KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông – chi nhánh cần thơ (Trang 39)

2. 1.1 Những vấn đề về ngân hàng

4.1. KHÁI QUÁT VỀ CƠ CẤU NGUỒN VỐN CỦA NGÂN HÀNG

4.1.1 Cơ cấu nguồn vốn

Trong hoạt động của ngân hàng, vốn là một trong những yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định quy mô, tốc độ tăng trưởng kinh doanh của ngân

hàng. Vì vậy, một ngân hàng muốn đứng vững và phát triển thì nguồn vốn của

ngân hàng phải đủ lớn để đảm bảo cho hoạt động tín dụng được thuận lợi, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn của nền kinh tế.

Nguồn vốn chủ yếu của MDB – Cần Thơ là từ vốn huy động và vốn điều chuyển. Trong đó, nguồn vốn huy động luôn chiếm hơn 80% tổng nguồn vốn của ngân hàng và tỷ trọng này tăng dần qua các năm. Chi nhánh Cần Thơ huy động vốn dưới các hình thức là tiền gửi của các cá nhân và tổ chức kinh tế. Ngân hàng chỉ sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ hội sở khi nguồn vốn huy động tại chỗ không đáp ứng đủ nhu cầu cho vay tại chi nhánh. Tình hình nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013 được thể hiện cụ thể qua bảng số liệu sau:

29

Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của MDB – Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011

Số tiền Số tiền Số tiền Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

1 Vốn Huy Động 167.200 543.500 714.600 376.300 225,06 171.100 31,48

2 Vốn Điều Chuyển (65.095) 55.846 69.674 120.941 185,79 13.828 24,76

TỔNG NGUỒN VỐN 102.105 599.346 784.274 497.241 486,99 184.928 30,85

Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ

Bảng 4.2: Cơ cấu nguồn vốn của MDB – Cần Thơ 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 6 tháng đầu năm 2013/2012

2012 2013 Tuyệt đối Tương đối (%)

1 Vốn Huy Động 440.456 550.734 110.278 25,04

2 Vốn Điều Chuyển 241.591 304.841 63.250 26,18

TỔNG NGUỒN VỐN 682.047 855.575 173.528 25,44

30

Năm 2010: vốn huy động của ngân hàng đạt 167.200 triệu đồng, chủ yếu là huy động từ người thân, bạn bè của các nhân viên. Tuy nhiên, do ngân hàng vừa mới đi vào hoạt động, hoạt động cho vay còn gặp nhiều khó khăn, người dân chưa biết nhiều đến ngân hàng nên nên phần vốn còn lại ngân hàng điều chuyển về hội sở. Vì vậy, tổng nguồn vốn của MDB – Cần Thơ năm 2010 là

102.105 triệu đồng. Năm 2011: vốn huy động của ngân hàng gấp 2 lần so với

năm 2010 và đạt 543.500 triệu đồng. Nguyên nhân của sự tăng trưởng vượt bật này là do trong năm 2011, ngân hàng thực hiện nhiều chương trình khuyến

mãi để huy động vốn như: “Siêu Lãi Suất Với Tiền Gửi Không Kỳ Hạn 6%”,

“Nghinh tân xuân, rước tài lộc”,…điều này làm cho chi phí lãi của ngân hàng tăng nhưng bù lại ngân hàng được biết đến nhiều hơn, huy động được nhiều vốn hơn. Cũng trong năm này, ngân hàng thực hiện nhận tiền gửi bằng ngoại tệ nên cũng thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền. Mặc dù nguồn vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh, phần nào đã đảm bảo đủ nguồn vốn cho ngân hàng hoạt động nhưng do dư nợ tín dụng của ngân hàng trong năm 2011 tăng gần gấp 9 lần so với năm 2010 nên MDB – Cần Thơ vẫn cần nguồn vốn điều chuyển từ Hội Sở và vốn điều chuyển trong năm 2011 đạt 55.846 triệu đồng. Do đó, tổng nguồn vốn của MDB – Cần Thơ trong năm 2011 đã đạt được

599.346 triệu đồng, là một điều đáng khích lệ sau một năm hoạt động của chi

nhánh.

Năm 2012: mặc dù ngân hàng đã tích cực triển khai các chương trình

khuyến mãi như: “Vui hè cùng TOYOTA”, “Gửi tiền trúng liền vàng ròng”

nhưng ngân hàng vẫn gặp khó khăn trong công tác huy động vốn do trần lãi suất huy động hạ thấp so với năm 2011. Vì vậy, vốn huy động của ngân hàng trong năm 2012 chỉ đạt 714.600 triệu đồng, tăng 31,48% so với năm 2011. Hiện tại, mặc dù ngân hàng đã được biết đến nhiều hơn nên công tác huy động vốn của ngân hàng có phần thuận lợi hơn nhưng do lãi suất huy động còn thấp, lòng tin của người dân vào ngân hàng chưa cao, ngân hàng phải cạnh tranh với các ngân hàng bạn nên MDB – Cần Thơ vẫn phải tiếp tục sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ hội sở. Do đó, nguồn vốn điều chuyển trong năm 2012 của

MDB – Cần Thơ tăng 24,76% và đạt 69.674 triệu đồng và tổng nguồn vốn

của MDB – Cần Thơ trong năm 2012 đạt 784.274 triệu đồng, tăng 30,85% so với năm 2011.

Tổng nguồn vốn của MDB – Cần Thơ 6 tháng đầu năm 2012 đạt 682.047 triệu đồng. Đến 6 tháng năm 2013 thì tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng

25,44%. Trong đó, vốn huy động tăng 25,04%; vốn điều chuyển tăng 26,18%.

31

trong khoảng thời gian từ cuối tháng 12/2012 đến tháng 6/2013, NHNN đã 2 lần điều chỉnh trần lãi suất huy động ngắn hạn xuống còn 7,50%/năm.

Nhìn chung, tổng nguồn vốn của ngân hàng tăng dần qua các năm. Trong đó, tỷ trọng vốn huy động của ngân hàng tăng dần, vốn điều chuyển mặc dù vẫn tăng dần qua các năm nhưng tỷ trọng trong tổng nguồn vốn lại giảm dần cho thấy công tác huy động vốn của ngân hàng ngày càng có hiệu quả. Sự gia tăng tỷ trọng vốn huy động và giảm xuống của vốn điều chuyển làm giảm bớt gánh nặng chi phí của vốn điều chuyển cho ngân hàng do chi phí vốn điều chuyển luôn cao hơn so với vốn huy động và điều này cho thấy được nỗ lực của toàn thể cán bộ ngân hàng trong việc thu hút hút tiền gửi của dân cư và tổ chức kinh tế nhằm đáp ứng tốt hơn nhu cầu tín dụng cho xã hội.

Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ

32

Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ

Hình 4.2 Tình hình nguồn vốn của MDB – Cần Thơ 6 tháng đầu năm

4.1.2 Tình hình huy động vốn

Trong hoạt động của ngân hàng, nếu chỉ dựa vào nguồn vốn tự có thì không thể nào đáp ứng đủ cho nhu cầu tín dụng của nền kinh tế. Vì vậy, ngân hàng cần phải huy động vốn từ dân cư và các tổ chức doanh nghiệp. Hiện nay, các ngân hàng có sự cạnh tranh về lãi suất, thị trường có nhiều kênh thu hút vốn đầu tư nên việc huy động vốn của ngân hàng gặp không ít khó khăn.

MDB – Cần Thơ nhận thức được tầm quan trọng từ nguồn vốn huy động nên

trong những năm qua ngân hàng đã không ngừng đa dạng hóa các sản phẩm huy động, các hình thức khuyến mãi nên nguồn vốn huy động của ngân hàng đều tăng dần qua các năm. Nguồn vốn huy động của ngân hàng được hình thành từ nhiều nguồn khác nhau, bao gồm tiền gửi của dân cư và tiền gửi của các tổ chức kinh tế. Trong đó, tiền gửi của dân cư luôn chiếm hơn 95,00% tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng.

33

Bảng 4.3: Tình hình huy động vốn của MDB – Cần Thơ qua 3 năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tuyệt

đối đối (%) Tương Tuyệt đối đối (%) Tương

1 Tiền gửi tiết kiệm dân cư 161.406 96,53 528.423 97,23 692.356 96,89 367.017 227,39 163.933 31,02

- Không kỳ hạn 32.281 19,31 117.855 21,68 134.862 18,87 85.574 265,09 17.007 14,43

- Có kỳ hạn <=12 tháng 112.984 67,57 396.424 72,94 545.767 76,37 283.440 250,87 149.343 37,67

- Có kỳ hạn >12 tháng 16.141 9,65 14.144 2,60 11.727 1,64 (1.997) (12,37) (2.417) (17,09)

2 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 5.794 3,47 15.077 2,77 22.244 3,11 9.283 160,22 7.167 47,54

TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 167.200 100,00 543.500 100,00 714.600 100,00 376.300 225,06 171.100 31,48

Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ

Bảng 4.4: Tình hình huy động vốn của MDB – Cần Thơ 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 6 Tháng đầu năm 2012 6 Tháng đầu năm 2013 2013/2012 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tuyệt

đối đối (%) Tương

1 Tiền gửi tiết kiệm dân cư 427.032 96,95 536.766 97,46 109.734 25,70

- Không kỳ hạn 134.550 30,55 157.982 28,69 23.432 17,42

- Có kỳ hạn <=12 tháng 266.440 60,49 362.441 65,81 96.001 36,03

- Có kỳ hạn >12 tháng 26.042 5,91 16.343 2,97 (9.699) (37,24)

2 Tiền gửi của tổ chức kinh tế 13.424 3,05 13.968 2,54 544 4,05

TỔNG VỐN HUY ĐỘNG 440.456 100,00 550.734 100,00 110.278 25,04

34

Năm 2010 là năm đầu tiên ngân hàng đi vào hoạt động nên công tác huy động vốn của ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn: tổng vốn huy động của ngân hàng chỉ đạt 167.200 triệu đồng. Trong đó tiền gửi tiết kiệm của dân cư đạt

161.406 triệu đồng, chiếm 96,53%; tiền gửi của tổ chức kinh tế đạt 5.794 triệu

đồng, chỉ chiếm 3,47% tổng vốn huy động do nguồn vốn huy động chủ yếu của ngân hàng trong năm này là từ người thân, bạn bè của các cán bộ ngân hàng.

Năm 2011: tổng vốn huy động của ngân hàng tăng mạnh, tăng gấp 2 lần so với năm 2010. Trong đó, tiền gửi của dân cư tăng 227,39%; tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 160,22%. Trong năm 2011, ngân hàng có các chương

trình khuyến mãi như “Siêu lãi suất với tiền gửi không kỳ hạn 6%”và chương

trình đón tết “Nghinh tân xuân, rước tài lộc” nên lượng tiền gửi có kỳ hạn và

không kỳ hạn tăng. Tuy nhiên, do từ ngày 03/03/2011 NHNN đã ban hành

Thông tư số 02/TT-NHNN quy định trần lãi suất huy động VNĐ là 14% nên

lượng tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng tăng nhưng lượng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lại giảm 12,37% so với năm 2010.

Năm 2012: tổng vốn huy động tốc độ tăng chậm hơn so với năm 2011 và đạt 714.600 triệu đồng. Tiền gửi của dân cư vẫn là nguồn vốn huy động chủ

yếu của ngân hàng, đạt 692.356 triệu đồng, chiếm 96,89% tổng vốn huy động;

tiền gửi của các tổ chức kinh tế đạt 22.244 triệu đồng, chiếm 3,11% tổng vốn huy động. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng 47,54% so với năm 2011 do nền kinh tế năm 2012 có những chuyển biến tích cực hơn nên các doanh nghiệp khôi phục sản xuất và có nguồn tiền nhàn rỗi. Tiền gửi của dân cư tăng chậm hơn 2011 và chỉ tăng 31,02% so với năm 2011. Trong đó, tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn dưới 12 tháng vẫn tiếp tục tăng nhưng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng lại giảm so với năm 2011. Nguyên nhân chính của sự tăng giảm này là do trong năm 2012, MDB – Cần Thơ đã tích cực thu hút nguồn vốn

nhàn rỗi trong dân cư bằng các chương trình khuyến mãi hấp dẫn như “Vui hè

cùng Toyota” và nhân dịp kỷ niệm 20 năm thành lập, ngân hàng đã đưa ra 3

gói ưu đãi trong đó có “gói ưu đãi 1: gửi tiền trúng liền vàng ròng” dành cho

khách hàng gửi tiền. Tuy nhiên, trong năm 2012, NHNN đã 5 lần hạ trần lãi

suất huy động (ngắn hạn)từ 14%/năm xuống còn 8%/năm nên ngân hàng cũng

gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn và người dân chủ yếu chỉ gửi tiền vào các kỳ hạn dưới 12 tháng.

6 tháng đầu năm 2013, dù gặp nhiều khó khăn trong công tác huy động vốn bởi trần lãi suất huy động tiếp tục giảm (từ ngày 26/3/2013, trần lãi suất huy động ngắn hạn tiếp tục giảm còn 7,50%/năm) nhưng MDB – Cần Thơ đã

35

đưa ra các chương trình khuyến mãi như “Cào liền tay đón vận may lớn”, hay

chương trình khuyến mãi nhân dịp ra mắt dịch vụ Ngân hàng trực tuyến cá

nhân như “Tận hưởng từng khoảnh khắc cuộc sống”, cùng với sự nỗ lực của

toàn thể nhân viên nên tổng vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng 25,04% so với cùng kì năm 2012. Cả tiền gửi của các tổ chức kinh tế và tiền gửi dân cư đều lần lượt tăng 4,05% và 25,70%. Trong đó, do yếu tố lãi suất hạ thấp nên tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng giảm 37,24%.

Nhìn chung, tổng vốn huy động trong 3 năm qua và 6 tháng đầu năm 2013 đều tăng hơn so với cùng kỳ năm trước cho thấy nỗ lực của cán bộ nhân viên ngân hàng trong công tác quảng bá thương hiệu đến người dân, nâng cao uy tín của ngân hàng. Trong đó, chỉ có riêng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng của dân cư giảm dần qua các năm do lãi suất ngân hàng hạ thấp, người dân chuyển đổi vốn sang các kênh đầu tư khác có mức sinh lời cao hơn; còn các loại tiền gửi khác tại ngân hàng đều tăng dần qua các năm.

4.2 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG VÀ MỘT SỐ CHỈ TIÊU RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG RỦI RO TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

4.2.1 Phân tích hoạt động tín dụng

4.2.1.1 Doanh số cho vay

Trong hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Doanh số cho vay ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng bởi vì doanh số cho vay càng cao thì thu nhập càng nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng sẽ tăng giảm tương ứng với lợi nhuận: lợi nhuận càng nhiều thì rủi ro càng cao. Trong 3 năm vừa qua, MDB – Cần Thơ đã đáp ứng được 1 phần vốn cho nền kinh tế. Với nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên và cán bộ quản lý nên lượng khách hàng tìm đến ngân hàng ngày càng nhiều. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:

36

Bảng 4.5: Doanh số cho vay của MDB – Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%)

Tuyệt đối đối (%) Tương Tuyệt đối đối (%) Tương

A Theo thời hạn 83.246 100,00 848.070 100,00 1.152.385 100,00 764.824 918,75 304.315 35,88

1 - Ngắn hạn 7.000 8,41 378.466 44,63 1.067.740 92,65 371.466 5.306,66 689.274 182,12

2 - Trung & dài hạn 76.246 91,59 469.604 55,37 84.645 7,35 393.358 515,91 (384.959) (81,98)

B Theo thành phần kinh tế 83.246 100,00 848.070 100,00 1.152.385 100,00 764.824 918,75 304.315 35,88

1 - Hộ cá nhân 81.246 97,60 373.670 44,06 156.354 13,57 292.424 359,92 (217.316) (58,16)

2 - Doanh nghiệp 2.000 2,40 474.400 55,94 996.031 86,43 472.400 23.620,00 521.631 109,96

TỔNG DOANH SỐ CHO VAY 83.246 848.070 1.152.385 764.824 918,75 304.315 35,88

37 Bảng 4.6: Doanh số cho vay của MDB – Cần Thơ 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 6 Tháng đầu năm 2012 6 Tháng đầu năm 2013 2013/2012

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

A Theo thời hạn 366.368 100,00 865.853 100,00 499.485 136,33

1 - Ngắn hạn 320.189 87,40 765.323 88,39 445.134 139,02

2 - Trung & dài hạn 46.179 12,60 100.530 11,61 54.351 117,70

B Theo thành phần kinh tế 366.368 100,00 865.853 100,00 499.485 136,33

1 - Hộ cá nhân 115.752 31,59 145.561 16,81 29.809 25,75

2 - Doanh nghiệp 250.616 68,41 720.292 83,19 469.676 187,41

TỔNG DOANH SỐ CHO VAY 366.368 865.853 499.485 136,33

38

A. Theo thời hạn:

Trong năm đầu hoạt động - năm 2010, doanh số cho vay của ngân hàng

còn khá thấp và chỉ đạt 83.246 triệu đồng. Trong đó, doanh số cho vay ngắn

hạn là 7.000 triệu đồng, chiếm 8,41% tổng doanh số cho vay của ngân hàng, chủ yếu là cho vay cá nhân, cho vay tiêu dùng. Doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 76.246 triệu đồng, chiếm 91,59% tổng doanh số cho vay của ngân hàng bởi lĩnh vực cho vay nông nghiệp là thế mạnh của ngân hàng nên MDB – Cần Thơ tập trung khai thác thế mạnh của mình trong năm đầu tiên hoạt động.

Đến năm 2011, tổng doanh số cho vay của ngân hàng tăng 764.824 triệu đồng so với năm 2010 và đạt 848.070 triệu đồng. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh mẽ và đạt 378.466 triệu đồng do trong năm này ngân

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông – chi nhánh cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)