Tuy nợ quá hạn của ngân hàng tăng qua các năm nhƣng Oceanbank Cần Thơ đã thực hiện việc trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định của NHNN. Nhƣ đã đề cập, nợ xấu của chi nhánh gồm cả nợ nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 nên việc trích lập dự phòng là rất quan trọng và cần thiết, mặc dù đây là những tài sản không sinh lời. Việc trích lập dự phòng nhằm đảm bảo an toàn cho hoạt động của chi nhánh. Việc trích lập rủi ro đƣợc thực hiện nhƣ sau: mỗi kì, dựa trên việc phân loại nhóm nợ, ngân hàng sẽ tiến hành trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo tỷ lệ quy định của NHNN. Sau đó nộp số tiền đã trích lập lên Hội sở. Qua kì mới, sẽ tiến hành tính toán dự phòng rủi ro theo quy định, xem xét phần chênh lệch đã trích để nộp tiền thêm hoặc nhận tiền về.
Bảng 4.18: Trích lập dự phòng rủi ro của Oceanbank Cần Thơ giai đoạn 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 Đơn vị tính: Triệu đồng Khoản mục Năm 6T2014 2011 2012 2013 Dự phòng chung 1.047 1.344 1.902 2.552 Dự phòng cụ thể 41 562 1.152 1.036 Tổng dự phòng 1.088 1.906 3.054 3.588
(Nguồn: Phòng khách hàng doanh nghiệp Oceanbank Cần Thơ)
Nhìn bảng số liệu 4.18, ta thấy quỹ dự phòng của ngân hàng ngày càng tăng theo tình hình nợ xấu. Tuy nhiên, từng thành phần của quỹ dự phòng là dự phòng chung và dự phòng cụ thể lại có nhiều biến động. Nhìn chung trong giai đoạn 2011 – tháng 6 năm 2014, dự phòng chung chiếm tỷ trọng lớn và giảm dần trong khi dự phòng cụ thể lại có xu hƣớng tăng.
Dự phòng chung
Oceanbank Cần Thơ thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75% t ng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4. Đây là khoản dự phòng đƣợc sử dụng sau dự phòng cụ thể và phát mãi tài sản. Năm 2011, dự phòng chung chiếm 96,23% t ng dự phòng do dƣ nợ trong năm 2011 lớn và không có nợ xấu, chỉ có nợ nhóm 2. Sang năm 2012 và năm 2013, dự phòng chung tiếp tục gia tăng nhanh, ở mức độ tƣơng đối. Đến tháng 6 năm 2014 dự phòng chung đạt 2.552 triệu đồng. Dƣ nợ tháng 6 năm 2014 tăng trƣởng khá
48
tốt nên dù chỉ mới nửa năm nhƣng dƣ nợ đã lớn hơn t ng dƣ nợ cả năm 2013, do đó, dự phòng rủi ro cũng lớn.
Dự phòng cụ thể
Cuối quý, ngân hàng tiến hành trích lập dự phòng cụ thể theo đúng quy định của NHNN (theo TT09/2014/TT-NHNN, sửa đ i b sung TT02/2013/TT-NHNN, về việc ban hành quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lí rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của t chức tín dụng). Dự phòng cụ thể có nhiều thay đ i cả về tỷ trọng lẫn khối lƣợng. Khi mới xuất hiện vào năm 2012, nợ xấu chỉ gồm nợ nhóm 3 với số tiền là 1.993 triệu đồng và nợ nhóm 4 là 220 triệu đồng. Và các khoản nợ xấu tăng dần theo thời gian, đặc biệt là nợ nhóm 3 và nhóm 4, tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với nợ xấu cao hơn so với nợ nhóm 2 nên dự phòng cụ thể cũng tăng lên. Đến tháng 6 năm 2014, dự phòng cụ thể ở mức 1.036 triệu đồng, gần bằng cả năm 2013 và đƣợc dự đoán là sẽ tăng thêm trong thời gian tới.
Về phần xử lí các khoản nợ rủi ro, chi nhánh tăng cƣờng đôn đốc, nhắc nhở khách hàng trả nợ. Khi xuất hiện nợ có khả năng mất vốn, Oceanbank Cần Thơ tiến hành sử dụng dự phòng cụ thể và phát mãi tài sản để đảm bảo thu hồi nợ. Nếu trƣờng hợp phát mãi tài sản không đủ để bù đắp rủi ro tín dụng cho các khoản nợ thì chi nhánh sẽ sử dụng dự phòng chung để xử lí đủ. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng cũng theo dõi sát sao tài sản thế chấp để có thể phát mãi khi cần thiết.