn còn chưa được khai thác. Ngành công nghiệp đồ gỗ và trang trí nội thất của khu vực sẽ tăng khoảng 10,9% trong giai đoạn 2010-2013 và có thể sẽ còn tăng cao hơn nữa khi giá dầu phục hồi và tăng trưởng trở lại. Điều này sẽ giúp cho các nước trong vực tiếp tục thực hiện các dự án xây dựng của mình và có ngân sách đểđầu tư cho các dự án mới.

Xu hướng chung về thị trường đồ gỗ của khu vực thì đồ gỗ nhập khẩu sẽ nghiêng theo xu hướng phân khúc của thị trường theo các nhóm sản phẩm như: đồ gỗ phục vụ gia đình, đồ gỗ văn phòng, đồ gỗ khách sạn, đồ gỗ ngoài trời, đồ gỗ trong nhà, đồ gỗ dành cho trẻ em...Trong tương lai gần thì nhập khẩu đồ gỗ và trang trí nội thất sẽ được cân bằng hơn giữa những sản phẩm đắt tiền và sản phẩm có mức giá trung bình và thấp.Ở Thái Lan, họ đã có các chính sách bổ trợ quan trọng, như chính sách phát triển các cụm công nghiệp. Mục tiêu của chính sách này là thúc đẩy mỗi công ty, doanh nghiệp phát triển một sản phẩm của mình, đặc biệt là sản phẩm truyền thống, sản phẩm chính. Chính sách này được thực thi dựa trên các cơ chế khuyến khích về chính sách, hành chính, tạo dựng mạng lưới và các chiến lược marketing. Một mặt, chính phủ Thái Lan khuyến khích các doanh nhân và thúc đẩy tinh thần kinh doanh;

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 44

mặt khác, hỗ trợ bằng các hoạt động tư vấn và thảo luận giữa cộng đồng địa phương và chuyên gia về việc sử dụng lao động, cung ứng nguyên vật liệu, quá trình thiết kế và marketing. Trong số các sản phẩm của doanh nhiệp sản xuất, họ tập trung tìm ra một sản phẩm mạnh nhất, gọi là “sản phẩm vô địch”, sau đó lấy giấy chứng nhận của chính quyền địa phương về sản phẩm. Trên cơ sở đó, có những xem xét và nghiên cứu để phản ứng với nhu cầu của thị trường và tiêu chuẩn chất lượng một cách phù hợp.

Bên cạnh đó, Nhật Bản lại có những chính sách phát triển thị trường tiêu thụ khác.Ngày 16/11, Tổ chức Hợp tác quốc tế Nhật Bản (JICA) và Sở Công thương tỉnh Đồng Nai phối hợp tổ chức hội thảo "Chia sẻ kinh nghiệm hoạt động, tiêu thụ sản phẩm của hợp tác xã (HTX) nông nghiệp Nhật Bản". Tham dự hội thảo có hơn 300 nông dân, xã viên và đại diện các ban quản lý HTX trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Ông Kiminori Zaitsu, chuyên gia về HTX nông nghiệp Nhật Bản cho biết: Hiện nay tại Nhật Bản có 741 HTX dịch vụ tổng hợp. Những HTX này sẽ lập kế hoạch từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ nông sản. Quá trình thực hiện các khâu sản xuất đến tiêu thụ trên đều liên kết chặt chẽ với từng xã viên, nhờ đó tính ổn định từ khâu sản xuất đến đầu ra của sản phẩm luôn được bảo đảm.

Theo Cục Kinh tế hợp tác và phát triển nông thôn (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), ở nước ta hiện có khoảng hơn 9.000 hợp tác xã, trong đó tập trung chủ yếu ở các tỉnh đồng bằng sông Hồng và Đông Bắc Bộ. Các HXT chủ yếu hoạt động theo mô hình cũ, thiếu tính liên kết chặt chẽ. Những HTX dịch vụ mang tính cạnh tranh cao, đặc biệt là dịch vụ tiêu thụ sản phẩm và chế biến vẫn còn chiếm tỷ lệ rất thấp. Năm 2011, cả nước có gần 3.000 HTX hoạt động khá, hơn 4.000 HTX xếp loại trung bình và gần 2.000 HXT hoạt động yếu kém. Khó khăn chủ yếu của các HTX nông nghiệp hiện nay là trình độ quản lý hạn chế, cơ sở vật chất kỹ thuật, trình độ công nghệ thấp và thiếu vốn.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 45

Tại hội thảo, các chuyên gia về HTX nông nghiệp Nhật Bản cho rằng, để mô hình HTX phát triển bền vững cần có sự liên kết chặt chẽ giữa các xã viên, các tổ sản xuất với HTX và giữa các HTX với các thành phần kinh tế, doanh nghiệp. Khi tạo được quy trình khép kín từ khâu sản xuất đến khâu tiêu thụ sản phẩm sẽ ổn định, sản phẩm làm ra sẽ đến với thị trường và người tiêu dùng dễ dàng hơn. Cùng với việc quyền lợi của các xã viên được bảo đảm, số lượng các xã viên tham gia vào HTX sẽ tăng lên. Theo các chuyên gia Nhật Bản, lợi ích kinh tế của xã viên, người nông dân phải được đặt lên đầu trong hoạt động của HTX nông nghiệp. Ngoài ra, cần thực hiện các chương trình lồng ghép phát triển nông nghiệp nông thôn với việc mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của HTX. Các đại biểu cũng cho rằng, cần nhân rộng các điển hình HTX thành công trong việc thực hiện các dịch vụ kinh tế như tiêu thụ, cung ứng sản phẩm và các dịch vụ tín dụng nội bộ, để triển khai cho nhiều HTX khác học hỏi và thực hiện.

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh vũ thịnh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)