KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã ngã bảy hậu giang (Trang 38)

QUA BA NĂM TỪ NĂM 2010 – 2012

Qua số liệu bảng 3.1, nhìn chung các chỉ tiêu doanh thu, chi phí của ngân hàng tăng liên tục qua ba năm (2010-2012) phần lớn là do doanh thu từ lãi và chi phí từ lãi chiếm trên 90,00% . Kết quả khả quan này là do NH đã phấn đấu thực hiện mục tiêu lợi nhuận, tăng cường huy động vốn, gìn giữa và phát triển mối quan hệ tốt đẹp với khách hàng, tăng cường quảng bá hình ảnh… Năm 2010, lợi nhuận của Ngân hàng đạt 6.540 triệu đồng. Sang năm 2011, lợi nhuận là 10.255 triệu đồng, tăng 3.715 triệu đồng tương đương với mức tăng trưởng là 56,80% đây cũng là tốc độ tăng trưởng cao nhất trong 3 năm. Năm 2012 , tuy lợi nhuận với 9.782 triệu đồng có giảm so với năm 2011 tương ứng giảm 4,61% . Nguyên nhân một phần là do sự cạnh tranh của các Ngân hàng thương mai trên địa bàn như NH Sacombank, NH Đông Á, NH Nam Việt, NH Phương Đông… ảnh hưởng không nhỏ đến doanh số cho vay trong năm của NH, phần khác là do chi phí hoạt động năm 2011 của NH tăng mạnh 14.317 triệu đồng (tương ứng tăng 77,16%) nhưng doanh thu chỉ tăng 18.032 triệu đồng (tương ứng tăng 71,85%) và lợi nhuận chỉ tăng 3.715 triệu đồng ( tương ứng tăng 56,80%) là do cạnh tranh về lãi suất huy động khiến chi phí hoạt động cũng tăng theo, tình trạng lạm phát cao, giá cả sinh hoạt leo thang, chi phí quảng bá, khuyến mãi, tiếp thị, khen thưởng…. cũng gia tăng. Việc muốn tăng trưởng doanh thu kéo theo sự gia tăng của chi phí hoạt động là một điều dễ lý giải. Tuy nhiên, NH nên có những biện phát cắt giảm chi phí một cách hợp lý để tránh nguy cơ chi phí sẽ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn doanh thu.

[26]

Tóm lại, hoạt động kinh doanh của NH trong thời gian qua khá phát triển, lợi nhuận gia tăng nhanh . Bên cạnh việc duy trì tốc độ tăng doanh thu thu NH cũng cần chú trọng việc cắt giảm chi phí hoạt động đến mức tốt nhất. Đồng thời, cần phải phát huy nhưng mặt mạnh của mình để có thể góp phần phát triển Ngân hàng AGRIBANK - Ngã Bảy ngày một hiện đại, đa năng.

[27]

Bảng 3.1: Tình hình kinh doanh của AGRIBANK – Ngã Bảy qua 3 năm (2010-2012)

Đơn vị tính: Triệu đồng

(Nguồn: Phòng kế toán ngân hàng AGRIBANK thị xã Ngã Bảy năm 2010-2012)

Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011

2010 tỷ trọng 2011 tỷ trọng 2012 tỷ trọng Tuyệt đối Tương đối Tuyệt đối Tương đối

I. Doanh thu 25.095 100% 43.127 100% 43.942 100% 18.032 71,85% 0.815 1,89%

+ Doanh thu từ lãi 22.654 90,27% 40.209 93,23% 40.669 92,55% 17.555 77.49% 0.460 1,14%

+ Doanh thu ngoài lãi 2.441 9,73% 2.918 7,26% 3.273 7,45% 0.477 19,54% 0.355 12,17%

II. Chi phí 18.555 100% 32.872 100% 34.160 100% 14.317 77,16% 1.288 3,92%

+ Chi phí lãi 14.250 76,80% 26.510 80,65% 27.852 81,53% 12.260 86,04% 1.342 5,06%

+ Chi phí ngoài lãi 4.305 23,20% 6.362 24,00% 6.308 18,47% 2.057 47,78% -0.054 -0,85%

[28]

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng cho vay hộ sản xuất tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn việt nam chi nhánh thị xã ngã bảy hậu giang (Trang 38)