Một số giải pháp khác

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 73)

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát cán bộ t n d ng

Cần phải thƣờng xuyên, tăng cƣờng hơn nữa công tác kiểm tra, không những kiểm tra trƣớc khi cho vay mà còn phải kiểm tra trong và sau khi cho vay, kiểm soát đơn vị vay, cá nhân vay về tình hình vay vốn và sử dụng vốn vay. Có thể t chức kiểm tra định kì hoặc đột xuất trên cơ sở các báo cáo tài chính, hoặc trực tiếp xuống tận đơn vị, cá nhân vay vốn. Thông thƣờng thì định kì cán bộ tín dụng phụ trách kiểm tra thông báo trƣớc này sẽ tạo điều kiện cho cán bộ tín dụng phụ trách biết đƣợc chính xác hơn về tình hình hoạt động SXKD, tình hình tài chính của khách hàng, tình hình sử dụng vốn vay... Ngoài ra, còn kiểm tra việc đánh giá, quản lí tài sản thế chấp ra sao, có đúng với hợp đồng đã ký kết với ngân hàng hay không để tránh tình trạng lừa đảo, đảo nợ... Hay qua kiểm tra xem khách hàng có chấp hành đúng các chế độ, thể chế của Nhà nƣớc qui định hay không?

63

Ví dụ, nhƣ kiểm tra xem có chấp hành đúng chế độ hạch toán kế toán hay không? Hay có thực hiện nghĩa vụ nộp thuế với Nhà nƣớc hay không?

Tóm lại, thông qua việc kiểm tra có thể giúp cho cán bộ tín dụng, ngân hàng có đƣợc các thông tin kịp thời về thực trạng kinh doanh của đơn vị vay vốn để có biện pháp duy trì hoặc hạn chế các hoạt động tín dụng. Qua đó giúp cho hoạt động tín dụng có hiệu quả hơn và chất lƣợng tín dụng cũng đƣợc nâng cao hơn.

Thực hiện tốt hơn việc đảm bảo tiền vay

Thế chấp tài sản là việc bên đi vay dùng tài sản của mình là bất động sản để đảm bảo nghĩa vụ với bên cho vay. Tài sản thế chấp thông thƣờng bên vay bảo quản, bên cho vay giữ giấy tờ về quyền tài sản.

Trong điều kiện cho vay vốn ở nông thôn hiện nay, thế chấp tài sản gặp nhiều khó khăn: một là khả năng chuyển nhƣợng, tiêu thụ tài sản; hai là, chƣa đƣợc cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà, quyền sử dụng đất. Tuy nhiên, việc thế chấp tài sản khi cho vay vẫn cần thiết phải thực hiện, để khắc phục khó khăn cán bộ ngân hàng phải kết hợp với chính quyền địa phƣơng điều tra, thẩm định kỹ lƣỡng. Phải căn cứ vào Ban địa chính xã (phƣờng) đặc biệt ngân hàng phải thông báo và UBND xã (phƣờng) phải mở s theo dõi tài sản thế chấp để hạn chế dùng một tài sản thế chấp cho nhiều quan hệ vay vốn, tẩu tán bán tài sản thế chấp khi còn nợ ngân hàng.

Thực hiện bảo hiểm tín d ng

Nhằm đề phòng những trƣờng hợp có thể dẫn đến rủi ro mà ngân hàng không lƣờng trƣớc đƣợc nhƣ thiên tai, hỏa hoạn, tai nạn,…Việc mua bảo hiểm giúp cho ngân hàng có thể chuyển rủi ro cho các chủ thể khách có khả năng gánh chịu rủi ro. Việc mua bảo hiểm giúp ngân hàng hạn chế đƣợc tác hại của rủi ro, những rủi ro sẽ đƣợc chuyển sang cơ quan bảo hiểm và đây cũng là nguồn trả nợ chính cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra. Vì vậy việc mua bảo hiểm là một trong những biện pháp hữu hiệu và an toàn để phòng chống rủi ro tín dụng khi cho vay. Để thực hiện nghiệp vụ này có hai hƣớng:

Thứ nhất: Buộc ngân hàng tham gia bảo hiểm đối với khoản tín dụng có rủi ro gia tăng hoặc khoản cho vay lớn.

Thứ hai: Buộc khách hàng phải mua bảo hiểm khi các khoản vay không có bảo đảm hay có bảo đảm ở mức thấp.

Trong đó, nên chú trọng thực hiện theo hƣớng thứ hai vì theo đó ít ảnh hƣởng đến lãi suất cho vay, nhất là trong điều kiện hiện nay ngân hàng phải

64

thực hiện theo trần lãi suất. Ngoài ra, khi có t n thất, rủi ro tín dụng xảy ra thì ngân hàng lấy chính khoản bảo hiểm của khoản vay đó để thu nợ.

Tiếp t c thực hiện phân tán rủi ro t n d ng

Ngân hàng không nên tập trung vốn vào một số ít khách hàng hoặc những khách hàng kinh doanh trong cùng một lĩnh vực, cho dù khách hàng đó đang kinh doanh có hiệu quả. Bởi vì nếu khách hàng đó khi gặp khó khăn trong kinh doanh thì ảnh hƣởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng.

Trƣờng hợp một khoản vay có giá trị lớn, nếu ngân hàng e ngại rủi ro cao thì khi đó có thể kết hợp với một hay nhiều ngân hàng khác ở địa phƣơng để cùng cho vay, nhằm phân tán rủi ro tín dụng, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng và của ngân hàng.

Trong một số trƣờng hợp, ngân hàng nên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm cho tài sản hình thành từ vốn vay hoặc mua bảo hiểm cho tài sản làm đảm bảo tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)