3.5.1. Thuận lợi của AGRIBANK chi nhánh Thị xã Ngã Bảy
Kinh tế - xã hội địa phương phát triển và an ninh trật tự được bảo đảm giúp cho người dân yên tâm sản xuất kinh doanh, tạo tiền đề cho Ngân hàng phát triển thêm nhiều khách hàng trong công tác huy động nguồn vốn, đầu tư cho vay, dịch vụ chuyển tiền và các sản phẩm dịch vụ khác...
Kinh tế - xã hội địa phương phát triển và an ninh trật tự được bảo đảm còn giúp Ngân hàng có định hướng, hoạch định chiến lược dài hạn, kế hoạch ngắn hạn, làm cho người lao động yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.
Công tác huy động vốn và sử dụng vốn được tăng trưởng đồng đều, thu hồi nợ đến hạn đạt yêu cầu, các dịch vụ khác thu hút nhiều khách hàng đến giao dịch như dịch vụ thẻ ATM, chuyển tiền, trả lương qua tài khoản cá nhân....
3.5.2. Khó khăn của AGRIBANK chi nhánh Thị xã Ngã Bảy
Chỉ số giá tiêu dùng tiếp tục tăng đi đôi với lạm phát, lãi suất huy động và cho vay những tháng đầu năm còn cao, không ổn định, lãi suất biến động làm cho tính cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM trên địa bàn ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động và đầu tư tín dụng của chi nhánh.
Giá cả một số hàng hoá nông sản bấp bênh, chậm tiêu thụ, người dân sản xuất bị thua lỗ, khó khắc phục được hậu quả và không có khả năng trả nợ NH.
Địa điểm giao dịch của chi nhánh không có nơi để xe khách hàng, không thuận lợi cho các phương tiện giao thông ra vào, nhất là xe ôtô, nên việc mở rộng các sản phẩm dịch vụ gặp không ít khó khăn, nhất là khách hàng doanh nghiệp. Không gian làm việc còn chặt hẹp, nhiều lúc khách hàng còn phải chen lấn, không đủ chỗ ngồi cho khách hàng đến giao dịch, tạo cảm giác không thoải mái cho cả công nhân viên chức và lẫn khách hàng.
3.5.3. Phương hướng phát triển của AGRIBANK chi nhánh Thị xã Ngã Bảy trong những năm tới
3.5.3.1. Công tác tổ chức – điều hành:
Tích cực phối hợp với cơ quan chức năng của địa phương tiến hành áp giá, bồi hoàn dự án xây dựng trụ sở làm việc, mở rộng mạng lưới, cải thiện nâng cao điều kiện làm việc cho công nhân viên chức.
[29]
Bám sát định hướng kinh doanh, quy chế hoạt động của ngành kết hợp với phân tích, đánh giá xu hướng, tiềm năng phát triển, những đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội địa phương để xây dựng chiến lược phát triển trong thời gian hiện nay.
Nghiêm túc thực hiện quản lý điều hành theo kỷ cương, kỷ luật, lấy chỉ tiêu kế hoạch để giao việc cụ thể - gắn với trách nhiệm với quyền lợi được hưởng cho từng cá nhân nhằm tạo động lực thúc đẩy toàn thể công nhân viên chức làm việc hăng sai, đem lại hiệu quả cao nhất trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Gắn kết quả công việc với chế độ tài chính và công tác thi đua tại chi nhánh.
Tăng cường giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp, tinh thần yêu ngành, yêu nghề đến từng công nhân viên chức. Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở, bảo đảm sự công khai minh bạch, tạo sự đoàn kết, đồng thuận trong nhận thức và hành động, quyết tâm hoàn thành xuất sắc mục tiêu chung.
Thường xuyên tổ chức luân chuyển cán bộ theo quy định để tránh những tiêu cực phát sinh, đồng thời giúp công nhân viên chức am hiểu nhiều nghiệp vụ, công việc hơn. Qua đó có thể tìm kiếm và đào tạo đội ngũ kế thừa xứng đáng đủ tâm – đủ tầm theo yêu cầu hội nhập – phát triển.
3.5.3.2. Công tác huy động vốn:
Chi nhánh đã xác định được tầm quan trọng của công tác huy động vốn. Đó là điều kiện kiên quyết để tăng trưởng tín dụng. Cụ thể kế hoạch huy động vốn như sau:
- Nguồn vốn cuối năm 2012 đạt 487 tỷ đồng tăng 81 tỷ đồng tỷ lệ tăng 20%.
- Nguồn vốn ngoại tệ tăng 10% so với năm 2012. - Thu dịch vụ trong nước tăng 9%.
- Thu từ kinh doanh mua bán ngoại tệ tăng 5%.
- Doanh thu dịch vụ thẻ tăng 10%. - Công tác phát hành thẻ: tăng 500 thẻ .
Để đạt được kế hoạch đề ra chi nhánh cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Tích cực triển khai thực hiện đa dạng hoá các hình thức huy động vốn trong khuôn khổ cho phép của NH cấp trên phù hợp với nhu cầu, tình hình thực tế tại địa phương.
[30]
- Chủ động nghiên cứu đưa ra các hình thức khuyến mãi, marketing liên tục trong từng tháng, quý, đồng thời phải luôn bám sát, dõi theo mức lãi huy động của các NHTM khác trên địa bàn để đề nghị NH cấp trên điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình nhưng vẫn đảm bảo mục tiêu hoàn thành kế hoạch, không để mất khách hàng.
- Công nhân viên chức NH phải xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng trong hoạt động kinh doanh. Do vậy, mỗi người phải tích cực tìm hiểu các sản phẩm dịch vụ huy động vốn mà chi nhánh đang triển khai để tư vấn, khai thác và tim kiếm khách hàng.
- Khuyến khích huy động vốn cho tất cả cán bộ làm nhiệm vụ kinh doanh và là chỉ tiêu xét thi đua – khen thưởng cho tất cả công nhân viên chức còn lại. - Tập trung nghiên cứu thị trường vốn trên địa bàn, rà soát lại các thành phần kinh tế, tổ chức, cá nhân có khả năng về tài chính tốt để có hướng tiếp cận huy động tiền gửi.
3.5.3.3. Công tác đầu tư tín dụng:
Tuân thủ nghiêm ngặt quy trình nghiệp vụ, kết quả xếp loại khách hàng và thẩm định kỹ khi cho vay trên cơ sở các nguyên tắc điều kiện tín dụng, để có các dự án khả thi để đầu tư cho vay, đảm bảo khách hàng vay sử dụng vốn vay đúng mục đích, đầu tư có hiệu quả để trả nợ vay đúng thời hạn. Cụ thể kế hoạch năm 2013-2014 như sau:
- Dư nợ tín dụng: Đến cuối năm 2013 đạt 376 tỷ đồng, tăng 46 tỷ đồng, tốc độ tăng là 16%.
- Tỷ lệ thu lãi: đạt 90%. - Tỷ lệ nợ xấu: <1%.
- Tỷ lệ dư nợ nông nghiệp nông thôn: chiếm 95%/tổng dư nợ. - Thu hồi nợ xử lý rủi ro: đạt 1 tỷ đồng.
- Tiềm kiếm khách hàng mới: Phấn đấu phát triển thêm 300 khách hàng mới.
Để đạt được kế hoạch kinh doanh đề ra, chi nhánh cần phải thực hiện tốt một số giải pháp sau:
- Giao chỉ tiêu đến từng CBTD gắn liền với việc trả lương và các nguồn thu nhập khác, xét thi đua theo kế hoạch tháng, quý, năm.
[31]
- Kết hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương đề ra các giải pháp trong công tác thu hồi nợ, có chế độ chi huê hồng đối với những cá nhân và tổ chức giúp NH thu hồi nợ tồn động, nợ xử lý rủi ro.
- Thường xuyên phân loại nợ, phân tích nợ, đánh giá chất lượng tín dụng đối với từng món vay, kết hợp với chính quyền địa phương khẩn trương đôn đốc thu hồi nợ, đồng thời tiến hành khởi kiện một số khách hàng có điều kiện pháp lý nhưng cố tình chay ì không trả nợ nhằm tạo tính răng đe cho các đối tượng khách hàng còn lại.
- Phát triển thêm nhiều dịch vụ, sản phẩm mới, đa dạng hoá hoạt động kinh doanh của NH, cần mở rộng cho vay với nhiều tổ chức kinh tế thuộc nhiều lĩnh vực.
[32]
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH RỦI RO TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT
4.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG 4.1.1. Cơ cấu nguồn vốn
Nguồn vốn tại AGRIBANK – Ngã Bảy được hình thành từ hai nguồn: vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong điều kiện hiện nay, cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt hơn, đòi hỏi các NH phải tự xây dựng chiến lược phù hợp, có thể đáp ứng được nhu cầu về vốn của mình.
Cơ cấu nguồn vốn: Xét về cơ cấu nguồn vốn của AGRIBANK – Ngã Bảy trong ba năm (2010-2012), chúng ta thấy rằng cơ cấu nguồn vốn của NH phần lớn dựa vào vốn huy động, vốn điều chuyển từ NH cấp trên chỉ chiếm một phần nhỏ trong cơ cấu nguồn vốn của NH ( chiếm không quá 0.20% trên tổng nguồn vốn).
Vốn huy động luôn chiếm số lượng lớn trong cơ cấu nguồn vốn (chiếm trên 99,80% trên tổng nguồn vốn). Điều này chứng tỏ AGRIBANK – Ngã Bảy có cơ cấu nguồn vốn tốt, ổn định, khả năng huy động vốn tốt và tự chủ cao. Việc có vốn huy động cao giúp NH giảm chi phí tín dụng (do chi phí cho vốn huy động nhỏ hơn chi phí cho vốn điều chuyển), có điều kiện thuận lợi để tăng trưởng tín dụng, tăng lợi nhuận. Vốn huy động sẽ được chuyển hóa sang vốn tín dụng để NH bổ sung cho nhu cầu vay sản xuất kinh doanh hay tiêu dùng trong nền kinh tế mà không cần phụ thuộc nhiều vào nguồn vốn điều chuyển từ NH cấp trên. Cho vay là hoạt động mà NH có được nguồn thu nhập để từ đó bồi đắp lại khoản trả lãi tiền gửi cho khách hàng, các chi phí kinh doanh và tạo ra lợi nhuận cho NH. NH đạt được những thành công trong việc huy động vốn như vậy chủ yếu là do: Ban lãnh đạo Chi nhánh có chính sách huy động vốn thích hợp đối với từng loại khách hàng, vùng, miền, tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác với các tổ chức, tập đoàn kinh tế, tổng công ty; Triển khai quyết liệt đề án cơ cấu lại hoạt động AGIRBANK khi được Chính phủ phê
[33]
Bảng 4.1: Tình hình cơ cấu nguồn vốn của AGRIBANK – Ngã Bảy qua 3 năm (2010-2012)
Đơn vị tính: triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng AGRIBANK thị xã Ngã Bảy 2010-2012)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Vốn huy động 188.778 99,82% 223.641 99,86% 349.860 99,90% 34.863 18,47% 126.219 56,44%
Vốn điều chuyển 0.338 0.,18% 0.323 0,14% 0.342 0,10% -0.015 -4,44% 0.019 5,88%
[34]
duyệt, vận dụng cơ chế linh hoạt phù hợp với tình hình kinh tế thị trường để giữ khách hàng. Chi nhánh tăng cường công tác tiếp thị, thực hiện nhiều chương trình khuyến mãi tăng huy động vốn và cho vay như: quà tặng, bốc thăm trúng thưởng, quay số... Thêm vào đó, Ngân hàng được thành lập từ rất lâu vì thế uy tín của ngân hàng rất cao, được khách hàng tin cậy.
Xét về tình hình biến động nguồn vốn qua 3 năm, nguồn vốn của NH liên tục tăng, đấy là một tín hiệu tốt cho thấy hoạt động của ngân hàng ngày càng phát triển và mở rộng. Nguyên nhân chủ quan là nhờ AGRIBANK - Ngã Bảy đã kịp thời có một số chương trình Marketing huy động vốn trong dân hiệu quả, mở rộng và phát triển thêm nhiều sản phẩm, những cố gắng trong việc cải thiện và rút ngắn thời gian làm thủ tục để đáp ứng tốt nhất nhu cầu khách hàng. Điều này chứng tỏ khả năng huy động và tự chủ về vốn của NH ngày càng được tăng lên, số vốn điều chuyển từ trên xuống ngày càng giảm.
Nhìn chung, AGRIBANK - Ngã Bảy có một cơ cấu nguồn vốn khá tốt, ổn định, khả năng huy động vốn tốt và tự chủ cao. Trong những năm sắp đến, NH sẽ tự đáp ứng được nhu cầu về vốn của mình và có thể điều chuyển vốn ngược lên NH cấp trên.
4.1.2. Tình hình vốn huy động
Tiền gửi tiết kiệm luôn chiếm một số lượng cao nhất trong nguồn vốn huy động. Điều này cho thấy tiền gửi của dân cư, phần lớn là các khoản tiền gửi có kỳ hạn, người dân gửi tiền chủ yếu vì mục đích an toàn và lợi nhuận nên họ chọn hình thức gửi có kỳ hạn để được hưởng lãi suất cao hơn lãi suất không kỳ hạn. Nguyên nhân là do mức lãi suất hấp dẫn được người dân và họ thấy được lợi ích từ việc gửi tiền vào ngân hàng nên góp phần làm cho vốn huy động tăng nhanh. Thêm vào đó, NH AGRIBANK - Ngã Bảy là một NH vốn 100% nhà nước nên có được sự tin cậy của người dân. Trong những năm qua, tuy giá vàng có tăng cao nhưng lại biến động bất thường, một số người dân khi có tiền, lo sợ rủi ro nên chỉ đầu tư một phần vào việc mua vàng và phần khác gửi tại NH nên vốn huy động của NH vẫn tăng qua các năm. Trong số tiền gửi của dân cư, cả tiền gửi có kỳ hạn và không có kỳ hạn đều tăng liên tục qua ba năm, nhưng tiền gửi có kỳ hạn vẫn luôn chiếm phần lớn. Số tiền
[35]
Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của AGRIBANK – Ngã Bảy qua 3 năm (2010 - 2012)
Đơn vị tính: Triệu đồng
(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng AGRIBANK thị xã Ngã Bảy)
Chỉ tiêu
Năm Chênh lệch
2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011
Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Tiền gửi tổ chức kinh tế 8.337 4,42% 10.947 4,89% 14.435 4,13% 2.610 31,31% 3.488 31,86%
Tiền gửi tiết kiệm 147.646 78,21% 191.686 85,71% 307.75 87,96% 44.040 29,83% 116.064 60,55%
Huy động theo các hình thức
khác 32.795 17,37% 21.008 9,39% 27.7 7,92% -11.787 -35,94% 6.692 31,85% Tổng 188.778 223.641 349.86 34.863 18,47% 126.219 56,44%
[36]
gửi có kỳ hạn liên tục tăng và luôn chiếm tỷ lệ cao đã phần nào làm cho ngân hàng chủ động hơn trong việc sử dụng nguồn vốn này vào những mục đích nhất định để mang lại hiệu quả cho cả khách hàng và NH.
Chiếm vị trí thứ hai trong nguồn vốn huy động là tiền gửi của Kho bạc qua ba năm 2010 – 2012 luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn vốn (17,26% năm 2010, 9,11% năm 2011 và 7,10% năm 2012) giảm mạnh vào năm 2011 ( tương đương giảm 37,46%) . Tiền gửi của Kho bạc là lượng tiền thu từ thuế, phí, lệ phí của Kho bạc Thị xã Ngã Bảy chưa có nhu cầu chi trong một thời gian nhất định vì vậy gửi vào NH, Kho bạc là một trong những đối tượng có tiền gửi khá lớn vào AGRIBANK - Ngã Bảy, loại tiền gửi này chủ yếu gửi dưới hình thức không kỳ hạn vì nhu cầu rút vốn của Kho bạc là thường xuyên để phục vụ cho việc chi tiêu ngân sách. Qua ba năm, lượng tiền gửi của Kho bạc có sự tăng giảm không ổn định.
Chiếm một lương thấp trong cơ cấu nguồn vốn huy động là tiền gửi của các tổ chức kinh tế vì phần lớn người dân thị xã làm nông nghiệp, có ít doanh nghiệp, tổ chức kinh tế hoạt động, kinh doanh nên dẫn đến số lượng tiền gửi này khá thấp. Đây là số tiền tạm thời nhàn rỗi phát sinh trong quá trình sản xuất kinh doanh nhưng chưa có nhu cầu sử dụng ngay của các tổ chức kinh tế, phần lớn đây là khoản tiền gửi không kỳ hạn. Khi chưa đến chu kỳ sản xuất kinh doanh hay chưa có nhu cầu sử dụng vốn thì các tổ chức kinh tế thường gửi tiền vào ngân hàng để trang trãi một phần chi phí, hay nhằm mục đích là để chi trả và thanh toán trong quá trình kinh doanh. Ngoài ra còn do sự cạnh tranh từ các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn, do ảnh hưởng chung của tình hình kinh tế của cả nước nên việc kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế trong năm vừa qua gặp không ít khó khăn nên tiền gửi của các tổ chức kinh tế trong năm vừa qua cũng giảm đáng kể. Còn lại là nguồn vốn huy động theo các hình thức khác chiếm thấp nhất hầu hết số tiền này là do nông dân vay tiền ở xa NH nên trong quá trình vay vốn chăm sóc vườn, chăn nuôi …. thì nông dân yêu cầu mở tài khoản gửi tiền vào để được ngân hàng trích lãi hàng quý , tránh tình trạng nhà xa đi lại khó khăn dẫn đến nợ quá hạn , điều này cũng một phần giúp cho CBTD giảm bớt một số công việc khi nhân sự