Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động (%)

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông – chi nhánh cần thơ (Trang 74)

2. 1.1 Những vấn đề về ngân hàng

4.2.2.1. Tỷ lệ dư nợ/Vốn huy động (%)

Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng vốn huy động của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn sẽ cho thấy khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp; ngược lại, chỉ tiêu này quá nhỏ sẽ cho thấy ngân hàng sử dụng vốn huy động không hiệu quả. Nếu tỷ lệ này lớn nghĩa là đồng vốn huy động chưa đảm bảo đủ cho dư nợ, phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển trong khi chi phí phải trả cho nguồn vốn điều chuyển cao hơn so với vốn huy động, làm ảnh hưởng đến lợi nhuận của chi nhánh.

Chỉ tiêu dư nợ trên tổng vốn huy động của ngân hàng ngày càng tăng cho thấy ngân hàng đang sử dụng tốt nguồn vốn huy động để cho vay. Trong năm 2010, chỉ số này là 33,36% do đây là năm đầu ngân hàng đi vào hoạt động nên dư nợ phát sinh chưa cao, ngân hàng chủ yếu sử dụng nguồn vốn để đầu tư

vào cơ sở hạ tầng của chi nhánh. Trong 2 năm 2011 và 2012, lãi suất huy động

liên tục giảm nhưng chỉ số này đều lớn hơn 1 và lần lượt là 100,31% và

101,13% cho thấy quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng tăng, tốc độ tăng

của dư nợ lớn hơn so với vốn huy động do ngân hàng tích cực mở rộng địa bàn hoạt động sang các tỉnh lân cận như Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng. Bên cạnh đó, công tác huy động vốn của ngân hàng hiệu quả, tăng trưởng tốt qua các năm nên vẫn đảm bảo vừa đủ cho dư nợ, hạn chế được nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở. Tuy nhiên, chỉ tiêu này trong giai đoạn 6 tháng đầu năm 2013 lại là 144,34% cho thấy vốn huy động chưa đáp ứng đủ cho dư nợ: 144,34 đồng dư nợ thì có sự tham gia của 100 đồng vốn huy động, và cao hơn so với cùng kỳ năm 2012. Vì vậy, ngân hàng cần phải nâng cao hiệu quả của nguồn vốn huy động hơn nữa nhằm giảm bớt chi phí từ vốn điều chuyển vì chi phí cho nguồn vốn điều chuyển cao hơn so với vốn huy động, ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

4.2.2.2 Hệ số thu nợ (%)

Hệ số này phản ánh kết quả của công tác thu hồi nợ tại ngân hàng, cho biết số tiền ngân hàng thu được trong 1 khoảng thời gian nhất định. Hệ số này càng cao cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng ngày càng tốt, rủi ro tín dụng của ngân hàng thấp và ngược lại.

Nhìn chung, hệ số thu nợ của ngân hàng tăng dần qua các năm cho thấy

công tác thu nợ của ngân hàng ngày càng cải thiện. Năm 2010, hệ số thu nợ của ngân hàng khá thấp: 32,99% do vừa mới hoạt động nên chính sách hoạt động của ngân hàng còn khá thoáng để thu hút khách hàng và do ngân hàng chưa có chính sách thu nợ hoàn thiện. Đến 2 năm 2011 và 2012 thì hệ số thu nợ tăng dần và lần lượt là 42,29% và 84,60% do chính sách thu hồi nợ ngày

64

càng được hoàn thiện, cán bộ tín dụng có biện pháp đòi nợ riêng đối với từng

nhóm khách hàng (đối với các món vay của tiểu thương tại các chợ thì nhân

viên kinh doanh đến tận nơi để thu nợ; đối với các món vay cán bộ công nhiên thì ngân hàng liên kết với kho bạc để thu hồi các món nợ ở xa, chi hoa hồng liên kết để thủ trưởng các cơ quan đôn đốc, hỗ trợ trong công tác thu hồi nợ; nhân viên kinh doanh gọi điện thoại nhắc nhở khách hàng khi đến hạn để hạn chế việc chuyển nhóm nợ…). Hệ số thu nợ 6 tháng đầu năm 2012 là 76,19%, đến năm 2013 là 91,65% cho thấy công tác thu hồi nợ ngày càng hiệu quả. Hệ số này càng tăng còn thể hiện công tác thẩm định, xét duyệt hồ sơ khách hàng ngày càng tốt. Ngoài ra, hệ số này tăng một phần do ngân hàng hướng đến các lĩnh vực cho vay ít rủi ro, tập trung khai thác thế mạnh của mình trong lĩnh vực bán lẻ, nông nghiệp nông thôn mà không lấn sân sang các lĩnh vực khác nhiều rủi ro như bất động sản.

4.2.2.3 Vòng quay vốn tín dụng (Vòng)

Chỉ tiêu này phản ánh tốc độ luân chuyển vốn tín dụng cũng như thời gian thu hồi nợ của ngân hàng nhanh hay chậm.

Vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng khá thấp nhưng lại tăng dần qua

các năm. Năm 2010, tỷ lệ thu nợ của ngân hàng cũng thấp và dư nợ cho vay của ngân hàng tập trung chủ yếu vào trung và dài hạn nên vòng quay của ngân hàng khá thấp: 0,98 vòng. Năm 2011 thì vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là 1,19 do tốc độ tăng của thu nợ nhanh hơn so với dư nợ. Sang năm 2012, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng là 1,54 do sự chuyển dịch cơ cấu nợ của ngân hàng: dư nợ ngắn hạn tăng dần và chiếm 49,33% tổng dư nợ của ngân hàng nên tốc độ tăng của doanh số thu nợ cao hơn nhiều so với dư nợ. 6 tháng đầu năm 2013, vòng quay tín dụng của ngân hàng là 1,11 và tăng so với cùng kỳ năm 2012 do nhân viên ngân hàng tích cực trong công tác thu hồi nợ, đôn đốc nhắc nhở khách hàng trả nợ đúng kỳ, quản lý chặt chất lượng tín dụng đầu vào nhằm hạn chế rủi ro tín dụng nên công tác thu hồi nợ có diễn biến tích cực hơn trong 6 tháng đầu năm 2013. Vì vậy, tốc độ tăng của thu nợ cao hơn dư nợ, và các khoản cho vay ngắn hạn chiếm đến 54,29% tổng dư nợ của ngân hàng nên vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng trong năm 2013 tăng so với cùng kỳ năm 2012. Nhìn chung, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng tăng không phản ánh hoàn toàn chất lượng tín dụng của ngân hàng vì có thể do ngân hàng tập trung vào tín dụng ngắn hạn hay do chính sách thu nợ của ngân hàng khá chặc chẽ.

65

4.2.2.4 Tỷ lệ nợ quá hạn (%)

Trong quan hệ tín dụng, việc phát sinh các khoản nợ quá hạn là điều không thể tránh khỏi. Các khoản nợ này phát sinh do các nguyên nhân khác nhau nhưng nếu nợ quá hạn tăng quá cao sẽ ảnh hưởng đến giới hạn quyền phán quyết của đơn vị, cũng như tiêu chuẩn xét duyệt hồ sơ vay vốn. Nhìn chung, tỷ lệ nợ quá của ngân hàng tăng giảm không đều qua các năm và cao nhất trong năm 2012.

Năm 2011: các doanh nghiệp phân phối và xây dựng gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh làm tăng tỷ trọng nợ nhóm 4 và nhóm 5. Riêng đối với các khoản vay cán bộ công nhân viên thì cán bộ kinh doanh chủ động nhắc nợ khách hạn khi đến hạn, hạn chế được việc chuyển nhóm nợ nên tỷ trọng nợ

nhóm 2 và nhóm 3 giảm. Do đó, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng trong năm

2011 là 4,11% và giảm so với năm 2010.

Năm 2012, dư nợ ngắn hạn tăng mà thời gian để khách hàng xử lý các khoản vay này ngắn hơn so với các khoản vay trung và dài hạn nên nợ quá hạn ngắn hạn tăng. Ngoài ra, các khoản vay tín chấp cán bộ công nhân viên do khoản cách địa lý nên khách hàng đóng tiền trễ hạn hoặc do quên ngày dẫn đến việc bị chuyển nhóm nợ trong khi nợ nhóm 2 chiếm tỷ trọng khá lớn trong tổng nợ quá hạn dẫn đến tỷ lệ nợ quá hạn trong năm 2012 tăng và đạt 4,41%.

6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ nợ quá hạn của ngân hàng giảm còn 4,17% do cán bộ tín dụng có những biện pháp kiên quyết trong công tác thu hồi nợ như liên hệ với các cấp cao, gửi giấy báo về đơn vị đối với các khoản vay tín chấp cán bộ công nhân viên, theo dõi và nắm bắt thời gian thu hoạch đối với các món vay nông nghiệp, đồng thời kiểm soát chặt chất lượng đầu vào của các khoản vay…nên nợ nhóm 5 của ngân hàng giảm trong năm 2013.

4.2.2.5 Tỷ lệ mất vốn (%)

Tỷ lệ nợ mất vốn của ngân hàng trong năm 2010 của ngân hàng rất thấp: 0,05%. Nhưng đến năm 2011, một số doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả, phá sản nên, không có khả năng trả nợ cho ngân hàng nên tỷ lệ này tăng mạnh lên 0,57%. Đến năm 2012 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 0,31% do các cán bộ ngân hàng tích cực trong công tác thu hồi nợ, ngân hàng không giải ngân cho vay trung và dài hạn đối với doanh nghiệp, kiểm soát chất lượng tín dụng đầu vào chặc chẽ hơn nên tỷ lệ nợ nhóm 5 giảm. Nợ mất vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 chỉ chiếm 0,33% tổng dư nợ do nợ nhóm 5 giảm 28,21% so với cùng kỳ năm trước bởi các cán bộ tín dụng quyết liệt trong công tác thu hồi nợ; đồng thời các thông tin tín dụng của khách hàng lấy từ trung tâm thông

66

tin tín dụng (CIC) giúp đánh giá quan hệ tín dụng của khách hàng tốt hơn nên chất lượng tín dụng của ngân hàng được cải thiện.

4.2.2.6 Tỷ lệ nợ xấu (%)

Năm 2010, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 1,25%, tập trung vào các khoản vay cá nhân trong lĩnh vực nông nghiệp và tiêu dùng. Đối với các khoản cho

vay tiêu dùng thì đa số là các khoản vay tín chấp, không có tài sản đảm bảo

nên khi đến hạn, nếu người vay không trả thì ngân hàng không thể sử dụng các biện pháp như phát mãi tài sản mà chỉ có thể đôn đốc khách hàng trả nợ, liên hệ và nhờ lãnh đạo các đơn vị hỗ trợ thu hồi nợ. Còn đối với các món vay nông nghiệp thì nông dân chịu ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như thiên nhiên, kỹ thuật canh tác. Tình hình thời tiết, rầy nâu và nhiều loại sâu bệnh, dịch hại diễn biến phức tạp, giá nhân công cùng nhiều loại vật tư nông nghiệp tăng làm tăng chi phí sản xuất,…từ đó phát sinh các khoản nợ quá hạn. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của MDB – Cần Thơ năm 2010 vẫn thấp hơn so với toàn hệ thống MDB (1,26%).

Đến năm 2011, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng và chiếm 1,50% tổng dư nợ do các doanh nghiệp phân phối và xây dựng gặp khó khăn trong quá trình kinh doanh dẫn đến phá sản nên nợ nhóm 4 và nhóm 5 của ngân hàng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, trong bối cảnh nợ xấu tăng mạnh trong năm 2011 (nợ xấu của toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam là 8,60%; nợ xấu của hệ thống MDB là 2,07%) thì tỷ lệ nợ xấu của MDB – Cần Thơ còn khá thấp cho thấy chất lượng tín dụng của ngân hàng vẫn được quản lý khá tốt. Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm và đạt 1,30% cho thấy chất lượng nợ của ngân hàng đã được cải thiện, rủi ro tín dụng giảm. Sỡ dĩ tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng giảm do tốc độ tăng của doanh số thu nợ nhanh hơn tốc độ tăng của doanh số cho vay nhiều. Bên cạnh đó, các cán bộ ngân hàng tích cực, quyết liệt trong công tác đôn đốc nên nợ nhóm 5 của ngân hàng giảm so với năm 2011.

6 tháng đầu năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng là 1,21%, tập trung chủ yếu vào các khoản cho vay cá nhân, cho vay trung và dài hạn. Đến 6 tháng đầu năm 2013 thì tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tăng nhẹ và đạt 1,28%, chủ yếu là các khoản vay ngắn hạn phục vụ cho mục đích sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp và hộ kinh doanh cá thể.

Tỷ lệ nợ xấu là chỉ tiêu phản ánh rõ nhất về chất lượng tín dụng của ngân hàng, mức độ rủi ro phát sinh từ các món vay của chi nhánh. Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng khá thấp: dưới 1,5% và đều thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống MDB do ngân hàng tiếp tục khai thác thế mạnh của mình

67

trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp nông thôn, bán lẻ (với trọng tâm cho vay mua xe gắn máy Imotor và cho vay cán bộ công nhân viên), doanh nghiệp vừa và nhỏ mà không lấn sân qua các lĩnh vực có mức độ rủi ro cao hơn như bất động sản. Bên cạnh đó, ngân hàng đưa vào sử dụng hệ thống CRM giúp quản lý quan hệ tín dụng khách hàng tốt hơn, hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

4.2.2.7 Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (%)

Để đảm bảo an toàn cho hoạt động tín dụng ngân hàng, MDB – Cần Thơ đã nghiêm chỉnh chấp hành các quy định của NHNN về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng để xử lý rủi ro phát sinh trong hoạt động tín dụng. Bảng số liệu cho thấy tỷ lệ dự phòng của ngân hàng cao nhất trong năm 2011, sau đó giảm và thấp nhất trong năm 2012 và lần lượt là: 2,56%; 3,32%; 1,83%, tương ứng với dư nợ bình quân mỗi năm của ngân hàng. Hệ số này cao trong năm 2011 do tỷ lệ nợ xấu năm 2011 tăng, ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng cụ thể cho nợ nhóm 4 và nhóm 5. Tuy nhiên, sang năm 2012 thì tỷ lệ này giảm do nợ nhóm 5 của ngân hàng giảm, và còn 1,38% nghĩa là cứ 100 đồng dư nợ thì có 1,38 đồng được ngân hàng trích lập dự phòng rủi ro. 6 tháng đầu năm 2013, tỷ lệ này giảm nhiều so với cùng kỳ năm trước và còn 1,69% cho thấy chất lượng tín dụng trong năm của ngân hàng được cải thiện, các khoản mục nợ nhóm 4 và nhóm 5 giảm so với cùng kỳ năm 2012 dẫn đến mức trích lập dự phòng của ngân hàng giảm.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông – chi nhánh cần thơ (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)