Tình hình thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã ngã bảy hậu giang (Trang 54)

Doanh số thu nợ trong năm của ngân hàng tuỳ thuộc vào kỳ hạn của các

khoản nợ, dư nợ năm trước, đồng thời còn phụ thuộc vào tình hình kinh tế, biến động của giá cả trên thị trường ở từng thời kỳ.

Cơ cấu doanh số cho vay hộ sản xuất theo mục đích sử dụng vốn: Doanh

số cho vay hộ sản xuất tại NH qua ba năm 2010, 2011, 2012. Trong đó, mục đích cải tạo vườn trồng cây ăn trái chiếm tỉ trọng cao và giảm dần quan ba năm (2010 là 47,78%, 2011 là 38,34% và 2012 là 29,88%) điều này là do những năm sao nông dân có thu nhập từ cây ăn trái mang lại nên đã trả bớt một phần vốn vay vào ngân hàng nên doanh số cho vay giảm điều trong ba năm. Kế đến là thủy sản tuy số lượng hộ nuôi cá không đông đảo bằng hộ trồng cây ăn trái hoặc trồng lúa trồng mía… nhưng số tiền trung bình mà hộ nuôi cá vay lại lớn hơn gấp nhiều lần số tiền vay của các hộ nông dân khác, trung bình khoảng 400-500 triệu đồng/hộ nuôi cá. Vì thế, dù số lượng hộ vay ít nhưng doanh số cho vay theo mục đích thủy sản lại rất cao và tăng đều trong ba năm điều này chứng tỏ ngành thủy sản đang được nông dân quan tâm, nhưng theo nguồn tin từ phía ngân hàng thì mấy năm gần đây có rất nhiều hộ nuôi cá đặt biệt là cá tra lỗ, có hộ quá hạn đến nhóm 5, và NH đã đưa vào danh sách nợ rủi ro buộc phải thu hồi vốn, giảm lãi khuyến khích trả nợ ngân hàng cho nên việc doanh số cho vay thủy sản tăng điều qua các năm cũng chứa đựng nhiều rủi ro vì không phải hầu hết tất cả các hộ đều am hiểu nhiều về việc nuôi cá, nên về ngành này khi cho vay NH thường theo dõi kĩ tình hình sử dụng vốn của các hộ, tránh cho những hộ chưa hiểu biết về việc nuôi cá vay để giảm rủi ro. Doanh số cho vay theo mục đích của cây mía và chăn nuôi cũng tăng điều riêng chỉ có trồng lúa là giảm dần qua ba năm và kết thúc năm 2012 là 0,00% điều này chứng tỏ các hộ trồng lúa ngày càng ít đi do diện tích vườn cây ăn trái ngày càng lớn đê bao khép kín nên những hộ trồng lúa không mang lại năng suất cao buộc họ phải chuyển sang cây ăn trái.

[42]

Bảng 4.5: Doanh số thu nợ theo thời hạn của AGRIBANK – Ngã Bảy qua 3 năm (2012 - 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng AGRIBANK thị xã Ngã Bảy 2010-2012)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Ngắn hạn 112.811 99,55% 130.044 92,89% 167.777 99,51% 17.233 15,28% 37.733 29,02%

Trung, dài hạn 0.511 0,45% 9.951 7,11% 0.821 0,49% 9.440 1847,36% -9.130 -91,75%

[43]

Cơ cấu doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn: Trong cơ cấu của doanh số thu nợ, doanh số thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ cao hơn so với doanh số thu nợ trung hạn. Nguyên nhân chủ quan là do NH ưu tiên phát triển các khoản tín dụng ngắn hạn, doanh số cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ lệ lớn trong cơ cấu nên dẫn đến doanh số thu nợ ngắn hạn cũng có tỷ lệ cao hơn thu nợ trung hạn.

Tình hình biến động doanh số thu nợ hộ sản xuất theo thời hạn: Tình hình doanh số thu nợ ngắn hạn đạt được rất tốt và biến động theo chiều hướng ổn định qua các năm. Riêng chỉ có năm 2011 doanh số thu nợ trung hạn tăng mạnh ( tăng 1847,36% và chiếm tới 7,11% tỷ trọng tổng doanh số thu nợ năm đó) nguyên nhân chính là vì ngay chu kì thu hồi vốn của một số hộ vay cải tạo vườn nên riêng năm 2011 tăng đột biết so với hai năm còn lại. Để đạt được sự duy trì ổn định này là do NH đã có những biện pháp thực hiện tốt việc thu hồi nợ, công tác thẩm định cho vay của cán bộ tín dụng tương đối kỹ càng, có hiệu quả, cán bộ tín dụng tích cực nhắc nhở người nông dân trả nợ, thu nợ đúng thời điểm, mùa vụ. Do đặc điểm cho vay ngắn hạn có vòng quay vốn nhanh, khoản vay phát sinh nhanh chóng được thu hồi trong năm và khoản tiền vay thường nhỏ nên công tác thu hồi nợ diễn ra thuận lợi hơn.

Nhìn chung, doanh số thu nợ hộ sản xuất ổn định qua các năm, điều này cho thấy công tác thu hồi nợ của NH đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó còn cho thấy NH đã cho vay đúng đối tượng, cán bộ tín dụng có quan hệ tốt với khách hàng, tích cực trong việc đôn đốc khách hàng trả nợ.

Cơ cấu doanh số thu nợ hộ sản xuất theo mục đích vay vốn: Tương ứng với doanh số cho vay, trong cơ cấu doanh số thu nợ hộ sản xuất tại NH, doanh số thu nợ trồng cây ăn trái theo mục đích vay vốn tăng mạnh trong năm 2011 với số tiền là 11.091 triệu đồng (tương ứng 21,65%) nhưng lại giảm vào năm 2012 với số tiền 6.026 triệu đồng (tương ứng giảm 9,67%) nguyên nhân là do một số hộ nông dân trồng cam bị bệnh vàng lá dẫn tới thua lỗ nên NH đã cho gia hạn trả nợ và tái cơ cấu để nông dân có thể trồng loại trái cây khác thích hợp với đất trồng của họ, vì vậy dẫn đến doanh số thu nợ giảm trong năm 2012, ngành chăn nuôi cũng tăng trưởng không ổn định giảm vào năm 2011 (tương ứng giảm 68,08%) do phần lớn ảnh hưởng dịch bệnh heo tai xanh nhưng cũng tăng mạnh vào năm 2012 (tương ứng tăng 310,56%) điều này chứng tỏ NH đã một phần giúp đỡ nông dân cơ cấu lại nợ giúp họ có thể chăn nuôi tốt đạt lợi nhuận cao ở năm sao dẫn tới doanh số thu nợ chăn nuôi cũng

[44]

Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo mục đích sử dụng vốn hộ sản xuất của AGRIBANK– Ngã Bảy qua 3 năm (2010 – 2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng tín dụng ngân hàng AGRIBANK thị xã Ngã Bảy 2010-2012)

Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011-2010 2012-2011

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối Trồng lúa 0.206 0,18% 0.167 0,12% 0 0,00% -0.039 -18,93% -0.167 -100,00%

Chăm sóc cải tạo vườn 51.220 45,20% 62.311 44,51% 56.285 33,38% 11.091 21,65% -6.026 -9,67%

Cây mía 15.666 13,82% 22.729 16,24% 30.919 18,34% 7.063 45,08% 8.190 36,03%

Chăn nuôi 7.451 6,58% 2.378 1,70% 9.763 5,79% -5.073 -68,08% 7.385 310,56%

Thủy sản 38.778 34,22% 52.410 37,44% 71.631 42,49% 13.632 35,15% 19.221 36,67%

[45]

tăng mạnh. Bên cạnh đó, doanh số thu nợ nuôi trồng thủy sản- lĩnh vực được xem là ẩn chứa nhiều nguy cơ nhất cũng tăng trưởng tốt. Năm 2011, doanh số thu nợ thủy sản của các hộ sản xuất tăng 13.632 triệu đồng so với năm 2010, (tương ứng tăng 35,15%). Năm 2012 tăng thêm 19.221 triệu đồng (tương ứng tăng 36,67%). Ở lĩnh vực thủy sản, số tiền mà mỗi hộ vay để nuôi cá là rất lớn, trung bình 400-500 triệu đồng/hộ, nên dù cho chỉ vài hộ bị thua lỗ, mất khả năng đầu tư mới và trả nợ là NH sẽ bị ảnh hưởng rất lớn. Vì vậy, cán bộ tín dụng đã thận trọng hơn trong việc thẩm định các dự án vay, tăng cường kiểm tra, đôn đốc các hộ nông dân thực hiện đúng phương án vay, nhắc nhở họ đóng lãi và trả gốc đúng hạn. Nhờ vậy doanh số thu nợ cũng gia tăng theo. Doanh số thu nợ của mía cũng tăng điều trong hai năm , năm 2011 tăng 7.063 (tương ứng tăng 45,08%) , năm 2012 tăng 8.190 (tương ứng tăng 36,03%) , có sự tăng trưởng tốt này cũng một phần do giá mía trong 3 năm có giá tốt nông dân có lời nên đảm bảo được khả năng thu nợ của NH. Cuối cùng ta thấy doanh số thu nợ của lúa giảm dần trong ba năm và bằng 0,00% ở năm 2012 điều này cho ta thấy một phần nông dân chuyển qua trồng cây ăn trái và mía do lợi nhuận cao , và một phần họ sử dụng vốn tự có để sản xuất không sử dụng vốn vay để đảm bảo lợi nhuận của họ.

Mặc dù việc thu nợ chưa phải là yếu tố nói lên hết hiệu quả hoạt động tín dụng của AGRIBANK - Ngã Bảy một cách trực tiếp nhưng nó là yếu tố chủ yếu thể hiện việc phân tích, đánh giá, kiểm tra khách hàng của NH là thành công hay không. Việc thu hồi một khoản nợ đúng với các điều kiện đã cam kết trong hợp đồng tín dụng là một thành công rất lớn trong hoạt động tín dụng của AGRIBANK - Ngã Bảy.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã ngã bảy hậu giang (Trang 54)