Nợ xấu là biểu hiện của rủi ro tín dụng và cũng là chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng. Một khi nợ xấu xuất hiện, tức là rủi ro tín dụng cũng xuất hiện và sẽ làm giảm chất lƣợng tín dụng, ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động kinh doanh cũng nhƣ uy tín của ngân hàng. Vì vậy, nợ xấu là chỉ tiêu đáng quan tâm đầu tiên khi xem xét rủi ro tín dụng của ngân hàng. Tình hình nợ xấu của Oceanbank Cần Thơ đƣợc thể hiện thông qua bảng số liệu 4.15 sau:
Bảng 4.15: Nợ xấu tại Oceanbank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013
Đơn vị tính: Triệu đồng
Khoản mục Năm 2012 so với
2011 2013 so với 2012 2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tổng nợ xấu 0 2.213 4.176 2.213 x 1.963 88,70 1. Theo thời hạn - Ngắn hạn 0 1.759 3.345 1.759 x 1.586 90,16 - Trung và dài hạn 0 454 831 454 x 377 83,04 2. Theo ngành kinh tế - Nông - Công nghiệp 0 411 807 411 x 396 96,35 - Thƣơng mại – Dịch vụ 0 1.773 3.311 1.773 x 1.538 86,75 - Ngành khác 0 29 58 29 x 29 100,00
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Oceanbank Cần Thơ)
Nhìn chung, tình hình nợ xấu tăng với tốc độ cao. Đây là một dấu hiệu không tốt vì nợ xấu ngày càng tăng cho thấy rủi ro tín dụng ngày càng lớn. Năm 2011 ngân hàng chƣa có nợ xấu vì là chi nhánh mới đƣợc thành lập vào cuối năm 2010. Qua năm 2012, t ng nợ xấu của ngân hàng là 2.213 triệu đồng, đã làm ảnh hƣởng không nhỏ đến lợi nhuận của ngân hàng, do phải trích lập dự phòng rủi ro cao hơn, mà đây lại là tài sản không sinh lời. Nguyên nhân là do một số khoản vay đƣợc cấp tín dụng nhƣng gặp phải rủi ro, khách hàng
43
không có khả năng trả nợ. Vấn đề đƣợc nhận thấy là do khâu xét duyệt cho vay có vấn đề, thông tin mà khách hàng cung cấp cho cán bộ tín dụng là thiếu minh bạch nên dẫn đến việc thẩm định khách hàng không chính xác làm cho nợ xấu năm này nhiều. Sang năm 2013, nợ xấu tăng nhanh với khối lƣợng tăng là 1.963 triệu đồng, gấp 1,89 lần so với năm 2012. Những tháng cuối năm 2013 là thời điểm đến hạn của nhiều khoản vay nên nợ xấu tăng nhanh. Mặc dù đƣợc hƣởng nhiều chính sách ƣu đãi về lãi suất nhƣng trong những tháng đầu năm 2013, với giá nhiên liệu tăng cao làm cho chi phí đầu vào tăng dẫn đến giá thành sản phẩm tăng, tình hình tiêu thị sản phẩm càng bấp bênh hơn. Kết quả là doanh nghiệp chậm thu hồi vốn để trả nợ ngân hàng, làm cho nợ xấu tăng.
Bảng 4.16: Nợ xấu tại Oceanbank Cần Thơ giai đoạn 6T2013 – 6T2014
Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 6T2013 6T2014 6T2014 so với 6T2013 Số tiền % Tổng nợ xấu 2.764 3.876 1.112 40,23 3. Theo thời hạn - Ngắn hạn 2.242 3.147 905 40,37 - Trung và dài hạn 522 729 207 39,66 4. Theo ngành kinh tế
- Nông - Công nghiệp 542 769 227 41,88
- Thƣơng mại – Dịch vụ 2.189 3.059 870 39,74
- Ngành khác 33 48 15 45,45
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Oceanbank Cần Thơ)
Đến tháng 6 năm 2014, nền kinh tế trong nƣớc có dấu hiệu phục hồi, ngân hàng đã phát vay thêm cho các doanh nghiệp cần thêm vốn để tiếp tục sản xuất, mở rộng quy mô kinh doanh. Bên cạnh đó ngân hàng chƣa phát huy tốt chính sách kiểm soát chặt chẽ các khoản vay, đẩy mạnh việc thu hồi nợ, cho nên nợ xấu trong thời gian này tăng thêm 1.112 triệu đồng so với cùng kì năm trƣớc. Đây là một vấn đề cần phải thực hiện đồng bộ, chặt chẽ hơn nữa của chi nhánh để hạn chế rủi ro và nâng cao chất lƣợng tín dụng trong thời gian tới.
4.2.2.1 Nợ xấu phân theo thời hạn
Nợ xấu ngắn hạn
Nợ xấu ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao (gần 80%) và giữ ở mức tƣơng đối n định do ngân hàng lấy hoạt động cho vay ngắn hạn làm chủ yếu. Qua các năm, nợ xấu ngắn hạn tăng khá nhanh. Điều này là dễ hiểu vì tình hình kinh tế có nhiều biến động trong giai đoạn 2012 – 2013. Lãi suất thay đ i liên tục, giá
44
vàng, giá ngoại tệ biến động, giá xăng dầu tăng liên tục làm cho nhu cầu tiêu dùng của ngƣời dân bị giảm sút. Hơn thế nữa, khách hàng vay vốn với thời hạn ngắn (1 năm trở xuống) nhƣng gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ hàng hóa nên không thể thu hồi vốn nhƣ dự định và chậm trả nợ, làm cho nợ xấu tăng.
Nợ xấu trung và dài hạn
Chiếm khoảng 1/5 t ng nợ xấu. Đây là những khoản nợ mà khách hàng vay để phục vụ cho nhu cầu phục hồi và mở rộng sản xuất, mua trang thiết bị máy móc nhƣng vì làm ăn không hiệu quả dẫn đến thua lỗ, các tài sản đã mua không thanh lí đƣợc nên không thể trả nợ làm cho nợ xấu trung và dài hạn tăng cao. Sự gia tăng của nợ xấu là biểu hiện của rủi ro tín dụng, nợ xấu tăng càng nhiều, rủi ro tín dụng gây hậu quả càng nghiêm trọng đối với ngân hàng. Đến tháng 6 năm 2014, nợ xấu trung và dài hạn là 729 triệu đồng, chiếm 18,81% t ng nợ xấu.
4.2.2.2 Nợ xấu phân theo ngành kinh tế
Nợ xấu theo ngành nông – công nghiệp
Nhìn chung nợ xấu của ngành nông – công nghiệp tăng qua các năm. Nguyên nhân cho việc nợ xấu tăng liên tục giai đoạn 2012 đến tháng 6 năm 2014 là do nền kinh tế trong nƣớc gặp rất nhiều khó khăn, lãi suất biến động, giá cả tiêu dùng, vật tƣ nông nghiệp tăng liên tục, làm chi phí đầu vào của các nông hộ, hộ sản suất kinh doanh nhỏ lẻ phải chi trả nhiều hơn. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp chế biến thủy sản hoạt động cũng không đạt hiệu quả. Họ gặp khó khăn khi các thị trƣờng tiêu thụ lớn nhƣ EU, Nga, Mỹ, Nhật… đã hạn chế nhập khẩu sản phẩm thủy sản Việt Nam. Chính điều đó đã làm ảnh hƣởng trực tiếp đến khả năng trả nợ của khách hàng và làm tăng mức độ rủi ro tín dụng cho ngân hàng trong tƣơng lai.
Nợ xấu theo ngành thương mại – dịch vụ
Nợ xấu trong ngành thƣơng mại – dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất khoảng 80% t ng nợ xấu và cũng gia tăng qua từng năm. Giải thích cho điều này là do các doanh nghiệp vay vốn của ngân hàng năm trƣớc kinh doanh không hiệu quả bị thua lỗ, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanh nhà đất gặp khó khăn khi thị trƣờng bất động sản đóng băng. Bên cạnh đó vì muốn vay đƣợc vốn nên các doanh nghiệp đã cố tình cung cấp thông tin thiếu chính xác làm ảnh hƣởng đến công tác thẩm định khi cho vay. Hy vọng rằng với lãi suất những tháng đầu năm 2014 đã giảm, các doanh nghiệp sẽ chủ động tất toán sớm các khoản vay lãi suất cao để tiếp cận với những khoản vay có lãi
45
suất thấp hơn, cùng nhiều chƣơng trình ƣu đãi sẽ góp phần làm giảm nợ xấu của chi nhánh trong thời gian tới.
Nợ xấu theo ngành khác
Nợ xấu ngành khác chiếm tỷ trọng, khối lƣợng nợ xấu nhỏ nhất trong các nhóm ngành. Qua phân tích số liệu ở trên ta thấy, khối lƣợng nợ xấu trong ngành này là rất nhỏ không đáng kể, mặc dù có sự gia tăng qua từng năm. Nguyên nhân do khách hàng chƣa sử dụng vốn vay đạt hiệu quả cao nhất, làm ảnh hƣởng đến khả năng hoàn vốn và lãi cho ngân hàng. Ngoài ra, với những biến động khó lƣờng của nền kinh tế trong những năm gần đây nhƣ giá cả biến động, thị trƣờng tiêu thụ giảm sút,... đã đẩy các khoản nợ xấu trong ngành này tăng lên.
4.2.2.3 Nợ xấu phân theo nhóm nợ
Việc phân loại nợ xấu theo các nhóm nợ của Oceanbank Cần Thơ từ năm 2011 đến tháng 6 năm 2014 nhƣ sau :
Bảng 4.17: Nợ xấu phân theo nhóm nợ tại Oceanbank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm 6 Tháng 2013 so với 2012 6T2014 so với 6T2013 2011 2012 2013 6T2013 6T2014 Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 3 0 1.993 3.649 2.424 3.426 1.656 83,10 1.002 41,34 Nợ nhóm 4 0 220 408 268 356 188 85,45 88 32,84 Nợ nhóm 5 0 0 119 72 94 119 x 22 30,56 Tổng nợ xấu 0 2.213 4.176 2.764 3.876 1.963 88,70 1.112 40,23
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Oceanbank Cần Thơ)
Các khoản nợ nhóm 3 – Nợ dƣới tiêu chuẩn, tức là các khoản nợ quá
hạn từ 91 ngày đến 180 ngày. Đây là khoản nợ xấu chiếm tỷ trọng khá cao trong t ng nợ xấu. Do nợ xấu tăng nên khoản này cũng tăng dần qua các năm. Nguyên nhân là do với mặt bằng lãi suất cho vay ngày càng đƣợc áp trần theo quy định của NHNN để hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi hoạt động sản xuất kinh doanh, tuy nhiên khi doanh nghiệp muốn vay khoản mới với lãi suất thấp hơn thì phải tiến hành trả những khoản nợ vay trƣớc đó. Vì thế cũng đã gây ra áp lực lớn cho ngƣời đi vay khi muốn vay thêm, lạm phát tăng cộng thêm những khó khăn gặp phải trong khâu sản xuất và tiêu thụ đã khiến cho việc đảm bảo trả nợ đúng hạn rất khó khăn. Chính vì thế, các khoản nợ trễ hạn từ 91 ngày đến 180 ngày tăng rất nhanh.
46
Các khoản nợ nhóm 4 - Nợ nghi ngờ, tức là nợ quá hạn từ 181 ngày
đến 360 ngày, cũng có xu hƣớng tăng theo thời gian. Năm 2012, cơ cấu nợ xấu gồm nợ nhóm 3 và đã xuất hiện thêm nợ nhóm 4 với chiếm tỷ trọng 9,94% nợ xấu (tƣơng tƣơng 220 triệu đồng). Sang năm 2013, nợ nghi ngờ tiếp tục gia tăng, gấp 1,85 lần so với năm 2012. Đến tháng 6 năm 2014, nợ nghi ngờ tăng thêm 88 triệu đồng so với cùng kì năm trƣớc. Sự biến động trên đƣợc lí giải là do một số khoản nợ nhóm 3 trong năm 2012 chƣa thu hồi đƣợc đã thành nợ nhóm 4 trong năm 2013 và 6T2014 . Bên cạnh đó, lạm phát gia tăng cùng với những giá nguyên liệu đầu vào cũng tăng trong khi đầu ra bấp bênh đã làm cho các doanh nghiệp thật sự khó khăn. Sự gia tăng của nợ nghi ngờ là một điều đáng lo ngại, các khoản nợ này khá gần với nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn, nếu nợ nhóm 5 tồn tại và tăng cao thì rủi ro tín dụng cũng cao hơn, gây hậu quả nghiêm trọng hơn cho ngân hàng.
Các khoản nợ nhóm 5 – Nợ có khả năng mất vốn, tức là các khoản
nợ quá hạn trên 360 ngày, vào năm 2012, ngân hàng không có các khoản nợ này. Từ năm 2013 đến 6 tháng đầu năm 2014, nợ nhóm 5 gia tăng liên tục với mức độ tƣơng đối. Đây là nợ có khả năng mất vốn, tiềm ẩn rủi ro khá cao, khi các khoản nợ nhóm 5 đã bắt đầu gia tăng. Tuy nhiên đây chỉ mới là thời điểm giữa năm, các khoản nợ đó vẫn có thể hy vọng sẽ thu hồi đƣợc nên chƣa nhận xét đƣợc chính xác tình hình này là tốt hay xấu. Do đó, Ban lãnh đạo ngân hàng cần lƣu tâm và thận trọng hơn, nên đƣa ra nhiều biện pháp thúc đẩy công tác thu hồi nợ, khuyến khích khách hàng trả nợ nhằm làm giảm nợ xấu và hạn chế sự xuất hiện thêm của các khoản nợ nhóm 5 trong thời gian tới.
Tóm lại, nợ xấu của Oceanbank Cần Thơ tập trung ở nợ ngắn hạn, thành phần vay vốn có nợ xấu chủ yếu là nhóm ngành thƣơng mại – dịch vụ và có xu hƣớng ngày càng tăng. Điều này phản ánh xu hƣớng cho vay cũng nhƣ năng lực hoạt động của ngân hàng trong việc thẩm định, xét duyệt hồ sơ cho vay, giám sát nguồn vốn vay. Nợ xấu tăng nhanh sẽ gây ra rủi ro tín dụng đối với chi nhánh, đây là vấn đề cần lƣu tâm. Trong hoạt động tín dụng của bất kì ngân hàng nào, nợ xấu là khó có thể tránh khỏi. Nhƣng điều quan trọng là ngân hàng biết cách kiềm chế nợ xấu ở một tỷ lệ chấp nhận đƣợc, đảm bảo an toàn cho hoạt động. Trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014, tình hình nợ xấu của ngân hàng vẫn chƣa đƣợc kiểm soát chặt chẽ, ảnh hƣởng đến hoạt động tín dụng và toàn bộ ngân hàng. Trong thời gian tới, để hạn chế tối đa nguy cơ nợ xấu và có biện pháp xử lý đúng đắn, ngân hàng phải nắm bắt đƣợc tình hình hoạt động của khách hàng vay vốn, kiểm soát chặt chẽ hơn trong việc cho vay. Vấn đề đặt ra lúc này là chất lƣợng tín dụng lên hàng đầu, tăng
47
trƣởng tín dụng bền vững, làm nền tảng cho sự phát triển lâu dài của chi nhánh.