2. 1.1 Những vấn đề về ngân hàng
6.2.1. Đối với cơ quan các cấp, ngành có liên quan
Ngân hàng Nhà nước cần có sự kiểm tra, giám soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, tránh tình trạng tranh giành khách hàng vay vốn mà từ đó hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao.
Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC – Ngân hàng Nhà Nước) nên thường xuyên, định kỳ sàng lọc và xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp từ đó tạo kênh thông tin hiệu quả để tổ chức tín dụng tham khảo trong đánh giá khách hàng, quản trị rủi ro tín dụng. Thông qua kết quả xếp hạng tín dụng của CIC, ngân hàng có thể điều chỉnh kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của mình, đánh giá cơ bản về mức độ rủi ro của khách hàng, sàng lọc được khách hàng tốt để phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng có thể
77
tập trung vào các đặc điểm riêng của khách hàng để có biện pháp quản lý tín dụng hiệu quả. Đồng thời giúp cho ngân hàng giảm chi phí, thời gian ra quyết định cho vay cũng như quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn.
Trong quá trình phát mãi, xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý do văn bản thi hành án còn chậm. Vì vậy, các cơ quan thực thi pháp luật, tòa án cần tiếp tục hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác xử lý nhanh để ngân hàng nhanh chóng thu được nợ gốc và lãi. Cơ quan thi hành án cần thực hiện nghiêm túc quy định về cưỡng chế buộc người vay thi hành án.
Nhà Nước cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp để cung cấp thông tin chính xác, minh bạch về tài chính để các ngân hàng đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khi cấp tín dụng.