Công tác đầu tư tín dụng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã ngã bảy hậu giang (Trang 43)

Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nghiệp vụ, kết quả xếp loại khách hàng và thẩm định kỹ khi cho vay trên cơ sở các nguyên tắc điều kiện tín dụng, để có các dự án khả thi để đầu tư cho vay, đảm bảo khách hàng vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, đầu tư có hiệu quả để trả nợ vay đúng thời hạn. Cụ thể kế hoạch năm 2013-2014 như sau:

- Dư nợ tín dụng: Đến cuối năm 2013 đạt 376 tỷ đồng, tăng 46 tỷ đồng, tốc độ tăng là 16%.

- Tỷ lệ thu lãi: đạt 90%. - Tỷ lệ nợ xấu: <1%.

- Tỷ lệ dư nợ nông nghiệp nông thôn: chiếm 95%/tổng dư nợ. - Thu hồi nợ xử lý rủi ro: đạt 1 tỷ đồng.

- Tiềm kiếm khách hàng mới: Phấn đấu phát triển thêm 300 khách hàng mới.

Để đạt được kế hoạch kinh doanh đề ra, chi nhánh cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:

- Giao chỉ tiêu đến từng CBTD gắn liền với việc trả lương và các nguồn thu nhập khác, xét thi đua theo kế hoạch tháng, quý, năm.

[31]

- Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đề ra các giải pháp trong công tác thu hồi nợ, có chế độ chi huê hồng đối với những cá nhân và tổ chức giúp NH thu hồi nợ tồn động, nợ xử lý rủi ro.

- Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ, đánh giá chất lượng tín dụng đối với từng món vay, kết hợp với chính quyền địa phương khẩn trương đôn đốc thu hồi nợ, đồng thời tiến hành khởi kiện một số khách hàng có điều kiện pháp lý nhưng cố tình chay ì không trả nợ nhằm tạo tính răng đe cho các đối tượng khách hàng còn lại.

- Phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm mới, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của NH, cần mở rộng cho vay với nhiều tổ chức kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực.

[32]

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT

4.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn

Nguồn vốn tại AGRIBANK – Ngã Bảy được hình thành từ hai nguồn: vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi các NH phải tự xây dựng chiến lược phù hợp, có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của mình.

Cơ cấu nguồn vốn: Xét về cơ cấu nguồn vốn của AGRIBANK – Ngã Bảy trong ba năm (2010-2012), chúng ta thấy rằng cơ cấu nguồn vốn của NH phần lớn dựa vào vốn huy động, vốn điều chuyển từ NH cấp trên chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của NH ( chiếm không quá 0.20% trên tổng nguồn vốn).

Vốn huy động luôn chiếm số lượng lớn trong cơ cấu nguồn vốn (chiếm trên 99,80% trên tổng nguồn vốn). Điều này chứng tỏ AGRIBANK – Ngã Bảy có cơ cấu nguồn vốn tốt, ổn định, khả năng huy động vốn tốt và tự chủ cao. Việc có vốn huy động cao giúp NH giảm chi phí tín dụng (do chi phí cho vốn huy động nhỏ hơn chi phí cho vốn điều chuyển), có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng tín dụng, tăng lợi nhuận. Vốn huy động sẽ được chuyển hóa sang vốn tín dụng để NH bổ sung cho nhu cầu vay sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng trong nền kinh tế mà không cần phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên. Cho vay là hoạt động mà NH có được nguồn thu nhập để từ đó bồi đắp lại khoản trả lãi tiền gửi cho khách hàng, các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho NH. NH đạt được những thành công trong việc huy động vốn như vậy chủ yếu là do: Ban lãnh đạo Chi nhánh có chính sách huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền, tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Triển khai quyết liệt đề án cơ cấu lại hoạt động AGIRBANK khi được Chính phủ phê

[33]

Bảng 4.1: Tình hình cơ cấu nguồn vốn của AGRIBANK – Ngã Bảy qua 3 năm (2010-2012)

Đơn vị tính: triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng AGRIBANK thị xã Ngã Bảy 2010-2012)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Vốn huy động 188.778 99,82% 223.641 99,86% 349.860 99,90% 34.863 18,47% 126.219 56,44%

Vốn điều chuyển 0.338 0.,18% 0.323 0,14% 0.342 0,10% -0.015 -4,44% 0.019 5,88%

[34]

duyệt, vận dụng cơ chế linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế thị trường để giữ khách hàng. Chi nhánh tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi tăng huy động vốn và cho vay như: quà tặng, bốc thăm trúng thưởng, quay số... Thêm vào đó, Ngân hàng được thành lập từ rất lâu vì thế uy tín của ngân hàng rất cao, được khách hàng tin cậy.

Xét về tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm, nguồn vốn của NH liên tục tăng, đấy là một tín hiệu tốt cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển và mở rộng. Nguyên nhân chủ quan là nhờ AGRIBANK - Ngã Bảy đã kịp thời có một số chương trình Marketing huy động vốn trong dân hiệu quả, mở rộng và phát triển thêm nhiều sản phẩm, những cố gắng trong việc cải thiện và rút ngắn thời gian làm thủ tục để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Điều này chứng tỏ khả năng huy động và tự chủ về vốn của NH ngày càng được tăng lên, số vốn điều chuyển từ trên xuống ngày càng giảm.

Nhìn chung, AGRIBANK - Ngã Bảy có một cơ cấu nguồn vốn khá tốt, ổn định, khả năng huy động vốn tốt và tự chủ cao. Trong những năm sắp đến, NH sẽ tự đáp ứng được nhu cầu về vốn của mình và có thể điều chuyển vốn ngược lên NH cấp trên.

4.1.2. Tình hình vốn huy động

Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm một số lượng cao nhất trong nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy tiền gửi của dân cư, phần lớn là các khoản tiền gửi có kỳ hạn, người dân gửi tiền chủ yếu vì mục đích an toàn và lợi nhuận nên họ chọn hình thức gửi có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Nguyên nhân là do mức lãi suất hấp dẫn được người dân và họ thấy được lợi ích từ việc gửi tiền vào ngân hàng nên góp phần làm cho vốn huy động tăng nhanh. Thêm vào đó, NH AGRIBANK - Ngã Bảy là một NH vốn 100% nhà nước nên có được sự tin cậy của người dân. Trong những năm qua, tuy giá vàng có tăng cao nhưng lại biến động bất thường, một số người dân khi có tiền, lo sợ rủi ro nên chỉ đầu tư một phần vào việc mua vàng và phần khác gửi tại NH nên vốn huy động của NH vẫn tăng qua các năm. Trong số tiền gửi của dân cư, cả tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn đều tăng liên tục qua ba năm, nhưng tiền gửi có kỳ hạn vẫn luôn chiếm phần lớn. Số tiền

[35]

Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của AGRIBANK – Ngã Bảy qua 3 năm (2010 - 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng AGRIBANK thị xã Ngã Bảy)

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tiền gửi tổ chức kinh tế 8.337 4,42% 10.947 4,89% 14.435 4,13% 2.610 31,31% 3.488 31,86%

Tiền gửi tiết kiệm 147.646 78,21% 191.686 85,71% 307.75 87,96% 44.040 29,83% 116.064 60,55%

Huy động theo các hình thức

khác 32.795 17,37% 21.008 9,39% 27.7 7,92% -11.787 -35,94% 6.692 31,85% Tổng 188.778 223.641 349.86 34.863 18,47% 126.219 56,44%

[36]

gửi có kỳ hạn liên tục tăng và luôn chiếm tỷ lệ cao đã phần nào làm cho ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn này vào những mục đích nhất định để mang lại hiệu quả cho cả khách hàng và NH.

Chiếm vị trí thứ hai trong nguồn vốn huy động là tiền gửi của Kho bạc qua ba năm 2010 – 2012 luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (17,26% năm 2010, 9,11% năm 2011 và 7,10% năm 2012) giảm mạnh vào năm 2011 ( tương đương giảm 37,46%) . Tiền gửi của Kho bạc là lượng tiền thu từ thuế, phí, lệ phí của Kho bạc Thị xã Ngã Bảy chưa có nhu cầu chi trong một thời gian nhất định vì vậy gửi vào NH, Kho bạc là một trong những đối tượng có tiền gửi khá lớn vào AGRIBANK - Ngã Bảy, loại tiền gửi này chủ yếu gửi dưới hình thức không kỳ hạn vì nhu cầu rút vốn của Kho bạc là thường xuyên để phục vụ cho việc chi tiêu ngân sách. Qua ba năm, lượng tiền gửi của Kho bạc có sự tăng giảm không ổn định.

Chiếm một lương thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động là tiền gửi của các tổ chức kinh tế vì phần lớn người dân thị xã làm nông nghiệp, có ít doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động, kinh doanh nên dẫn đến số lượng tiền gửi này khá thấp. Đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng ngay của các tổ chức kinh tế, phần lớn đây là khoản tiền gửi không kỳ hạn. Khi chưa đến chu kỳ sản xuất kinh doanh hay chưa có nhu cầu sử dụng vốn thì các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào ngân hàng để trang trãi một phần chi phí, hay nhằm mục đích là để chi trả và thanh toán trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra còn do sự cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế của cả nước nên việc kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong năm vừa qua gặp không ít khó khăn nên tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong năm vừa qua cũng giảm đáng kể. Còn lại là nguồn vốn huy động theo các hình thức khác chiếm thấp nhất hầu hết số tiền này là do nông dân vay tiền ở xa NH nên trong quá trình vay vốn chăm sóc vườn, chăn nuôi …. thì nông dân yêu cầu mở tài khoản gửi tiền vào để được ngân hàng trích lãi hàng quý , tránh tình trạng nhà xa đi lại khó khăn dẫn đến nợ quá hạn , điều này cũng một phần giúp cho CBTD giảm bớt một số công việc khi nhân sự còn thiếu.

Tóm lại, NH AGRIBANK - Ngã Bảy có một cơ cấu nguồn vốn tốt, khả năng huy động vốn cao, nguồn vốn đủ mạnh đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi giúp NH ngày một phát triển và đáp ứng các nhu cầu của khách hàng.

[37]

4.2. PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng 4.2.1.1. Doanh số cho vay 4.2.1.1. Doanh số cho vay

Ngân hàng AGRIBANK - Ngã Bảy cung cấp hoạt động tín dụng cho tất cả các thành phần kinh tế và cá nhân phục vụ cho nhiều mục đích khác nhau, trong đó có sản phẩm cho vay dành cho hộ sản xuất là sản phẩm chính yếu của NH. Trong những năm qua, doanh số của NH cũng tăng nhanh. Tuy nhiên, vì hoạt động tín dụng là hoạt động mang tính rủi ro, vì vậy NH cần phải quản lý các khoản cho vay một cách chặt chẽ nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu rủi ro.

Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn tại AGRIBANK - Ngã Bảy với phương thức cho vay từng lần và thời hạn cho vay hầu hết là ngắn hạn và trung hạn. Trong đó cho vay ngắn hạn luôn chiếm một lượng lớn hơn trung hạn ( ngắn hạn luôn chiếm trên 90,00%) . Nguyên nhân chủ quan là do NH ưu tiên cho những khoản vay ngắn hạn. Vì cho vay ngắn hạn thường là những khoản tiền nhỏ, NH lại có thể giảm bớt được rủi ro do thời hạn cho vay ngắn, đồng vốn luân chuyển nhanh, phù hợp với tính chất thời vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. Nguyên nhân khách quan là do tính chất thời vụ của hoạt động nông nghiệp. Chu kỳ sống tự nhiên của cây trồng, vật nuôi là yếu tố quyết định để tính toán thời hạn cho vay. Người dân thiếu vốn khi chuẩn bị bắt đầu một vụ mùa mới nên đến vay NH, và họ sẽ hoàn trả khi kết thúc vụ thu hoạch. Một vụ mùa thường không kéo dài hơn một năm nên thời hạn cho vay thường là ngắn hạn. Mục đích xin vay chủ yếu là để mua con giống, thức ăn, phân bón, thuốc trừ sâu, cải tạo đất… và phần lớn người dân có tâm lý e ngại khi đi vay với thời hạn dài hơn 12 tháng. Đối với doanh số cho vay trung hạn của hộ sản xuất phần lớn tập trung vào các khoản vay cho việc trồng cây ăn trái lâu năm, một số khoản vay trung hạn khác là vay để bắt đầu đào ao nuôi cá.

[38]

Bảng 4.3: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn của AGRIBANK – Ngã Bảy qua 3 năm (2010-2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng ARGIBANK thị xã Ngã Bảy 2010-2012)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ

trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 115.267 91,43% 160.324 99,995% 186.843 96,90% 45.057 39,09% 26.519 16,54%

Trung,dài hạn 10.810 8,57% 0.008 0,005% 5.978 3,10% -10.802 -99,93% 5.970 74625,00%

[39]

Tình hình biến động doanh số cho vay hộ sản xuất theo thời hạn: Nhìn chung, doanh số cho vay theo thời hạn đối với hộ sản xuất tăng đều qua ba năm nhưng tốc độ tăng trưởng không ổn định giữa các năm và giữa doanh số cho vay ngắn hạn với doanh số cho vay trung hạn. Năm 2011, tổng doanh số cho vay tăng mạnh nhất 27,17% so với năm 2010 phần lớn là do nông dân vay tiền chăm sóc vườn cam là chủ yếu thay vì chăm sóc lúa như những năm trước. Sang năm 2012, tổng doanh số cho vay cũng chỉ tăng 20,26% so với năm 2011 nhưng trên thực tế năm 2012 số tiền đã tăng 32.489 triệu đồng so với 2011 là 34.255 triệu đồng nguyên nhân là do một phần nông dân đã thu hoạch trái ở mùa này nên đã trả bớt tiền vào NH.

[40]

Bảng 4.4: Doanh số cho vay hộ sản xuất theo mục đích sử dụng vốn của AGRIBANK – Ngã Bảy qua 3 năm (2010-2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm Chênh lệch

2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Trồng lúa 0.152 0,12% 0.056 0,03% 0 0,00% -0.096 -63,16% -0.056 -100,00%

Chăm sóc cải tạo vườn 60.237 47,78% 61.464 38,34% 57.61 29,88% 1.227 2,04% -3.854 -6,27%

Cây mía 21.558 17,10% 30.760 19,19% 38.854 20,15% 9.202 42,68% 8.094 26,31%

Chăn nuôi 2.639 2,09% 8.196 5,11% 20.067 10,41% 5.557 210,57% 11.871 144,84%

Thủy sản 41.492 32,91% 59.856 37,33% 76.290 39,57% 18.364 44,26% 16.434 27,46%

Tổng 126.077 160.332 192.821 34.255 27,17% 32.489 20,26%

[41]

Tóm lại, doanh số cho vay hộ sản xuất qua các năm luôn tăng trưởng tốt, sự tăng trưởng của doanh số cho vay hộ sản xuất còn phụ thuộc nhiều vào các yếu tố khách quan, đặc biệt là giá cả thị trường.

4.2.1.2. Tình hình thu nợ

Doanh số thu nợ trong năm của ngân hàng tuỳ thuộc vào kỳ hạn của các

khoản nợ, dư nợ năm trước, đồng thời còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế, biến động của giá cả trên thị trường ở từng thời kỳ.

Cơ cấu doanh số cho vay hộ sản xuất theo mục đích sử dụng vốn: Doanh

số cho vay hộ sản xuất tại NH qua ba năm 2010, 2011, 2012. Trong đó, mục đích cải tạo vườn trồng cây ăn trái chiếm tỉ trọng cao và giảm dần quan ba năm (2010 là 47,78%, 2011 là 38,34% và 2012 là 29,88%) điều này là do những năm sao nông dân có thu nhập từ cây ăn trái mang lại nên đã trả bớt một phần vốn vay vào ngân hàng nên doanh số cho vay giảm điều trong ba năm. Kế đến là thủy sản tuy số lượng hộ nuôi cá không đông đảo bằng hộ trồng cây ăn trái hoặc trồng lúa trồng mía… nhưng số tiền trung bình mà hộ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã ngã bảy hậu giang (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)