Cơ cấu nợ xấu hộ sản xuất theo thời hạn: Nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ
trọng lớn hơn nợ xấu trung hạn. Trong cơ cấu nợ xấu của hộ sản xuất, chiếm toàn bộ là nợ xấu ngắn hạn. Đây là điều hợp lý vì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ lệ cao thì khó tránh khỏi rủi ro mà những khoản cho vay này đem lại.
Tình hình biến động nợ xấu của hộ sản xuất theo thời hạn. Qua các số liệu năm (2010-2012), dễ nhận ra là nợ xấu ngày càng giảm xuống với tốc độ khá nhanh. Năm 2010, nợ xấu là 1.575 triệu đồng. Sang năm 2011, nợ xấu là 1.262 triệu đồng, giảm 313 triệu đồng (tương ứng 19,87%). Nối tiếp sự suy giảm đó, năm 2012, tổng nợ xấu chỉ còn 645 triệu đồng, giảm 617 triệu đồng (tương ứng 48,89%). Điều này chứng tỏ công tác quản lý nợ của NH ngày càng tốt hơn, số lượng cán bộ cũng dần được tăng lên, thường xuyên đôn đốc nhắc nhở người nông dân trả gốc và lãi đúng hạn cho ngân hàng, nhờ đó mà nợ xấu dần giảm xuống rõ rệt.
[50]
Bảng 4.9: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của AGRIBANK – Ngã Bảy qua 3 năm (2010-2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng AGRIBANK thị xã Ngã Bảy 2010-2012)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 1.575 100,00% 1.262 100.00% 0.645 100,00% -0.313 -19,87% -0.617 -48,89%
Trung, dài hạn 0 0,00% 0 0.00% 0 0,00% 0 - 0 -
[51]
Trong hoạt động kinh doanh tiền tệ tình trạng tồn tại nợ xấu là đều không thể tránh khỏi, mức nợ xấu quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng vì nó làm phát sinh rủi ro trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng nhưng tùy theo qui mô và tình hình nguồn vốn của từng Ngân hàng mà nợ xấu sẽ phát sinh mức rủi ro khác nhau và Ngân hàng nên theo dõi thường xuyên làm thế nào cho chỉ số nợ xấu trên tổng dư nợ không vượt qua mức chỉ tiêu kế hoạch đã đề ra là được.
Cơ cấu nợ xấu của hộ sản xuất theo thời hạn: Nợ xấu trong ngành thủy sản vẫn lớn nhất, tiếp theo đó là nợ xấu của các hộ trồng cây ăn trái và trồng mía.
Nợ xấu của các hộ nuôi trồng thủy sản chiếm phần lớn nhất qua các năm. Năm 2010, nợ xấu thủy sản ở mức cao đáng báo động là 1.269 triệu đồng. Nguyên nhân là đầu năm 2010, nhiều hộ chạy theo giá cá tra đang ở mức cao mà đổ tiền vào đầu tư nuôi cá. Hầu hết các hộ đều nuôi tự phát, theo phong trào nên đã dẫn đến cung lớn hơn cầu làm giá đầu ra bị sụt giảm. Trong khi đó, giá nguyên liệu đầu vào tăng, năng lực tài chính của hộ lại thấp (vốn sản xuất chủ yếu là vốn vay, vay của ngân hàng, vay trong dân cư…), khi xảy ra rủi ro khó vực dậy để sản xuất tiếp. Một số hộ nuôi cá tra treo ao chờ bán tài sản để trả nợ, một số hộ bán cá nhưng thương lái thu mua lại trả chậm nên không có tiền trả nợ ngân hàng làm cho nợ bị chuyển nhóm. Một số hộ khác trong thị xã lại nuôi cá sấu trong khi bản thân không nắm rõ về cách lựa chọn con giống, kỹ thuật nuôi và chăm sóc cá, kết quả là khi cá sấu được gần một năm tuổi, phần lớn đều bị bệnh mà chết. Trong khi đó, chi phí người dân bỏ ra làm chuồng nuôi cá sấu khá cao vì phải đáp ứng đúng qui định của cơ quan chức năng, chỉ có một vài người thu mua nên bị ép giá, khi muốn bán cá sấu lại phải đến tỉnh Hậu Giang làm giấy xuất bán khá mất thời gian... Vì vây, việc thua lỗ là khó tránh khỏi. Số tiền mà một hộ nuôi trồng thủy sản vay NH là lớn gấp nhiều lần các hộ vay với mục đích khác, nên chỉ cần vài hộ bị thua lỗ không trả nợ NH được nên nợ xấu của NH sẽ tăng lên rất cao. Chính vì điều này đã khiến cho vay thủy sản trở thành lĩnh vực ẩn chứa nhiều rủi ro nên cán bộ tín dụng đặc biệt chú ý đến việc thẩm định khoản vay và đôn đốc, nhắc nhở các hộ nuôi thủy sản trả nợ. Điều này thể hiện rõ rệt ở năm 2012 nợ xấu ngành thủy sản giảm mạnh từ 1.074 triệu đồng ở năm 2011 chỉ còn 473 triện đồng ở năm 2012 (tương ứng giảm 55,96%) nguyên nhân là do NH đã thu hồi được vốn của những hộ nuôi
[52]
[53]
Bảng 4.10: Tình hình nợ xấu theo mục đích sử dụng vốn đối với hộ sản xuất của AGRIBANK – Ngã Bảy qua 3 năm (2010-2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng AGRIBANK thị xã Ngã Bảy 2010-2012)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối
Trồng lúa 0 0,00% 0 0,00% 0 0,00% - - - -
Chăm sóc cải tạo vườn 0.271 17,21% 0.128 10,14% 0.094 14,57% -0.143 -52,77% -0.034 -26,56%
Cây mía 0.035 2,22% 0.036 2,85% 0.054 8,37% 0.001 2,86% 0.018 50,00%
Chăn nuôi 0 0,00% 0.024 1,90% 0.024 3,72% 0.024 - - -
Thủy sản 1.269 80,57% 1.074 85,10% 0.473 73,33% -0.195 -15,37% -0.601 -55,96%
[54]
Tình hình biến động nợ xấu của hộ sản xuất theo mục đích vay vốn: Từ
bảng số liệu trên, ta nhận thấy nợ xấu của các hộ sản xuất vay vốn với mục đích khác nhau có sự biến động khác nhau qua các năm (2010-2012). Nhìn chung, tổng nợ xấu của các hộ nông dân liên tục giảm nhanh chóng qua các năm. Nếu năm 2010, tổng nợ xấu là 1.575 triệu đồng thì sang năm 2011, tổng nợ xấu đã giảm còn 1.262 triệu đồng (tương ứng giảm 19,87%). Đến năm 2012, tổng nợ xấu lại giảm 48,89% chỉ còn 1.384 triệu đồng. Xét riêng về từng khoản nợ của các hộ sản xuất vay vốn với mục đích khác nhau, ta nhận thấy rằng nợ xấu có xu hướng giảm qua ba năm.
Nợ xấu của các hộ trồng cây ăn trái cũng giảm điều. Nguyên nhân cũng một phần do những hộ nông dân để trái ra nghịch mùa bán được giá cao , giá một số loại trái cây trên thị trường khá cao, giá cam trung bình là 17.000 đồng/kg, măng cụt là 45.000 đồng/kg... đây là những loại cây được trồng khá nhiều tại thị xã, người dân có thu nhập khá cao nên trả nợ NH tốt, số lượng nợ xấu được giảm xuống.
Năm 2010, nợ xấu của hộ trồng mía là 35 triệu đồng, 2011 là 36 triệu đồng, 2012 là 54 triệu đồng. Trong năm 2010, giá mía mà người nông dân bán cho thương lái và nhà máy vẫn còn đang ở mức cao trung bình khoảng hơn 1.000 đồng/kg. Thu nhập hộ trồng mía tăng nên nợ xấu được giảm xuống. Sang năm 2011, có rất nhiều hộ trồng mới hoặc tăng thêm diện tích trồng mía, nhưng đến khi vào vụ thu hoạch rộ giá mía lại xuống thấp, trung bình chỉ còn khoảng 700 đồng/kg. Dù giá thấp nhưng người dân vẫn phải bán vì nếu không bán chờ giá lên cao quá lâu, mía sẽ trổ cờ và bị giảm trọng lượng, người dân sẽ càng lỗ nặng hơn. Khi giá mía tăng trở lại, hầu hết người dân thị xã đã bán hết mía. Diện tích trồng mía tăng nên nợ xấu tăng là điều khó tránh khỏi nhưng về loại hình này thì thua lỗ dẫn đến là không đáng kể thường thì giá mía năm sau bình ổn lại nông dẫn sẽ trả nợ nên NH ít khi đưa những hộ này vào danh sách nợ rủi ro cần xử lý.
Năm 2011 nợ xấu của các hộ chăn nuôi là 24 triệu là do đợt dịch cúm ở gia cầm và heo tai xanh ở heo nên một số hộ bị ảnh hưởng dẫn đến nợ xấu. Qua năm 2012 tình hình vẫn chưa ổn định nên các hộ chưa nuôi lại nên dẫn tới ngân hàng vẫn chưa thu được nợ xấu của các hộ chăn nuôi.
Nguyên nhân nợ xấu ở những hộ vay vốn với mục đích trồng mía và chăn nuôi gia tăng một phần khác cũng vì nguyên nhân chủ quan đến từ NH là do cán bộ tín dụng quá quan tâm vào các hộ vay số tiền lớn, nhiều rủi ro là nuôi trồng thủy sản, còn các hộ trồng mía, chăn nuôi các năm trước đều có
[55]
tình hình nợ xấu giảm nên cán bộ tín dụng không theo dõi chặt chẽ. Thêm vào đó, các hộ này tuy số tiền vay không nhiều nhưng số lượng lại đông đảo và bị yếu tố mùa vụ ảnh hưởng, các hộ trồng hoặc nuôi cùng loại nông sản, vật nuôi giống nhau sẽ tập trung vay và trả rất đông vào một khoảng thời gian nhất định trong năm, trong khi số lượng cán bộ tín dụng của NH lại có hạn, không thể bám sát hết địa bàn được.
Một nguyên nhân khác dẫn đến nợ xấu đó là do hộ sản xuất (đặc biệt là những hộ mới vay lần đầu) chưa quen với quy định phân kỳ trả lãi và nợ gốc của ngân hàng. Người dân thường có suy nghĩ đóng gốc và lãi 1 lần khi đến hạn và có khi đóng đủ 03 tháng hoặc thấp hay cao hơn tùy theo túi tiền họ mang theo trong khi NH qui định định kỳ trả lãi là 03 tháng/1 lần. Một phần vì hiện nay AGRIBANK - Ngã Bảy áp dụng lãi suất cho vay thả nổi, nhưng người dân lại thường tính số lãi dựa trên lãi suất đã ghi trong hợp đồng. Có nhiều thời điểm lãi suất tăng, số tiền lãi phải trả cao hơn so với hợp đồng thì số tiền mà các hộ này mang theo không đủ để đóng lãi. Vì vậy, nợ chuyển nhóm, chủ yếu là nhóm 2 và 3, mà chuyển sang nhóm 3 thì đã là nợ xấu.
Tóm lại, tình hình nợ xấu của hộ sản xuất qua các năm đã giảm dần. Đó là một tín hiệu đáng mừng. Nợ xấu của NH không chỉ bị ảnh hưởng bởi sự biến động thất thường dịch bệnh, của giá cả thị trường và thói quen làm nông nghiệp chạy theo lợi nhuận trước mắt của người dân, mà còn phụ thuộc nhiều vào công tác thẩm định, kiểm tra và thu hồi nợ của cán bộ tín dụng.