Lạm phát và tăng trƣởng kinh tế

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của các cổ phiếu ngành bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 31)

5. Bố cục đề tài

2.2.1.Lạm phát và tăng trƣởng kinh tế

(Nguồn: Tổng cục thống kê)

Hình 2.1. Diễn biến lạm phát Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014

Sau cuộc khủng hoảng 2008, NHNN bắt đầu thực hiện chính sách tiền tệ nới lỏng vào năm 2009. Một lƣợng tiền rất lớn khiến tăng trƣởng tín dụng năm 2009 lên gần 40%. Thị trƣờng nhà đất tại TP HCM ấm dần còn tại Hà Nội đã bùng nổ trở lại. Tuy nhiên, tình trạng này không duy trì đƣợc lâu. Lạm phát một lần nữa bùng phát trở lại buộc NHNN phải thắt chặt chính sách tiền tệ và hạn chế tín dụng vào thị trƣờng BĐS vào năm 2010. Nhƣ vậy, rõ ràng lạm phát và thị trƣờng BĐS có mối liên hệ với nhau qua cung tiền trong nền kinh tế và mức độ lạc quan của nhà đầu tƣ. Lạm phát cao dẫn đến thắt chặt cung tiền và lúc đó thị trƣờng nhà đất sẽ gặp khó khăn.

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) trong tháng 12 năm 2013 đã tăng 6.04% so với cùng kỳ, đây là mức tăng trƣởng thấp nhất trong vòng mƣời năm qua.

Nguyên nhân CPI sụt giảm mạnh trong năm 2013 là do tác động của chính sách tiền tệ thắt chặt. Năm 2014, lạm phát chỉ tăng trung bình 0,2%. Nhu cầu nội địa yếu, giá cả thực phẩm và năng lƣợng ổn định đƣợc xem là những nguyên nhân chính. Đây là 2 năm liên tiếp Việt Nam đạt đƣợc mục tiêu kép – tăng trƣởng kinh tế cao hơn đi kèm với lạm phát ở mức thấp hơn. Nguyên nhân cơ bản của thành công trong kiểm soát lạm phát đó là các giải pháp trong các Nghị quyết số 01/NQ-CP, số 02/NQ-CP/2014 và Nghị quyết các phiên họp thƣờng kỳ của Chính phủ đƣợc tích cực triển khai. Qua đó, kinh tế vĩ mô bƣớc đầu đạt những kết quả tích cực, đúng hƣớng, làm cho CPI ổn định và tăng thấp. Với nền kinh tế đang bƣớc vào giai đoạn ổn định và phục hồi. Thị trƣờng BĐS cũng bắt đầu có những chuyển biến khả quan với tình hình kinh doanh tích cực của các doanh nghiệp.

(Nguồn: Số liệu được tính toán theo báo cáo tài chính các DN BĐS)

Hình 2.2. Bình quân lợi nhuận sau thuế ngành BĐS

Lợi nhuận sau thuế năm 2014 của các DN đã cải thiện đáng kể so với cùng kỳ năm 2013 sau giai đoạn giảm mạnh doanh thu 2010-2012. Số liệu

biểu đồ Hình 3.7 thể hiện bình quân lợi nhuận sau thuế các DN đƣợc lựa chọn nghiên cứu, tuy nhiên lại không phản ánh đƣợc sự phục hồi khả quan của các doanh nghiệp BĐS. Nguyên nhân là do lợi nhuận của ngành phụ thuộc rất lớn vào vai trò của tập đoàn Vingroup – VIC, lợi nhuận của hầu hết các doanh nghiệp BĐS đều đƣợc cải thiện trong năm 2014 (Xem phụ lục/Bảng 4.11:Một số chỉ tiêu kinh doanh các doanh nghiệp BĐS) tuy nhiên lợi nhuận của VIC là chỉ đạt 1/3 so với năm 2013 đã làm mặt bằng chung lợi nhuận sau thuế 2014 ngành BĐS giảm so với năm 2013. Dẫu sao, năm 2014 có thể thấy sự phục phục hồi của thị trƣờng BĐS. Diễn tiến trên thị trƣờng chứng khoán cũng cho thấy, nhà đầu tƣ bắt đầu kỳ vọng vào ngành BĐS, giá cổ phiếu của các công ty BĐS đều tăng trở lại từ cuối năm 2013 và kéo dài sang 2014.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ vận dụng mô hình APT trong đo lường rủi ro hệ thống của các cổ phiếu ngành bất động sản niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán thành phố hồ chí minh (Trang 31)