Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ sản

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh vũ thịnh (Trang 43)

sai lầm trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược kinh doanh.

Đa dạng hoá kinh doanh:

Kinh doanh trong cơ chế thị trường đem lại cho doanh nghiệp nhiều thuận lợi nhưng cũng có không ít khó khăn. Để hạn chế những khó khăn gây ảnh hưởng xấu tới hoạt động kinh doanh, doanh nghiệp nên tiến hành đa dạng hoá kinh doanh nhằm phân tán bớt những rủi ro mà doanh nghiệp có thể gặp phải, bên cạnh đó đa dạng hoá kinh doanh còn giúp doanh nghiệp có điều kiện mở rộng phát triển thị trường của mình. Đa dạng hoá kinh doanh có thể là đa dạng hoá sản phẩm hoặc doanh nghiệp có thể tham gia vào nhiều lĩnh vực kinh doanh khác nhau. Tuỳ vào điều kiện cụ thể của mình mà doanh nghiệp có cách lựa chọn hình thức kinh doanh phù hợp.

Nhìn chung phát triển thị trường của doanh nghiệp là một trong những chiến lược quan trọng của chính doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, đểđưa ra những chiến lược phát triển đúng đắn và phù hợp thì doanh nghiệp cần thực hiện theo những nguyên tắc cụ thể nhằm thực hiện một cách có hiệu quả hơn.

2.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. doanh nghiệp.

2.1.3.1 Nhóm các nhân tố bên ngoài.

Nhóm nhân tố bên ngoài bao gồm: các nhân tố kinh tế và xã hội, nhân tố chính trị và pháp luật, nhu cầu thị trường, nhân tố cạnh tranh, nhà cung ứng.

Nhân tố kinh tế và xã hội.

Các nhân tố kinh tế có ảnh hưởng mạnh mẽ đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp như: thu nhập bình quân trên đầu người, lãi suất ngân hàng, cán cân thanh toán, chính sách tài chính, tỷ lệ lạm phát, tỷ giá hối đoái…Mức độ thu nhập bình quân trong từng thời kỳ của dân cư cũng làm ảnh hưởng tới thị trường, vì thu nhập tăng hay giảm làm ảnh hưởng tới sức mua của người

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 36

tiêu dùng. Khi thu nhập tăng, khả năng thanh toán của người tiêu dùng được đảm bảo thì thị trường tiêu thụ sản phẩm sẽ có cơ hội phát triển.

Hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc phát triển thị trường của doanh nghiệp. Nó giúp cho việc quản lý, cung cấp vốn, đảm bảo việc thanh toán một cách thuận tiện, nhanh chóng, chính xác và an toàn cho doanh nghiệp. Lãi suất ngân hàng cũng ảnh hưởng đến thị trường tiêu thụ sản phẩm. Nếu mức lãi suất cao, người dân sẽ thu hẹp tiêu dùng, làm cho thị trường tiêu thụ bị thu hẹp. Nhưng nếu mức lãi suất thấp sẽ khuyến khích người dân tiêu dùng, kích thích tiêu thụ sản phẩm, nên thị trường tiêu thụ có khả năng phát triển.

Các nhân tố xã hội bao gồm: các đặc điểm về dân số, tuổi thọ, tỷ lệ tăng dân số, quy mô, mức sống và trình độ giáo dục của dân cư… cũng ảnh hưởng tới việc hình thành nhu cầu tiêu dùng. Doanh nghiệp muốn phát triển thị trường tiêu thụ thì phải nắm bắt được các đặc điểm xã hội của các nhóm dân cưđể từđó đưa ra các sản phẩm phù hợp với các đặc trưng đó.

Nhân tố chính trị và pháp luật.

Sự ổn định về chính trị là điều không thể thiếu cho việc phát triển thị trường. Chính trị ổn định, môi trường pháp luật hoàn chỉnh sẽ có sức lôi cuốn doanh nghiệp trong, ngoài nước đầu tư vào các lĩnh vực sản xuất, thương mại, dịch vụ làm tăng khả năng cung ứng hàng hoá trên thị trường.

Các hoạt động kinh doanh đều chịu sự chi phối của pháp luật. Để phát triển thị trường, các doanh nghiệp cần tuân theo các nguyên tắc quy định của pháp luật. Vì phát triển thị trường có nhiều cách thức khác nhau, nhưng cách thức tốt nhất cho doanh nghiệp là cách mà pháp luật không ngăn cấm. Các doanh nghiệp đều muốn phát triển thị trường ở những nơi có tình hình chính trị ổn định, môi trường thuận lợi đối với các hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn về đầu tư, về quyền sở hữu và các tài sản…Vì vậy, sự ổn định về

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 37

chính trị và môi trường pháp luật hoàn chỉnh là điều kiện hết sức quan trọng để các doanh nghiệp có thể phát triển thị trường tiêu thụ của mình.

Nhu cầu thị trường.

Nhu cầu thị trường là nhu cầu của con người có khả năng thanh toán. Xã hội càng phát triển thì nhu cầu của con người càng cao hơn. Nếu nhu cầu về một loại hàng hóa, dịch vụ nào đó cao hơn thì doanh nghiệp sẽ có cơ hội phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của mình.

Bên cạnh đó, khách hàng là người trực tiếp ảnh hưởng đến các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, tất cả các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp đều hướng về trung tâm là khách hàng. Muốn phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thì nhất thiết doanh nghiệp phải nghiên cứu khách hàng. Qua các đặc điểm tiêu dùng của khách hàng, doanh nghiệp sẽ xác định được đâu là thị trường mục tiêu của mình, đâu là thị trường tiềm năng để từđó đưa ra các phương án nhằm phát triển thị trường.

Nhân tố cạnh tranh.

Cạnh tranh là một quy luật bất khả kháng trong nền kinh tế thị trường. Ngày nay, những người sản xuất kinh doanh được tự do sản xuất kinh doanh trên thị trường, được tự do quyết định ba vấn đề: sản xuất cái gì, cho ai và sản xuất như thế nào? Các doanh nghiệp hoạt động trong nền kinh tế thị trường không thể lẩn tránh cạnh tranh mà phải chấp nhận cạnh tranh, đón trước cạnh tranh và sử dụng vũ khí cạnh tranh như một công cụ sắc bén (sản phẩm, quảng cáo, khuyến mại,…) để thâm nhập và phát triển thị trường. Tuy nhiên nếu doanh nghiệp không đủ sức cạnh tranh thì quy luật sàng lọc khắc nghiệt của thị trường sẽ loại bỏ doanh nghiệp đó ra khỏi thương trường. Như vậy, cạnh tranh có ảnh hưởng đến việc phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp.

Đối thủ cạnh tranh là một rào cản lớn để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường. Vì không chỉ một mình doanh nghiệp cung cấp sản phẩm

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 38

cho khách hàng, mà còn có rất nhiều doanh nghiệp khác cũng cung cấp sản phẩm đó. Hiểu được các đối thủ cạnh tranh của mình là điều kiện hết sức quan trọng trong việc phát triển thị trường. Khi biết được những mặt mạnh và mặt yếu của đối thủ cạnh tranh, doanh nghiệp có thể hoàn thiện chiến lược của mình để giành ưu thế trước những hạn chế của đối thủ cạnh tranh, xâm nhập vào những thị trường mà đối thủ cạnh tranh còn kém lợi thế, đồng thời tránh xâm nhập vào những thị trường mà đối thủ cạnh tranh mạnh. Từ đó, doanh nghiệp từng bước phát triển thị trường.

Nhà cung ứng.

Để có thểổn định và phát triển, không thể không quan tâm đến vai trò của các nhà cung ứng. Nhà cung ứng là người cung cấp nguồn hàng, nguồn nguyên vật liệu.. các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phụ thuộc nhiều vào các nhà cung ứng. Vì vậy, doanh nghiệp cần phải thiết lập và duy trì các mối quan hệ thật vững chắc với các nhà cung ứng.

Đối với doanh nghiệp thương mại, việc tổ chức nguồn hàng nhằm tạo điều kiện cho lưu chuyển hàng hoá để lưu thông được tiến hành thường xuyên, liên tục, góp phần vào việc phát triển thị trường của doanh nghiệp. Việc doanh nghiệp tạo dựng quan hệ với nhà cung ứng sẽ có những ưu điểm như: đảm bảo an toàn trong kinh doanh, giảm chi phí vận chuyển lưu thông hàng hóa, thuận tiện trong việc theo dõi đơn hàng, tạo lợi thế cạnh tranh.

2.1.3.2 Các yếu tố thuộc về doanh nghiệp.

Những yếu tố bên trong của doanh nghiệp thể hiện khả năng và thực lực của doanh nghiệp. Khi có một cách đánh giá đúng đắn về tiềm năng của doanh nghiệp, sẽ cho phép doanh nghiệp tận dụng thời cơ và chi phí thấp để phát triển thi trường mang lại hiệu quả kinh tế cao. Bao gồm: Năng lực tài chính của doanh nghiệp; năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp; khả năng về lao động; khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị; sản phẩm và kênh phân phối; nhân tố giá cả; chất lượng sản phẩm; uy tín của doanh nghiệp.

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 39 • Năng lực tài chính của doanh nghiệp.

Năng lực tài chính là yếu tố quan trọng hàng đầu cần được tính tới khi doanh nghiệp ra các quyết định phát triển thị trường. Tiềm lực về tài chính là một yếu tố tổng hợp, phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua nguồn vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh. Tiềm lực tài chính tốt sẽ giúp cho hoạt động kinh doanh thuận lợi, doanh nghiệp dễ dàng hơn trước các biến động bất ngờ của thị trường và là cơ sở cho việc phát triển thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp. Muốn có được tiềm lực tài chính vững mạnh, doanh nghiệp phải biết tích luỹ thường xuyên như: nâng cao doanh số bán hàng, vay ngân hàng, liên doanh liên kết...

Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp.

Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được coi là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp nói chung cũng như việc phát triển thị trường doanh nghiệp nói riêng. Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp được thể hiện ở các mặt sau:

- Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý:

Năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý không chỉ đơn thuần là trình độ học vấn mà còn thể hiện những kiến thức rộng lớn và phức tạp thuộc rất nhiều lĩnh vực liên quan tới hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, từ pháp luật trong nước và quốc tế, thị trường, ngành hàng,… đến kiến thức về xã hội, nhân văn. Năng lực quản lý của doanh nghiệp còn thể hiện trong việc hoạch định chiến lược kinh doanh, lập kế hoạch, điều hành tác nghiệp, …Điều này có ý nghĩa lớn trong việc thực hiện phát triển thị trường của doanh nghiệp.

- Năng lực tổ chức, quản lý doanh nghiệp:

Thể hiện ở việc sắp xếp, bố trí cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và phân định rõ chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận. Việc hình thành tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp theo hướng gọn, nhẹ và hiệu quả cao có ý nghĩa quan trọng không chỉ bảo đảm hiệu quả quản lý cao, ra quyết định nhanh

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 40

chóng, chính xác, mà còn làm giảm tương đối chi phí quản lý của doanh nghiệp. Nhờđó việc phát triển thị trường được thực hiện dễ dàng hơn.

Bộ máy quản lý năng động khoa học sẽ giúp doanh nghiệp thích nghi với mọi thay đổi của nền kinh tế thị trường, nhạy bén trong kinh doanh giúp doanh nghiệp chớp những cơ hội tốt nhất tạo thế vững chắc trên thị trường tiến tới phát triển thị trường.

Khả năng về lao động.

Trình độ lao động thể hiện ở trình độ quản lý và trình độ tay nghề của công nhân viên. Muốn thực hiện được hoạt động phát triển thị trường tất yếu phải có đội ngũ lao động đủ theo yêu cầu (cả về chất lượng và số lượng) và một cơ sở vật chất đảm bảo hiệu suất và công suất công việc. Đội ngũ lao động phải được đào tạo thường xuyên về năng lực trình độ chuyên môn nghiệp vụ về các mặt quản lý và các chức năng công việc...

Khi mà yếu tố tựđộng hoá đang ngày càng được đề cao thì vai trò của người lao động càng trở nên quan trọng. Với mục tiêu phát triển thị trường, trình độ tay nghề người lao động cũng phải được nâng cao nhằm kiểm soát và sử dụng có hiệu quả cao các yếu tố công nghệ.

Khả năng về công nghệ, máy móc thiết bị.

Công nghệ và máy móc thiết bị cũng là yếu tốảnh hưởng đến phát triển thị trường của doanh nghiệp. Công nghệ phù hợp cho phép rút ngắn thời gian sản xuất, vận chuyển, giảm mức tiêu hao năng lượng, tăng năng suất, hạ giá thành sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo ra lợi thế cạnh tranh đối với sản phẩm của doanh nghiệp. Đối với các doanh nghiệp, các yếu tố công nghệ như quyền công nghệ, đổi mới công nghệ, bí quyết công nghệ, chuyển giao công nghệ.. .đều có thể vừa là cơ hội, vừa là nguy cơ cần phải được quan tâm xem xét đúng mức. Nhịp độ phát triển của khoa học công nghệ có tác động trực tiếp đến thị trường, tạo ra máy móc thiết bị hiện đại, dẫn tới làm ra

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 41

sản phẩm có chất lượng cao, giá thành hạ, từđó tăng sức mua trên thị trường, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thể vươn ra các thị trường khác.

Sản phẩm và kênh phân phối.

Sản phẩm là một hệ thống các yếu tố thoả mãn đồng bộ nhu cầu của khách hàng bao gồm mẫu mã, chất lượng, công dụng, giá cả của sản phẩm... Mỗi loại hàng hoá có tính chất và đặc điểm riêng, do vậy hàng hóa đó chỉ phù hợp với yêu cầu của một số khách hàng nhất định. Nếu hàng hoá càng thích ứng với khách hàng nhiều thì uy tín của doanh nghiệp và độ tin cậy của sản phẩm đối với khách hàng càng cao, nhờ đó mà doanh nghiệp dễ chiếm lĩnh thị trường. Và ngược lại thì sẽ gây khó khăn để doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường.

Công ty càng thiết lập được hệ thống phân phối dày đặc và khoảng cách vận chuyển không xa thì sẽ càng tiết kiệm khá nhiều chi phí cho công ty và việc phát triển thị trường cũng thuận lợi. Công ty càng sử dụng nhiều kênh phân phối thì việc tiêu thụ sản phẩm càng dễ dàng.

Nhân tố giá cả.

Khả năng mua của khách hàng phụ thuộc vào khả năng tài chính hiện tại của họ. Trên thị trường có vô số người tiêu dùng có khả năng tài chính khác nhau. Giá mà người tiêu dùng sử dụng để mua bán là giá cả thị trường. Giá cả thị trường rất linh hoạt, nó điều tiết mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng như hành vi tiêu dùng của khách hàng đối với một nhóm sản phẩm, dịch vụ.

Cầu về hàng hoá, dịch vụ ảnh hưởng của nhiều nhân tố ngoài giá, nhưng thông thường khi giá tăng lên thì cầu về hàng hoá, dịch vụđó sẽ giảm xuống và ngược lại. Trong kinh doanh, mỗi doanh nghiệp cần phải xây dựng cho mình một chính sách giá cả, trong đó cần chú ý đến chiến lược giảm giá. Giảm giá có tác dụng kích thích mua hàng, đồng thời thoả mãn khả năng tài

Học viện Nông nghiệp Việt Nam – Luận văn Thạc sỹ Khoa học Kinh tế Page 42

chính của người mua. Khi thực hiện giảm giá đột ngột cho một sản phẩm nào đó thì dẫn đến sự gia tăng rõ rệt cầu của khách hàng đối với hàng hoá đó. Một chiến lược giảm giá liên tục có suy tính rõ ràng sẽ có khả năng mở rộng và phát triển thị trường một cách đáng kể.

Chất lượng sản phẩm.

Chất lượng sản phẩm là tập hợp những đặc tính không thể thiếu được của sản phẩm, được xác định bằng các thông số kỹ thuật có thể so sánh đo lường được. Nó tác động tới lợi nhuận và uy tín của công ty trên thị trường. Công ty không thể bán được nhiều, không thể giữ uy tín với khách hàng nếu sản phẩm của công ty chất lượng tồi. Chất lượng sản phẩm tốt, sản phẩm đạt tiêu chuẩn kỹ thuật mới được người tiêu dùng lựa chọn, làm cho tốc độ tiêu thụ sản phẩm nhanh hơn và ấn tượng tốt hơn đối với khách hàng. Chính vì thế công ty phải không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, có như thế thì phát

Một phần của tài liệu giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của công ty tnhh vũ thịnh (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)