Một số chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng thông qua các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 59)

chính

4.2.4.1 c chỉ tiêu đ nh gi hoạt động tín dụng

Trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng thì hoạt động tín dụng luôn chiếm một tỷ lệ tuyệt đối quyết định đến sự tồn tại và phát triển của ngân hàng. Hoạt động tín dụng hiệu quả của ngân hàng sẽ đem lại sự phát triển an toàn và vững mạnh, góp phần mở rộng quy mô tín dụng cũng nhƣ tạo uy tín cho ngân hàng. Do đó cần xem xét đánh giá hoạt động tín dụng thông qua một số chỉ tiêu từ đó có thể đƣa ra những chiến lƣợc thích hợp giúp ngân hàng có những bƣớc tiến nhanh và vững vàng hơn.

 Dư nợ trên tổng vốn huy động

Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, giúp so sánh khả năng cho vay đối với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu nó quá lớn thì cho thấy khả năng huy động vốn của

49

ngân hàng thấp, lƣợng vốn huy động không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng, ngƣợc lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ tức là ngân hàng sử dụng vốn không hiệu quả, gây nên áp lực chi phí cao.

Bảng 4.19: Các chỉ tiêu đánh giá kết quả hoạt động tín dụng của Oceanbank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2014

T ng vốn huy động Triệu đồng 144.376 179.942 289.298 313.161

T ng dƣ nợ Triệu đồng 139.589 179.155 253.691 340.411

Doanh số cho vay Triệu đồng 480.909 702.658 844.210 688.861

Doanh số thu nợ Triệu đồng 342.180 663.092 769.674 602.141

Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 70.224 159.372 216.423 297.051 Nợ xấu Triệu đồng 0 2.213 4.176 3.876 Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Triệu đồng 1.088 1.906 3.054 3.588 T ng dƣ nợ/Vốn huy động % 96,68 99,56 87,69 108,70 Hệ số thu nợ % 71,15 94,37 91,17 87,41 Vòng quay vốn tín dụng Vòng 4,87 4,16 3,56 2,03

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Oceanbank Cần Thơ)

Nhìn bảng 4.19, ta thấy rằng trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014, chỉ số Dƣ nợ/vốn huy động có nhiều thay đ i, tăng giảm thất thƣờng. Năm 2011, tỷ lệ dƣ nợ trên t ng vốn huy động đạt 96,68%, tức là cứ 100 đồng vốn huy động đƣợc thì chi nhánh đã sử dụng đến 96,68 đồng để cho vay. Điều này có nghĩa là lƣợng vốn mà ngân hàng huy động đã đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Do đó, trong năm 2011, Oceanbank Cần Thơ đã sử dụng thêm một lƣợng ít vốn điều chuyển để mua sắm thêm trang thiết bị văn phòng, nâng cấp cơ sở hạ tầng cho chi nhánh. Bên cạnh đó, Ban lãnh đạo ngân hàng đã tiếp tục đƣa ra nhiều chính sách ƣu đãi nhằm nâng cao tình hình huy động vốn và đã đạt kết quả khả quan, vốn huy động năm 2012 gia tăng thêm 35.566 triệu đồng so với năm 2011. Cùng với sự gia tăng vốn huy động thì doanh số cho vay và doanh số thu nợ cũng tăng đã làm cho dƣ nợ tăng 39.566 triệu đồng. Chính vì vậy mà chỉ tiêu t ng dƣ nợ trên t ng vốn huy động năm 2012 tăng lên 99,56%.

Vào năm 2013, ngân hàng đã cho vay 87.69 đồng trong khi huy động đƣợc 100 đồng vốn, cùng thêm một lƣợng vốn điều chuyển về ngân hàng làm cho chi phí tăng cao và làm giảm lợi nhuận cũng nhƣ hiệu quả hoạt động của chi nhánh. Đến tháng 6 năm 2014, tỷ lệ này tăng lên 108,70%. Cho thấy nền kinh tế trong nƣớc đã dần phục hồi, trần lãi suất cho vay cũng đã giảm theo quy định của NHNN, cùng với nhiều chính sách ƣu đãi của ngân hàng. Do đó,

50

nhu cầu vay thêm vốn của doanh nghiệp đã tăng trở lại để tiếp tục sản xuất và mở rộng quy mô kinh doanh. Mặc dù ngân hàng đã huy động vốn với hiệu quả cao nhất nhƣng cũng phải dùng thêm vốn điều chuyển từ Hội sở mới đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng. Tuy chi nhánh vẫn còn phải sử dụng vốn điều chuyển nhƣng cho thấy Oceanbank Cần Thơ đã tận dụng đƣợc nguồn vốn nhàn rỗi trên địa bàn thành phố để đáp ứng nhu cầu vay vốn, và sẽ giúp cho chi nhánh giảm dần sự phụ thuộc vào Hội sở chính trong thời gian tới.

 Hệ số thu nợ

Thông qua chỉ số này ta sẽ đánh giá đƣợc công tác thu hồi nợ của ngân hàng hiệu quả hay không. Hệ số này càng lớn chứng tỏ ngân hàng thu hồi nợ càng tốt. Bảng số liệu 4.19 cho thấy hệ số này đƣợc duy trì ở mức tƣơng đối, đa phần là lớn hơn 90%, cho thấy doanh số thu nợ là tƣơng đối cao gần bằng doanh số cho vay. Điều này chứng tỏ công tác quản lí, theo dõi và thu hồi nợ của ngân hàng là tƣơng đối tốt nhƣng chƣa đạt đƣợc hiệu quả tuyệt đối. Thời gian gần đây, tín dụng ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao nên cũng góp phần làm cho hệ số thu nợ tăng do tín dụng ngắn hạn ít rủi ro và cũng dễ thu nợ hơn tín dụng dài hạn. Vì thế, trong thời gian tới ngân hàng cần phát huy hơn nữa trong công tác quản lí nợ, tiếp tục theo dõi, giám sát các khoản nợ của khách hàng để thu hồi đúng hạn và có biện pháp để xử lý kịp thời khi có rủi ro tín dụng xảy ra.

 Vòng quay vốn tín dụng

Qua quan sát bảng số liệu 4.19 ta thấy vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng có nhiều biến động. Cụ thể, năm 2011 chỉ số này là 4,87 vòng do năm này ngân hàng tập trung cho vay ngắn hạn nên vòng quay tín dụng tƣơng đối lớn. Hơn nữa, tình hình kinh tế năm 2011 gặp rất nhiều khó khăn, giá vàng và ngoại tệ (USD) biến động mạnh nên ngân hàng cũng không mạo hiểm cho vay trung và dài hạn vì có nhiều rủi ro tiềm ẩn. Năm 2012, vốn tín dụng quay vòng chậm lại, với 4,16 vòng nhƣng cũng ở mức tƣơng đối tốt. Sang năm 2013, vòng quay vốn tín dụng giảm nhẹ còn 3,56 vòng do dƣ nợ bình quân tăng lên. Tuy nhiên, chỉ số này còn cao chứng tỏ ngân hàng chỉ tập trung cho vay ngắn hạn, nhƣ vậy sẽ không đƣợc thu đƣợc lợi nhuận cao. Nhƣng đến tháng 6 năm 2014 chỉ tiêu này lại giảm thêm chỉ còn 2,03 vòng. Nguyên nhân là do sự chậm chi trả các khoản nợ đã làm cho dƣ nợ tăng thêm. Tình hình trên cho thấy ngân hàng đã thực hiện tƣơng đối tốt công tác thu hồi nợ, có kiểm duyệt kĩ lƣỡng trƣớc khi cho vay. Bên cạnh đó, ngân hàng đã hạn chế đƣợc khi không cho vay đối với những doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, tránh đƣợc ảnh hƣởng đến vòng quay của vốn, và khả năng sinh lời đối với ngân hàng.

51

4.2.4.2 c chỉ tiêu đ nh gi rủi ro tín dụng

 Hệ số rủi ro tín dụng

Nợ xấu là biểu hiện của rủi ro tín dụng, có tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao cho thấy chất lƣợng tín dụng bị sụt giảm và có nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng. Nợ xấu chiếm dụng vốn, làm vòng quay vốn bị chậm, không thể tái đầu tƣ, hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của các khách hàng khác làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị giảm. Vì vậy, để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng của chi nhánh, ta xem xét hệ số rủi ro tín dụng của ngân hàng trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014, qua bảng 4.20 sau:

Bảng 4.20: Các chỉ tiêu đánh giá rủi ro tín dụng của Oceanbank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014

Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6T2014

T ng vốn huy động Triệu đồng 144.376 179.942 289.298 313.161

T ng dƣ nợ Triệu đồng 139.589 179.155 253.691 340.411 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh số cho vay Triệu đồng 480.909 702.658 844.210 688.861

Doanh số thu nợ Triệu đồng 342.180 663.092 769.674 602.141

Dƣ nợ bình quân Triệu đồng 70.224 159.372 216.423 297.051 Nợ xấu Triệu đồng 0 2.213 4.176 3.876 Nợ có khả năng mất vốn (Nợ nhóm 5) Triệu đồng 0 0 119 94 Quỹ dự phòng rủi ro tín dụng Triệu đồng 1.088 1.906 3.054 3.588 Hệ số rủi ro tín dụng % x 1,24 1,65 1,14 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng % 0,78 1,06 1,20 1,05 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng % x 86,13 73,13 92,57 Hệ số khả năng mất vốn % x x 0,05 0,03

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Oceanbank Cần Thơ)

Nhìn chung, hệ số rủi ro của Oceanbank Cần Thơ luôn đƣợc giữ ở mức thấp (dƣới 1,7%). Điều này cho thấy ngân hàng luôn quan tâm đến công tác quản lí nợ xấu của ngân hàng. Năm 2012, hệ số này ở mức là 1,24%. Ta biết rằng, năm 2011 doanh số cho vay và dƣ nợ của ngân hàng đều đạt mức cao. Nhƣng không vì vậy mà ngân hàng cho vay tràn lan, cán bộ tín dụng đã rất cẩn thận trong công tác thẩm định trƣớc khi quyết định cho vay. Vì vậy nợ xấu trong năm này ở mức tƣơng đối. Bƣớc sang năm 2013, hệ số rủi ro tín dụng có tăng thêm 0,41% nhƣng vẫn đƣợc duy trì ở mức tƣơng đối thấp. Điều này là hoàn toàn hợp lí vì ngân hàng khá thận trọng khi mà tình hình kinh tế chƣa n

52

định, còn nhiều biến động. Ngoài ra, một nguyên nhân nữa là do nợ xấu đã tăng lên trong năm 2013 vì đây là thời điểm các khoản vay đến hạn nhƣng khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ nên đẩy nợ xấu tăng lên. Rút kinh nghiệm từ năm 2013, đầu năm 2014 Ban lãnh đạo đã có nhiều chính sách thu hồi nợ để giảm nợ xấu nên hệ số rủi ro tín dụng đã giảm xuống chỉ còn 1,14%. Tuy đã hệ số rủi ro đã giảm, nhƣng chỉ mới giữa năm, các khoản vay chƣa đến hạn và chu kì sản xuất của các doanh nghiệp chƣa kết thúc, nên chƣa xác định đƣợc chính xác hệ số rủi ro. Cho nên, Oceanbank Cần Thơ cần theo dõi chặt chẽ quá trình tín dụng ở mọi khâu từ cấp vốn vay, giám sát đến thu hồi nợ để hạn chế đến mức tối đa sự gia tăng của hệ số rủi ro.

 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng

Để đánh giá khả năng đảm bảo an toàn của ngân hàng TMCP Đại Dƣơng chi nhánh Cần Thơ, ta xem xét hệ số dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng qua giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014.

Qua bảng số liệu 4.20 ta thấy, hệ số dự phòng rủi ro tín dụng của ngân hàng có sự thay đ i. Bình quân trong 100 đồng dƣ nợ cho vay thì sẽ có khoảng 1,02 đồng đƣợc đảm bảo. Năm 2011, hệ số dự phòng rủi ro tín dụng là 0,78%, trong 100 đồng dƣ nợ chỉ có 0,78 đồng đƣợc đảm bảo, mức đảm bảo nhƣ vậy là thấp, một phần là do nợ xấu năm 2011 chƣa có, phần khác là các khoản vay trong năm 2011 đƣợc ngân hàng đánh giá là có chất lƣợng nên dự phòng trong năm này thấp. Nhƣng cần biết rằng, nợ xấu và nợ quá hạn năm 2012 tƣơng đối nhiều chính là do các khoản vay năm 2011 bị quá hạn, cho thấy rằng chất lƣợng tín dụng năm 2011 là chƣa thật sự tốt nhƣ đã nhận định. Chính vì vậy, hệ số dự phòng rủi ro tín dụng trong năm 2012 gia tăng lên thành 1,06% và 1,20% vào năm 2013 nhằm bảo đảm an toàn cho chi nhánh. Tuy tỷ lệ dự phòng tăng nhƣng vẫn ở mức thấp so với dƣ nợ của ngân hàng là do ngân hàng đã lên kế hoạch kiểm soát chặt chẽ hơn các khoản vay. Cùng với đẩy mạnh thu hồi nợ quá hạn, giữ tỷ lệ nợ xấu ở mức hợp lí và n định để không làm gia tăng các khoản trích lập, đảm bảo lợi nhuận đề ra.

 Hệ số khả năng bù đắp rủi ro tín dụng

Tỷ lệ này cho thấy khả năng bù đắp của ngân hàng khi gặp rủi ro do nợ xấu. Ở Oceanbank Cần Thơ, tỷ lệ này chỉ ở mức tƣơng đối. Năm 2012, cứ 100 đồng nợ xấu sẽ có 86,13 đồng dự phòng đảm bảo. Hệ số này tƣơng đối, và vẫn còn thấp chứng tỏ khả năng bù đắp khi xảy ra rủi ro của ngân hàng chƣa đƣợc đảm bảo tuyệt đối 100%. Mặc khác, nếu việc trích lập dự phòng quá cao sẽ ảnh hƣởng đến cả nguồn vốn lẫn lợi nhuận của ngân hàng, vì đây là những tài sản không sinh lời và cũng thể hiện rằng ngân hàng hoạt động không hiệu quả

53

nên phải trích lập dự phòng cao nhằm bù đắp rủi ro tín dụng. Cuối năm 2013, 100 đồng nợ xấu đƣợc đảm bảo bằng 73,13 đồng dự phòng. Cho thấy mức độ khả năng đảm bảo đang có dấu hiệu đi xuống. Đến tháng 6 năm 2014, hệ số này đã tăng lên 92,57%. Điều này cho thấy chi nhánh cần phải hoàn thiện chính sách, quy trình và thủ tục nhằm xác định và đo lƣờng chính xác rủi ro tín dụng, xây dựng hệ thống cảnh báo sớm nhằm quản lí tốt hơn các rủi ro phát sinh từ hoạt động tín dụng.

 Hệ số khả năng mất vốn

Ta thấy rằng, trong 100 đồng dƣ nợ cho vay của ngân hàng thì nợ có khả năng mất vốn là qua các năm lần lƣợt là 0 đồng; 0 đồng; 0,05 đồng; 0,03 đồng. Hệ số này đƣợc giữ ở mức thấp là tốt, cho thấy những nỗ lực đáng khen của chi nhánh trong quản lí nợ nhóm 5. Vì đây là nhóm nợ có rủi ro cao nhất, đƣợc ngân hàng đánh giá là rất khó thu hồi và phải trích lập dự phòng đến 100%. Do vậy, việc giữ hệ số khả năng mất vốn ở mức thấp có ý nghĩa lớn trong quản lí rủi ro tín dụng, đồng thời giúp giảm chi phí, tăng lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, dƣ nợ tăng là do hoạt động cho vay tăng nhiều hơn công tác thu nợ chứ không phải do mở rộng tín dụng cộng thêm hệ số khả năng mất vốn ngày càng tăng là một dấu hiệu không tốt, chất lƣợng tín dụng đang bị suy giảm, cần có biện pháp khắc phục tình trạng này. Đồng thời cũng phản ánh những tồn tại trong khâu thẩm định cho vay. Đây là những điểm cần đƣợc cải thiện trong thời gian tới.

4.2.5 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Đại Dƣơng chi nhánh Cần Thơ

4.2.5.1 Nguyên nhân khách quan

Giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014nền kinh tế cả nƣớc gặp nhiều khó khăn. Kể từ cuối 2008, nền kinh tế chịu tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tiếp sau đó là vấn đề lạm phát cao và hiện nay là suy giảm tốc độ tăng trƣởng kinh tế trong nƣớc, do đó môi trƣờng kinh doanh và hoạt động ngân hàng gặp nhiều khó khăn làm cho chất lƣợng tín dụng suy giảm và nợ xấu tăng nhanh hơn tốc độ tăng trƣởng tín dụng. Trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014, tốc độ tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng nhỏ hơn tốc độ tăng trƣởng nợ xấu.

Năm 2011 cũng là năm thị trƣờng vàng có những cơn sốt kinh ngạc. Nhiều khách hàng theo “tâm lý bầy đàn” không gửi tiền vào ngân hàng mà chuyển sang đầu tƣ vào vàng do tỷ suất lợi nhuận đầu tƣ vào vàng rất cao (năm 2011 đạt khoảng 36%). Bên cạnh đó, hệ thống ngân hàng nói chung và

54

Oceanbank Cần Thơ nói riêng đang vƣớng phải khó khăn trong việc huy động vốn bởi những chính sách tiền tệ và chính sách tài khóa để điều tiết vĩ mô, kiềm chế lạm phát của Chính phủ.

Năm 2012, những khó khăn trong huy động vốn đã gây ra những tiêu cực trong lãi suất huy động. Việc chạy đua lãi suất của các ngân hàng, mặc dù đã đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc điều chỉnh, áp trần lãi theo khung lãi suất, xử lý nhƣng cũng cho thấy vấn đề quản lý vẫn còn chậm. Bên cạnh đó, với biến động giá cả, lãi suất nên doanh nghiệp vừa phải đối mặt với chi phí đầu vào tăng do lạm phát, lại phải trả lãi cao với các khoản vay cũ, nên nhiều doanh nghiệp làm ăn thu lỗ nên không thể trả nợ cho ngân hàng đúng nhƣ hợp đồng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 59)