Từ phía khách hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã ngã bảy hậu giang (Trang 72)

Một số khách hàng đề nghị vay vốn lớn hơn nhu cầu vốn thực tế và chỉ sử dụng một phần trong khoản vay theo đúng mục đích đã cam kết với ngân hàng, phần còn lại sử dụng cho các mục đích khác như tiêu xài cá nhân, cho người thân mượn. Một số hộ nông dân thường chạy theo số đông, thấy những hộ trong vùng trồng cam, bưởi hoặc nuôi cá, nuôi ba ba có lơi nhuận cao thì đua nhau trồng trông khi kiến thức còn hạn hẹp về lĩnh vực mới chưa có kinh nghiệm dẫn đến khi có rủi ro dịch bệnh , không xử lý kịp thời dẫn đến bị thua lỗ (cam bị bệnh vàng lá, cá tra bị bệnh gan thận mũ…) không có khả năng trả nợ NH.

[60]

4.3.3. Nguyên nhân từ điều kiện kinh tế xã hội

Trong 3 năm từ 2010 – 2012, nền kinh tế gặp nhiều khó khăn như lạm phát cao, cầu giảm suy thoái kéo dài ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và thu nhập của người dân. Bên cạnh đó, tình trạng dịch bệnh vàng lùn, lùn xoán lá ở lúa và ảnh hưởng của thời tiết lên mùa vụ; các đợt dịch bệnh đối với gia súc, gia cầm ảnh hưởng đến năng suất trồng trọt và chăn nuôi của nông dân. Ngoài ra, nông dân còn phải chịu cảnh bị ép giá từ các lái buôn. Những điều đó làm suy giảm thu nhập và khả năng trả nợ của khách hàng.

[61]

CHƯƠNG 5

BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG

5.1. BIỆN PHÁP HẠN CHẾ

Như đã phân tích ở trên, rủi ro tín dụng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khách nhau: từ chính bản thân NH, từ khách hàng và từ cả môi trường kinh tế xã hội bên ngoài. Nhận biết được những nguyên nhân trên là điều kiện cơ bản để phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng.

- Khi tiếp nhận hồ sơ đề nghị vay vốn của khách hàng, đặc biệt là các hộ sản xuất (vì phần lớn người dân không có nhiều hiểu biết về các loại giấy tờ, các quy định...), cán bộ tín dụng cần kiểm tra tính chân thực và đầy đủ của các loại giấy tờ, phát hiện những sai sót, những phần còn thiếu hoặc không khớp nhau để người dân có thể kịp thời chỉnh sửa, bổ sung. Cán bộ tín dụng hỗ trợ người dân trong việc làm hồ sơ, thủ tục, thiết lập phương án vay hợp lý. Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ của Ngân hàng rủi ro là một yếu tố luôn được Ngân hàng quân tâm. Để hạn chế rủi ro trong hoạt động tin dụng ngân hàng nên:

Phân tán rủi ro

Chi nhánh nên điều chỉnh lại cơ cấu cho vay, đầu tư cho vay đa ngành nghề, chia nhỏ khoản vay cho nhiều đối tượng khác nhau để giảm bớt rủi ro khi Chi nhánh quá mạo hiểm thiên về cho vay nông nghiệp mà không xem trọng các ngành nghề khác.

Chi nhánh nên mua bảo hiểm tín dụng cho một số ngành nghề rủi ro. Đối với những món vay lớn từ 100 triệu trở lên nên được thảm khảo ý kiến của cấp trên.

Phân loại khách hàng: hộ có đủ điều kiện vay vốn, không đủ điều kiện vay để từ đó Ngân hàng đề ra chính sách cho vay hợp lý đối với từng đối tượng cụ thể tránh phát sinh nợ quá hạn, ta có thể phân loại như sau:

- Khách hàng tốt có điều kiện vay vốn, sử dụng vốn đúng mục đích,

trả nợ đúng hạn. Đối với khách hàng này Ngân hàng cần có chế độ ưu đãi về lãi suất, đáp ứng tối đa nhu cầu vay vốn để động viên khuyến khích họ. Đây cũng là động lực thúc đẩy khách hàng khác phấn đấu trở thành khách hàng tốt.

- Khách hàng trung bình: Ngân hàng nên tạo điều kiện cho khách

[62]

- Đối với khách hàng yếu: Ngân hàng không nên cho vay để hạn chế

rủi ro.

Tăng cường công tác thẩm định khi cho vay

- Thẩm định là công tác quan trọng của cán bộ tín dụng giữ vị trí

quyết định đến chất lượng tín dụng và khả năng phòng ngừa rủi ro của Chi nhánh.

- Trong hoạt động tín dụng việc đánh giá đúng khả năng trả nợ của

khách hàng để xác định được hạn mức tín dụng, thời hạn hợp lý để từ đó hạn chế rủi ro là một vấn đề vô cùng khó khăn đối với cán bộ tín dụng. Do đó khi đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng vay vốn, cán bộ tín dụng cần phải nắm rõ nguồn trả nợ chính thức của khách hàng tức là lợi nhuận của phương án xin vay và các nguồn khác mà khách hàng có thể cam kết để trả nợ cho Ngân hàng khi nguồn trả nợ chính thức có sự cố đồng thời xem xét những rủi ro tìm ẩn có thể xảy ra khi phương án bắt đầu.

- Vì vậy, cán bộ tín dụng khi thẩm định dự án xin vay vốn thì điều

quan tâm đầu tiên là tính khả thi, hiệu quả của nó bên cạnh tài sản đảm bảo. Nếu khách hàng có đủ tài sản đảm bảo nhưng phương án sản xuất kinh doanh hoặc phương án trả nợ không khả thi thì cán bộ tín dụng phải từ chối cho vay và ngược lại thì nên cho vay để khuyến khích những phương án có hiệu quả.

- Tóm lại, yếu tố quyết định đến việc cho vay là hiệu quả của dự án

chứ không phải là tài sản thế chấp, cầm cố. Nếu món vay xảy ra rủi ro thì việc phát mãi tài sản, cầm cố chỉ là biện pháp cuối cùng để thu nợ nhằm thu lại được vốn khi khong còn cách nào khác, tốt nhất là giữa Ngân hàng và khách hàng cùng bàn bạc với nhau để tìm cách giải quyết khó khăn. Bởi nếu làm căng quá nó sẽ ảnh hưởng đến tâm lý khách hàng và quan hệ lâu dài giữa

Ngân hàng và khách hàng.

5.2. BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất theo quy định của NHNN trong việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

Trong công tác xử lý nợ, cần thực hiện từng bước và thận trọng, không nên quá nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách hàng.

Sử dụng các công cụ bảo hiểm: Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong quá trình vay vốn nếu xảy ra những bất trắc như cháy nổ, động đất…làm ảnh hưởng giá trị tài sản đảm bảo thì công ty bảo

[63]

hiểm sẽ thay người vay tiếp tục trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy việc sử dụng các công cụ bảo hiểm cũng như các biện pháp đảm bảo tiền vay giúp hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra.

[64]

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

6.1. KẾT LUẬN

Qua việc phân tích các chỉ tiêu thực trạng rủi ro tín dụng của NH cho ta thấy các chỉ số tương đối thấp hơn rất nhiều lần so với chỉ tiêu quy định của NHNN đề ra. Điều này là rất tốt so với tình hình kinh tế hiện nay, trong khi các NHTM lợi nhuận giảm sút hàng loạt thì NH AGRIBANK – Ngã Bảy vẫn tăng trưởng tốt năm 2011 và duy trì tốt năm 2012 trong khi năm này NHNN đã điều chỉnh lãi suất giảm rất nhiều lần đã gây khó khăn cho hoạt động kinh doanh của NH. Mặc dù vậy hoạt động tín dụng cho vay hộ sản xuất vẫn còn chứa đựng nhiều rủi ro còn tiềm ẩn, có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro như khiến thức chưa vững của nông dân, tâm lý hay chạy theo số đông, dịch bệnh, thiên tai, mật độ làm việc của CBTD là rất lớn (bảy CBTD phải quản lý trên 8000 món vay) điều này khó tránh khỏi sơ xuất…

6.2. KIẾN NGHỊ

6.2.1. Đối với Nhà nước, các Sở, Ban ngành và chính quyền địa phương

- Thường xuyên tổ chức các chương trình khuyến nông, mở các buổi hội thảo tư vấn, giúp các hộ sản xuất có kiến thức nông nghiệp nhiều hơn, sản xuất có kế hoạch và mang lại lợi nhuận cao hơn. Có những chính sách, chủ trương góp phần nâng cao trình độ dân trí nông thôn, hổ trợ nông dân tiếp cận với internet để người dân có thể tìm hiểu tiếp nhận những tiến bộ khoa học kỹ thuật, nhờ đó góp phần tích cực vào việc thay đổi tư duy làm nông nghiệp chưa phù hợp như hiện nay, giúp người dân có điệu kiện tiếp cận những thông tin hữu ích và phát triển kinh tế gia đình để có thể giảm thiểu rủi ro cho NH khi cho vay.

- Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Hậu Giang cần làm tốt hơn nữa công tác quy hoạch các vùng sản xuất nông – ngư nghiệp theo hướng phát triển bền vững và hiệu quả, tránh tình trạng người dân làm nông nghiệp tràn lan, nhỏ lẻ, tự phát thiếu tính bền vững như thực tế đã diễn ra nhiều năm qua.

6.2.2. Đối với Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam tỉnh Hậu Giang

[65]

- Tạo thêm điều kiện để AGRIBANK - Ngã Bảy đào tạo nhân viên với

sự đa dạng về hình thức (tập trung, và tại chức ngắn hạn, dài hạn, trực tiếp và từ xa…) và nội dung đào tạo, mở nhiều lớp tập huấn tin học hơn nữa để nâng cao trình độ ứng dụng tin học, khai thác thông tin, tiện ích của chương trình giao dịch mà hệ thống áp dụng.

- Phân bổ thêm cán bộ về AGRIBANK - Ngã Bảy nhằm nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, giảm thiểu những rủi ro xảy ra do cán bộ quá tải về quản lý, không nắm vững thông tin về khách hàng.

- Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất theo quy định của NHNN trong việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.

[66]

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Nguyễn Thị Đẹp Tân (2012), Phân tích tình hình cho vay hộ sản xuất

tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh Thị xã Ngã Bảy, Đại học Cần Thơ.

2.Phòng kế toán AGRIBANK – Ngã Bảy, (2010,2011,2012), Báo cáo kết

quả hoạt động kinh doanh các năm 2010,2011,2012.

3. Thái Văn Đại (2007), Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại,

Tủ sách Đại học Cần Thơ.

4. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị Ngân hàng, Tủ

sách Đại học Cần Thơ.

5.Thái Văn Đại, 2012, Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại.

Trường Đại Học Cần Thơ.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã ngã bảy hậu giang (Trang 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)