Chức năng nhiệm vụ của công ty TNHH Vũ Thịnh

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh vũ thịnh (Trang 60)

Chức năng

Sản xuất các sản phẩm sản xuất chế biến mua bán nông lâm sản , mua bán hàng nội thất văn phòng, gia đình trường học, xây dựng, dân dụng, kinh doanh nhà nghỉ, gia công cơ khí hàng khung nhôm kính, cửa sắt sen hoa, mua bán hàng điện tử, điện lạnh, vật liệu xây dựng. Tổ chức liên doanh liên kết với các đơn vị trong nước, đối tác làm ăn không phân biệt các thành phần kinh tế quốc doanh, tư nhân mà chỉ nhằm mục đích mở rộng và phát triển sản xuất kinh doanh.

Công ty đã chú trọng đến công tác thị trường, đặt các tổng đại lý bán hàng trong cả nước.

Nhiệm vụ

Xây dựng thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh ngắn và dài hạn, không ngừng nâng cao hiệu quả và mở rộng sản xuất kinh doanh, tự quản lý trong sử dụng vốn, trang trải và chi phí làm tròn nghĩa vụ đối với nhà nước trên cơ sở tận dụng năng lực sản xuất và tiến bộ khoa học kỹ thuật.

Tổ chức nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên. Thực hiện phân phối theo lao động và công bằng xã hội, không ngừng nâng cao trình độ văn hoá nghề nghiệp của cán bộ CNV trong công ty.

Chấp hành nghiêm chỉnh mọi chủ trương chính sách của nhà nước về quản lý công ty, sản xuất và người lao động. Thực hiện báo cáo một cách trung thực theo chếđộ nhà nước quy định.

Làm tròn công tác bảo vệ môi trường, bảo vệ công ty, giữ gìn an ninh trật tự, ngoài ra công ty còn thực hiện tốt nghĩa vụ quốc phòng.

Cùng với sự nỗ lực phấn đấu, vươn lên của tập thể cán bộ công ty, chất lượng sản phẩm của Công ty ngày càng được cải tiến, mẫu mã ngày càng đa dạng đáp ứng kịp thời thị hiếu của người tiêu dùng. Sản phẩm của Công ty TNHH Vũ Thịnh đã tạo được uy tín trong tâm trí người tiêu dùng về chất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 53

lượng, chủng loại, mẫu mã. Tuy nhiên công ty còn phải đầu tư thêm máy móc thiệt bị hiện đại để sản phẩm có tính cạnh tranh hơn. Về tiêu chuẩn hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm. Năm 2001 đến năm 2003, công ty đã cố gắng phấn đấu mở rộng thị trường, tăng năng lực sản xuất. Điều này thể hiện ở kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty, lợi nhuận và doanh thu. Và qua đó ta cũng thấy thu nhập bình quân đầu người tăng lên, điều đó đã làm cho công nhân viên trong công ty yên tâm hơn trong công việc của mình.

3.2.1.4 Các sản phẩm của công ty TNHH Vũ Thịnh.

Công ty TNHH Vũ Thịnh có các nghành nghề sản xuất và kinh doanh chính là:

- Sản xuất, mua bán hàng nội thất, văn phòng, gia đình, trường học. - Vận tải hàng hoá bằng ô tô, vận tải hành khách bằng ô tô theo hợp đồng. - Xây dựng dân dụng.

- Kinh doanh nhà nghỉ.

- Gia công cơ khí, hàng khung nhôm kính, cửa sắt, sen hoa.

- Mua bán hàng điện tử, điện lạnh, vật liệu xây dựng, sắt thép, xăng dầu, chất đốt, hoá chất (trừ các loại nhà nước cấm ) và kinh doanh một số ngành nghề khác như: kinh doanh dịch vụ, thương mại phạm vi trong tỉnh, các vùng lân cận và trên toàn quốc.

3.2.1.5 Tình hình công nghệ và năng lực sản xuất của Công ty 3.2.1.5.1 Công nghệ sản xuất đồ gỗ nội thất

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 54

Sơ đồ 3.1: Dây chuyền công nghệ sản xuất

- Xưởng xẻ và pha gỗ thành khí: Là tuỳ thuộc vào từng loại gỗ và tuỳ thuộc vào sản phẩm sẽ lựa chọn loại gỗ thích hợp ,được xẻ thành các đoạn và các phương pháp pha chế .

- Xưởng sản xuất gỗ và ván ép: Là phân xưởng tiếp nhận các khung gỗ, ván gỗđã qua xử lý của của xưởng xẻ, các tấm gỗđược xử lý ép thành gỗ ván trước khi lên xưởng mộc.

- Xưởng sản xuất mộc: Là xưởng sản xuất chính của công ty chuyên sản xuất các chi tiết khung, các bộ phận chi tiết của sản phẩm nội thất, các trang thiết bị cho văn phòng và trong gia đình cùng với những người thợ có tay

Xưởng sản xuất mộc Nguyên vật liệu Xưởng sản xuất gỗ ván ép Phân xưởng lắp ghép và hoàn thiện Phân xưởng lò hơi, lò sấy Quầy hàng Phân xưởng xẻ và pha gỗ

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 55

nghề cao và có kinh nghiệm trong nghề vì đây là khâu quan trọng nhất của sản phẩm.

- Xưởng lắp ghép và hoàn thiện: Khi các giai đoạn của sản phẩm được hoàn thành ở các xưởng sẽ được đưa đến xưởng lắp ghép và hoàn thiện sản phẩm theo thiết kế, ở đây sử dụng các thợ có tay nghề trong việc sơn màu, phối màu và đánh vecni sau đó các chi tiết khung, bộ phận sản phẩm đước lắp ghép và hoàn thiện.

- Xưởng lò hơi, lò sấy: Sản phẩm được lắp ghép hoàn thiện sẽ trải qua giai đoạn sấy để màu không phai và có độ bóng của màu trên các sản phẩm và các chi tiết nhỏ của sản phẩm.

- Quầy hàng: Làm nhiệm vụ giới thiệu và tiêu thụ các mặt hàng sản phẩm của công ty sản xuất ra, đồng thời cũng kinh doanh những mặt hàng khác thông dụng ngoài thị trường.

- Các sản phẩm hàng hoá của Công ty sau khi được sửa chữa hoặc sản xuất ra được bán tại phân xưởng hay đưa ra quầy hàng để tiêu thụ giới thiệu, toàn bộ công việc này đều được nhất quán

3.2.1.5..2 Năng lực sản xuất

Phân xưởng gỗ nội thất Vũ Thịnh được đầu tư xây dựng các thiết bị tiên tiến với năng xuất cao.

Bảng 3.1 Cơ cấu một số sản phẩm gỗ nội thất Vũ Thịnh

Sản phẩm Sản lượng năm (chiếc)

Ghế văn phòng 5236 Bàn ghế bộ (học sinh) 3205 Giường, bàn phấn 4982 Tủ gỗ, giá gỗ 1268 Két sắt 3062 Bàn vi tính 8543

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 56

3.1.4 Quy trình kiểm tra và đảm bảo chất lượng

Công tác kiểm tra và đảm bảo chất lượng được Công ty TNHH Vũ Thịnh tổ chức triển khai thành một hệ thống nhằm đảm bảo sản phẩm của Công ty luôn được thiết kế và sản xuất đáp ứng thỏa mãn các yêu cầu của khách hàng. Chất lượng không phải là chất lượng “chung chung”, mà là chất lượng cụ thể hóa: thỏa mãn các tiêu chuẩn, đòi hỏi của khách hàng và thị trường trên tùng sản phẩm được tạo ra.

2 nguyên tắc chính của quy trình:

- Thích hợp với mục đích (fit for purpose) - Đúng ngay từđầu ( right first time) Quy trình bao gồm những qui định về:

- Nguyên liệu đầu vào

- Dây chuyền sản xuất (máy móc, thiết bị, …) - Sản phẩm đầu ra

- Dịch vụ gắn liền quá trình sản xuất - Quản lý tổ chức sản xuất

- Quá trình kiểm tra

Công tác kiểm tra đảm bảo chất lượng tập trung vào những nội dung chính như sau:

- Xác định yêu cầu của khách hàng

- Xác định đặc điểm, thông số kỹ thuật của sản phẩm phù hợp yêu cầu khách hàng

- Lập bản vẽ kỹ thuật theo các đặc điểm kỹ thuật, các tiêu chuẩn và tài liệu liên quan

- Phổ biến các tài liệu này trong quá trình sản xuất: bộ phận kế hoạch, xưởng sản xuất, bộ phận kiểm tra…

- Tiến hành công tác kiểm tra sản phẩm và các bộ phận của sản phẩm - Các khiếu nại của khách hàng phải được giải quyết tức thì

- Duyệt xét lại thiết kế sản phẩm trên cơ sở phản hồi của khách hàng - Thu thập số liệu nhất quán, chứng minh và đánh giá trung thực

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 57

- Tổ chức quản lý và thông tin sự thay đổi trong quá trình sản xuất và của sản phẩm

Như vậy hệ thống kiểm tra và đảm bảo chất lượng nhằm đạt được những giá trị sau: - Tin cậy (reliability) - Ổn định (maintainability) - An toàn (safety) - Bền vững (strength) - Thẩm mỹ (aesthetics)

3.1.5 Cơ cấu tổ chức của Công ty

Sơ đồ 3.2: Bộ máy tố chức của Công ty

Ban Giám Đốc Phòng kế hoạch - kỹ thuật Phòng tài chính - kế hoạch Phòng tổ chức- hành chính Quầy hàng Phân xưởng lắp ghêp và hoàn thiên Phân xưởng sản xuất mộc Phân xưởng sản xuất gỗ ván ép Phân xưởng lò hơi lò sấy Phân xưởng xẻ gỗ và pha gỗ thành khý

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 58

- Giám đốc Công ty: Là người quản lý, chịu trách nhiệm điều hành toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị, từ việc huy động vốn, đảm bảo sản xuất kinh doanh có lãi, đảm bảo công ăn việc làm cho người lao động đến việc quyết dịnh phân phối thu nhập của công ty theo luật định, làm nghĩa vụ đối với ngân sách dịa phương và nhà nước. Các bộ phận chức năng giúp việc cho giám dốc được tổ chức theo yêu cầu quản lý sản xuất kinh doanh.

- Phó giám đốc: Giúp cho giám đóc khâu sản xuất thường xuyên kiểm tra theo dõi quá trình sản xuất và tổ chức thi công làm việc của các bộ phận, tổ chức kiểm tra định kỳ và bất thường.Thường xuyên cho ý kiến chỉ dạo trực tiếp đến các hoạt động của các bộ phận phân xưởng .

- Bộ phận kế hoạch - kỹ thuật: Chịu sự quản lý trực tiếp của Ban giám đốc Công ty, có nhiệm vụ lập kế hoạch sản xuất, lập kế hoạch về cung cấp nguyên vật liệu, nhân lực, thiết bị vật tư, chịu trách nhiệm về kỹ thuật gia công sản phẩm, các kiểu dáng, mẫu mã thiết kế và các cửa hàng tiêu thụ sản phẩm, phương án điều hành và hỗ trợ các bộ phận, thống kê số liệu khối lượng hoàn thành. Giám sát công tác an toàn kỹ thuật và vệ sinh môi trường.

- Bộ phận kế toán - tài vụ: Tham mưu và giúp việc cho Ban giám đốc quản lý về mặt kế toán, thống kê tài chính. Nhiêm vụ của bộ phận này là lập và tổ chức thực hiện các kế hoạch về kế toán, theo dõi kịp thời liên tục các hệ thống, các số liệu về sản lượng tài sản, về tiền vốn và các quỹ hiện có của công ty; tính toán các chi phí sản xuất để lập biểu giá thành; tính toán lỗ, lãi các khoản thanh toán với ngân sách theo chế độ kế toán và thông tin kinh tế Nhà nước; phân tích hoạt động kinh tế trong từng thời kỳ; lập kế hoạch giao dịch với ngân hàng để cung ứng các khoản thanh toán kịp thời ; thu - chi tiền mặt, thu - chi tài chính và hạch toán kinh tế; quyết toán tài chính và lập báo cáo tài chính theo quy định của Nhà nước; thực hiện về kế hoạch vốn cho sản xuất thực hiện và hạch toán đầy đủ quá trình vận động về tiền lương, vật tư, tài sản của Công ty cung cấp thông tin cho ban giám đốc đưa ra các quyết định kinh doanh để đáp ứng nhu cầu thông tin kinh tế nội bộ và ngoài Công ty.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 59

3.2 Phương Pháp Nghiên Cứu.

3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin.

Số liệu thứ cấp: Tài liệu bao gồm các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh đồ gỗ nội thất, tình hình sản xuất và tiêu thụ đồ gỗ nội thât. Các báo cáo tổng kết kinh doanh từ năm 2010 – 2012. Tài liệu năm 2011 và năm 2012, báo cáo quyết toán của công ty về doanh thu, chi phí, giá thành, giá bán. Các chương trình hỗ trợ tiêu thụ của công ty và liên quan đến hoạt động kinh doanh của công ty. Các tài liệu thứ cấp này được thu thập từ các phòng kế toán, phòng kế hoạch cũng như các phòng ban khác của công ty.

* Phương pháp nghiên cứu tại bàn (phương pháp nghiên cứu tại văn phòng): Là cách nghiên cứu bằng hình thức thu thập thông tin qua tài liệu như sách báo, tạp chí, bản tin kinh tế, bản tin thị trường, các tạp chí thương mại, các tạp chí vật liệu xây dựng….tất cả các tài liệu liên quan đến việc sản xuất và cung ứng gạch granite ra thị trường, khả năng nhập khẩu, khả năng trốn thuế nhập lậu qua biên giới, khả năng phân bổ tồn kho cho xã hội, nhu cầu thị trường, giá cả từng loại của các hãng đối thủ cạnh tranh, và khả năng biến động.

Với phương pháp nghiên cứu tại bàn này doanh nghiệp có thể tìm tài liệu ở bên ngoài doanh nghiệp (đặc biệt là những tài liệu liên quan đến việc nắm giữ thị phần của các đối thủ cạnh tranh và doanh nghiệp nào là đối thủ đáng quan tâm nhất khi đang chiếm tỷ trọng thị phần lớn), hoặc tại chính doanh nghiệp thông qua các tài liệu thông qua việc mua bán và những doanh nghiệp đang chiếm thị phần đáng kể.

Phương pháp này giúp cho doanh nghiệp có được cái nhìn khái quát về thị trường gỗ. Tuy phương pháp này có ưu điểm là dễ làm, nhanh, tốn ít thời gian kinh phí, nhưng cũng tồn tại một số những hạn chế là nguồn thông tin thu thập có độ trễ, và đòi hỏi người nghiên cứu phải có trình độ chuyên môn, biết cách thu thập, đánh giá, và sử dụng tài liệu một cách đầy đủ và khoa học.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 60

Số liệu sơ cấp: Bao gồm các số liệu điều tra tại thị trường tiêu thụ của công ty qua các bảng điều tra về quy mô, xu hướng vận động của thị trường, các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu thụ sản phẩm, điều tra thói quen tập quán tiêu dùng của khách hàng, phản hồi khách hàng khi tiêu dùng sản phẩm của công ty, giá cả

* Phương pháp nghiên cứu tại hiện trường: Là phương pháp cử trực tiếp cán bộđến tận nơi nghiên cứu. Việc nghiên cứu này thông qua quan sát tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, đại lý, qua hội nghị khách hàng, hội chợ triển lãm….

Nghiên cứu tại thị trường giúp cho các doanh nghiệp thu thập thông tin một cách sinh đông, thực tế, tính chính xác cao hơn. Tuy nhiên lại tốn kém về chi phí và đòi hỏi đội ngũ cán bộ không những có trình độ chuyên môn, đầu óc thực tế mà khả năng giao tiếp phải tốt.

Chọn mẫu điều tra :

Để phục vụ cho đề tài, tôi tiến hành điều tra một số khách hàng, bạn hàng là những đại lý tiêu thụ và người tiêu dùng theo phương thức chọn ngẫu nhiên. Nhằm đảm bảo tính khách quan của mẫu. Tổng số mẫu tiến hành điều tra là 100 mẫu. Sau khi lựa chọn mẫu chúng tôi gửi phiếu điều tra đến từng đối tượng theo mẫu phiếu đánh giá của khách hàng về Công ty TNHH Vũ Thịnh.

Bảng 3.2 Mẫu điều tra khách hàng về sản phẩm đồ gỗ, đồ nội thất. Nơi điều tra Số lượng (Người) Tỷ trọng(%)

1. Tại các đại lý bán sản phẩm của công ty 25 25,00

2. Khách hàng là các công ty 15 15,00

3. Khách hàng là người tiêu dùng 60 60,00

Tổng : 100 100,00

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu.

Phương pháp phân tích số liệu chủ yếu là phân tích thống kê với các chỉ tiêu phân tích như số tương đối, số tuyệt đối, số bình quân, tốc độ phát triển…để phản ánh quy mô, khối lượng, kết quả, hiệu quả và tình hình biến động tiêu thụ sản phẩm của công ty.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 61

3.2.2.1 .Phương pháp thống kê mô tả

Trên cơ sở tài liệu đã được tổng hợp theo nhóm, theo loại hình chúng tôi đã sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân để so

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh vũ thịnh (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)