Phân tích rủi ro tín dụng thông qua nợ quá hạn

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 48)

Nợ quá hạn là một vấn đề mà các ngân hàng đặc biệt quan tâm. Mức độ rủi ro tín dụng là một chỉ tiêu để đánh giá chất lƣợng tín dụng của ngân hàng, nợ quá hạn càng cao thì nó phản ánh hiệu quả hoạt động của ngân hàng càng kém và ngƣợc lại chỉ số này càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh của ngân hàng càng cao. Và một ngân hàng muốn tăng trƣởng dƣ nợ một cách an toàn, hiệu quả thì trƣớc hết phải đảm bảo giảm thiểu rủi ro tín dụng xuống mức thấp nhất. Vì thế chúng ta thƣờng đi sâu phân tích, xem xét tình hình nợ quá hạn để có thể đánh giá đƣợc chất lƣợng của những khoản nợ vay tại ngân hàng. Khi ngân hàng có nợ quá hạn xuất hiện và ngày một tăng thì rủi ro tín dụng cũng tăng theo. Vì vậy, để hiểu rõ hơn về tình hình rủi ro tín dụng của ngân hàng TMCP Đại Dƣơng chi nhánh Cần Thơ, ta phân tích nợ quá hạn của ngân hàng theo các tiêu chí sau:

Bảng 4.11: Nợ quá hạn tại Oceanbank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục Năm 2012 so với 2011 2013 so với 2012

2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Tổng nợ quá hạn 816 3.273 6.157 2.457 301,10 2.884 88,11 1. Theo thời hạn - Ngắn hạn 816 2.636 5.031 1.820 223,04 2.395 90,86 - Trung và dài hạn 0 637 1.126 637 x 489 76,77 2. Theo ngành kinh tế - Nông - Công nghiệp 158 578 1.060 420 265,82 482 83,39 - Thƣơng mại – Dịch vụ 658 2.659 5.030 2.001 304,10 2.371 89,17 - Ngành khác 0 36 67 36 x 31 86,11

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Oceanbank Cần Thơ)

4.2.1.1 Nợ qu hạn theo thời hạn

Nhìn chung, nợ quá hạn Oceanbank Cần Thơ tăng với tốc độ nhanh trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014. Tuy trong năm 2011 cả doanh số cho vay và dƣ nợ của ngân hàng đều ở mức cao nhƣng nợ quá hạn trong năm này lại đạt giá trị thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu là 816 triệu đồng. Vì thế, chất lƣợng tín dụng của chi nhánh trong năm 2011 đƣợc đánh giá là khá tốt.

38

Sang năm 2012, nợ quá hạn đã tăng nhanh với tốc độ 301,10% so với năm 2011. Đến năm 2013 tiếp tục chứng kiến sự tăng trƣởng nhanh của khoản mục khi nợ quá hạn gia tăng đạt mức 6.157 triệu đồng, cao nhất trong giai đoạn nghiên cứu.

 Nợ quá hạn ngắn hạn

Qua bảng số liệu 4.11 và 4.12, ta thấy nợ quá hạn ngắn hạn chiếm tỷ trọng cao và có xu hƣớng tăng dần qua từng năm. Tình trạng này xảy ra là do các khách hàng vay vốn gặp khó khăn trong việc thay đ i cơ cấu sản xuất để phù hợp với tình hình kinh tế, chất lƣợng sản phẩm không đồng đều làm giảm sức cạnh tranh. Thêm vào đó là những đợt biến động mạnh và liên tục của giá nguyên liệu đầu vào đã ảnh hƣởng nhiều đến khả năng trả nợ của khách hàng, đặc biệt là các doanh nghiệp lƣơng thực, chế biến thủy sản. Ngoài ra, còn có một số khách hàng vay vốn nhƣng sử dụng sai mục đích, cán bộ tín dụng không phát hiện đƣợc nên đã hình thành nợ quá hạn. Trƣớc tình hình trên, đến tháng 6 năm 2014, nợ quá hạn đã gia tăng thêm 1.388 triệu đồng so với cùng kì năm trƣớc. Trong thời gian tới chi nhánh cần cố gắng hơn nữa trong việc kiểm soát các khoản vay quá thời hạn, để có những biện pháp thu hồi nợ tốt nhất.

Bảng 4.12: Nợ quá hạn tại Oceanbank Cần Thơ giai đoạn 6T2013 – 6T2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 6T2013 6T2014 6T2014 so với 6T2013 Số tiền % Tổng nợ quá hạn 3.785 5.457 1.672 44,17 1. Theo thời hạn - Ngắn hạn 3.050 4.438 1.388 45,51 - Trung và dài hạn 735 1.019 284 38,64 2. Theo ngành kinh tế

- Nông - Công nghiệp 694 968 274 39,48

- Thƣơng mại – Dịch vụ 3.047 4.422 1.375 45,13

- Ngành khác 44 67 23 52,27

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Oceanbank Cần Thơ)

 Nợ quá hạn trung và dài hạn

Giống nhƣ nợ ngắn hạn, nợ quá hạn trung và dài hạn cũng có xu hƣớng tăng dần qua các năm, tuy nhiên, tỷ trọng của nó giảm dần. Các khoản nợ quá hạn này tăng với tốc độ khá nhanh, nhƣng không nhanh bằng nợ quá hạn ngắn hạn. Nguyên nhân chủ yếu là do thị trƣờng trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014 không n định, đặc biệt là những biến động về giá cả, lãi suất đã làm cho nhiều đơn vị kinh doanh gặp nhiều khó khăn trong việc thanh toán

39

tiền với nhau nên thiếu hụt tài chính dẫn đến không có đủ nguồn tài chính để trả nợ cho ngân hàng đúng hạn. Thêm vào đó, doanh số cho vay trung và dài hạn năm 2013 tăng đến 48,58% so với năm 2012. Tuy tăng doanh số nhƣng những khoản nợ này chất lƣợng tín dụng chƣa tốt nên đã làm nợ quá hạn tăng cao. Hơn thế nữa, công tác thu hồi các khoản nợ quá hạn này chƣa đạt hiệu quả cao, các khoản nợ cũ chƣa thu đƣợc mà còn phát sinh thêm nhiều khoản nợ mới. Vì vậy, đến tháng 6 năm 2014 chi nhánh đã gia tăng thêm nợ quá hạn với tỷ lệ 38,64% so với cùng kì năm trƣớc.

4.2.1.2 Nợ qu hạn theo ngành kinh tế

Rủi ro có thể xuất hiện ở bất kì lĩnh vực nào, bất kể đối tƣợng vay vốn là nhóm ngành nào, với quy mô lớn hay nhỏ thì đều có thể xảy ra rủi ro. Rủi ro nợ quá hạn theo ngành nghề kinh tế của Oceanbank Cần Thơ đƣợc thể hiện nhƣ sau:

 Nợ quá hạn theo ngành nông – công nghiệp

Quy mô của các khoản vay trong nhóm ngành này không lớn nên nợ quá hạn chỉ chiếm bằng 1/5 t ng nợ quá hạn và tăng dần qua các năm. Nợ quá hạn tăng cao và nhanh cho thấy những yếu kém trong giai đoạn thẩm định, kiểm duyệt các khoản vay của ngân hàng. Ngoài ra, với những biến động về giá, những thay đ i khó lƣờng của các yếu tố đầu vào đã làm cho nền sản xuất nhỏ lẻ, đặc biệt là những hộ chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản gặp nhiều khó khăn, khách hàng mất khả năng trả nợ. Thêm vào đó, các hộ gia đình vay vốn của chi nhánh để nuôi thủy sản và cung cấp nguyên liệu cho các công ty thủy sản. Nhƣng các công ty này lại không trả nợ đúng hạn cho ngƣời dân, nên ngƣời dân cũng không có tiền trả nợ cho ngân hàng. Đến tháng 6 năm 2014, nợ quá hạn trong nhóm ngành này lại tiếp tục gia tăng 39,48% so với tháng 6 năm 2013 do tình hình kinh tế chƣa phục hồi đƣợc nhiều, nên tình hình kinh doanh của khách hàng cũng chƣa đạt hiệu quả cao, vì vậy các khoản vay của khách hàng không thể thu hồi lại đƣợc trong thời gian này. Trong thời gian tới, ngân hàng cần có biện pháp, chính sách siết chặt hơn nữa các khâu từ cho vay đến thu nợ nhằm làm giảm nợ quá hạn.

 Nợ quá hạn theo ngành thương mại – dịch vụ

Nợ quá hạn trong nhóm ngành này luôn chiếm tỷ trọng trên 80% và tăng dần trong giai đoạn 2011 đến tháng 6 năm 2014. Nguyên nhân là do các doanh nghiệp muốn mở rộng sản xuất, đã tiến hành vay vốn, nhƣng do chƣa có sự chuẩn bị kĩ lƣỡng, đặc biệt là trong bối cảnh kinh tế phức tạp nhƣ hiện nay, dẫn đến giá thành sản xuất tăng cao các doanh nghiệp đã gặp khó khăn trong

40

tiêu thụ sản phẩm, thời gian thu hồi vốn chậm nên thanh toán nợ cho ngân hàng trễ hạn làm cho các khoản nợ quá hạn tăng cao. Và khi những hoạt động sản xuất trở lại nhƣng chƣa đi vào guồng, thì các doanh nghiệp cũng không thể trả nợ đúng hạn cho ngân hàng. Do đó, nợ quá hạn của nhóm ngành này tính đến tháng 6 năm 2014, cũng đã tăng thêm 1.375 triệu đồng so với cùng kì năm trƣớc. Vì vậy, nợ quá hạn trong ngành này đang ở mức là khá cao nên chi nhánh cần phải lƣu tâm, và tăng cƣờng thu hồi các khoản nợ này để hạ thấp nợ quá hạn trong thời gian tới.

 Nợ quá hạn theo ngành khác

Do doanh số cho vay của nhóm ngành này có tỷ trọng thấp nhất trong nhóm ngành nghề, nên nợ quá hạn của nhóm ngành này chiếm khối lƣợng lẫn tỷ trọng rất nhỏ trong t ng nợ quá hạn. Nhƣng tốc độ gia tăng của ngành này cũng tăng liên tục qua các năm. Nguyên nhân là do một số khách hàng vay vốn để tiêu dùng hoặc xây nhà nhƣng việc trả nợ càng khó thực hiện hơn khi lạm phát gia tăng, lƣơng thấp và nhiều biến cố xảy ra đã ảnh hƣởng đến những dự tính trả nợ ban đầu của khách hàng. Vì vậy đã làm cho nợ quá hạn của nhóm ngành này gia tăng, nhƣng với khối lƣợng rất nhỏ nên ngân hàng cần xem xét chặt chẽ lại nguồn trả nợ của khách hàng khi đến vay, để đảm bảo đƣợc khả năng thu hồi nợ khi khách hàng mất khả năng chi trả.

4.2.1.3 Nợ qu hạn phân theo nhóm nợ

Qua bảng 4.13 và 4.14, ta thấy rằng các khoản nợ trong hạn (nợ nhóm 1) luôn chiếm tỷ trọng rất cao gần 100% trong giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Và theo sự biến động của t ng dƣ nợ, nợ nhóm 1 cũng thay đ i theo, nhƣng sự thay đ i này không lớn. Thành phần có nhiều thay đ i trong t ng dƣ nợ chính là nợ quá hạn, gồm nợ ở nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5. Tuy thành phần này chiếm tỷ trong rất nhỏ (dƣới 2,5%) nhƣng lại gây ra rủi ro tín dụng, ảnh hƣởng lớn đến hoạt động tín dụng cũng nhƣ hoạt động toàn chi nhánh nói chung. Việc nợ quá hạn ngày càng gia tăng cho thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng là không tốt, còn nhiều vấn đề cần cải thiện trong thời gian tới, chất lƣợng tín dụng đang giảm dần.

Nợ quá hạn nhóm 2 – Nợ cần chú ý, là các khoản nợ quá hạn từ 10 ngày đến 90 ngày, nhóm nợ này tuy có rủi ro nhƣng mức độ rủi ro chƣa cao, khả năng thu hồi đƣợc nợ là khá cao. Trong giai đoạn vừa qua từ năm 2011 đến 2013, nợ nhóm 2 tăng nhanh và chiếm tỷ trọng ở mức tƣơng đối. Nguyên nhân là do ngân hàng tăng trƣởng dƣ nợ (dƣ nợ tăng 41,60%) nên khó kiểm soát toàn bộ khách hàng, do đó có một số khách hàng sử dụng vốn sai mục đích.

41

Bảng 4.13: Nợ quá hạn theo nhóm nợ tại Oceanbank Cần Thơ giai đoạn 2011 – 2013

Đơn vị tính: Triệu đồng

Khoản mục

Năm 2012 so với 2011 2013 so với 2012

2011 2012 2013 Số tiền % Số tiền % Nợ nhóm 1 138.773 175.882 247.534 37.109 26,74 71.652 40,74 Tổng nợ quá hạn 816 3.273 6.157 2.457 301,10 2.884 88,11 Nợ nhóm 2 816 1.060 1.981 244 29,90 921 86,89 Nợ nhóm 3 0 1.993 3.649 1.993 x 1.656 83,10 Nợ nhóm 4 0 220 408 220 x 188 85,45 Nợ nhóm 5 0 0 119 X x 119 x

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Oceanbank Cần Thơ)

Đến tháng 6 năm 2014, nợ nhóm 2 tiếp tục gia tăng với tỷ lệ 54,85% so với cùng kì năm trƣớc. Nguyên nhân chủ yếu là do một phần nợ trong hạn của năm trƣớc chuyển qua, tức là khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ khi đến hạn và theo đó là rủi ro tín dụng cũng tăng lên. Tuy nhiên với khả năng thu hồi nợ của nhóm này cao nên khi ngân hàng cần đôn đốc khách hàng trả nợ thì sẽ thu đƣợc nợ về.

Bảng 4.14: Nợ quá hạn theo nhóm nợ tại Oceanbank Cần Thơ giai đoạn 6T2013 – 6T2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục 6T2013 6T2014 6T2014 so với 6T2013 Số tiền % Nợ nhóm 1 201.228 334.954 133.726 66,45 Tổng nợ quá hạn 3.785 5.457 1.672 44,17 Nợ nhóm 2 1.021 1.581 560 54,85 Nợ nhóm 3 2.424 3.426 1.002 41,34 Nợ nhóm 4 268 356 88 32,84 Nợ nhóm 5 72 94 22 30,56

(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Oceanbank Cần Thơ)

Nợ nhóm 3, 4, 5 là những khoản nợ xấu với mức độ rủi ro tín dụng tăng dần. Trong thời gian qua, các nhóm nợ này đều tăng, với tốc độ gia tăng tƣơng đối nhanh. Đây là vấn đề đáng báo động, nợ xấu càng tăng, rủi ro tín dụng cũng tăng theo và sẽ gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng. Bên cạnh đó ta thấy xu hƣớng biến động của nợ các nhóm 3,4,5 cũng giống nhƣ nợ nhóm 2, tuy nhiên biên độ dao động là nhỏ hơn, thể hiện ở các đƣờng dốc ít hơn. Nguyên nhân của sự gia tăng của các nhóm nợ này cũng nhƣ tình hình từng nhóm nợ thành phần sẽ đƣợc phân tích trong phần sau.

42

Tóm lại, nợ quá hạn của Oceanbank Cần Thơ có nhiều thay đ i cả về khối lƣợng và cơ cấu. Nợ quá hạn chiếm tỷ trọng nhỏ và tập trung ở nợ nhóm 3. Với doanh số cho vay tăng nên nợ quá hạn cũng gia tăng lên là dấu hiệu của rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng, và rủi ro tín dụng sẽ ngày càng đè nặng lên chi nhánh. Vì vậy, trong thời gian tới chi nhánh cần chú trọng nhiều hơn nữa trong hoạt động cho vay cũng nhƣ thu nợ, từ khâu thẩm định đến khâu giám sát và đẩy mạng đôn đốc khách hàng trả nợ nhằm làm giảm nợ quá hạn và cải thiện chất lƣợng tín dụng.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần đại dương chi nhánh cần thơ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)