LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông – chi nhánh cần thơ (Trang 27)

2. 1.1 Những vấn đề về ngân hàng

3.1. LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA NGÂN HÀNG

3.1.1 Lịch sử hình thành Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông

Tên đầy đủ: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG.

Tên ngắn: NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG.

Tên viết tắt: MDB.

Vốn điều lệ:3.750 tỉ đồng.

Lĩnh vực hoạt động: Ngân hàng.

Hội sở chính: 248 Trần Hưng Đạo, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang, Việt Nam.

Website: www.mdb.com.vn

Ngày 12/10/1992, Ngân hàng TMCP nông thôn Mỹ Xuyên được thành lập với vốn điều lệ ban đầu 303 triệu đồng, trụ sở chính đặt tại thành phố Long Xuyên, tỉnh An Giang.

Năm 1999: Khai trương phòng giao dịch đầu tiên – phòng giao dịch Vĩnh An tại Huyện Châu Thành, An Giang.

Năm 2000 – 2005: Từng bước tăng vốn điều lệ lên 24,75 tỷ đồng, khai trương phòng giao dịch Châu Đốc và Tân Châu.

Năm 2006: Ký kết hợp tác chiến lược với Ngân hàng TMCP ngoài quốc doanh (VPBank), tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng vào cuối năm 2006.

Năm 2007: Tăng vốn điều lệ lên 500 tỷ đồng và ký kết hợp tác chiến lược với Công ty cổ phần xuất khẩu thủy sản Nam Việt và Công ty TNHH Áng Mây. Tiếp tục mở rộng mạng lước hoạt động trong tỉnh An Giang thông qua khai trương hàng loạt các điểm giao dịch: Châu phú, Châu Thành, chi

nhánh Châu Đốc… Ngày 11/10/2007, được Ngân hàng Nhà Nước (NHNN)

17

Ngày 13/11/2009, Ngân hàng được NHNN chấp thuận đổi tên NGÂN HÀNG TMCP MỸ XUYÊN (MXBank) thành NGÂN HÀNG TMCP PHÁT TRIỂN MÊ KÔNG (MDB).

Năm 2010: MDB khi ký kết chiến lược với công ty đầu tư tài chính

Fullerton Financials Holding (FFH) – công ty 100% vốn của Teamasek

Holdings – một tập đoàn tài chính hàng đầu của chính phủ Singapore. Sự liên

minh này cũng đã giúp đưa Vốn Điều Lệ của MDB tăng từ 50 triệu USD lên 150 triệu USD (3,000 tỷ VNĐ). FFH cũng bắt đầu triển khai áp dụng những thông lệ và tiêu chuẩn quốc tế của ngành ngân hàng tại MDB.

Năm 2011: đã mở ra một chương mới trong chiến lược phát triển của MDB khi cùng với cổ đông chiến lược FFH, MDB tiếp tục tăng Vốn Điều Lệ thành công lên 3,750 tỷ VNĐ (187.5 triệu USD). Trong năm, MDB cũng đã đưa vào hoạt động 8 chi nhánh và 1 phòng giao dịch kiểu mẫu hiện đại, đột phá trong lối kiến trúc được đưa vào hoạt động trên khắp cả nước; là năm mà chất lượng sản phẩm - dịch vụ được nâng tầm vượt bậc nhằm phục vụ tốt nhất cho phân khúc khách hàng mục tiêu đại chúng… Tất cả các sự kiện này minh chứng cho một MDB bền vững, mục tiêu đầu tư mang tính chiến lược lâu dài luôn vì lợi ích của khách hàng.

Năm 2012:MDB là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam và Đông Nam Á ra mắt thành công chiếc Thẻ Ghi Nợ Nội Địa – MDB Debit Card sử dụng xác thực bằng vân tay. Tại buổi họp báo giới thiệu sản phẩm Thẻ được tổ chức vào tháng 8/2012, hơn 40 báo/website/đài truyền hình trong nước và hơn 20

báo/website nước ngoài (Mỹ, Anh, Đức, Pháp, Hàn Quốc, Đài Loan, Hồng

Kông, Singapore…) đồng loạt đăng tải tin tức về họp báo nói riêng và công

nghệ sinh trắc học của thẻ MDB Debit nói chung.

Năm 2012 cũng là năm MDB chính thức đưa vào sử dụng hệ thống ngân hàng lõi Core Banking và hệ thống Quản lý Quan hệ Khách hàng CRM chỉ sau 8 tháng triển khai.

Ngày 15/1/2013 MDB cung cấp cho khách hàng dịch vụ Ngân hàng Trực tuyến Cá nhân (Internet Banking).

Ngày 12/3/2013, MDB chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác với Bảo hiểm Nhân thọ Manulife Việt Nam. Sự hợp tác này sẽ góp phần hỗ trợ MDB triển khai mô hình dịch vụ tài chính một cửa (one-stop service), có thể cung cấp đồng thời các dịch vụ ngân hàng, bảo hiểm và đầu tư.

Ngày 19/3/2013, NHNN đã có Quyết định số 565/QĐ-NHNN về việc sửa đổi, bổ sung Giấy phép hoạt động của Ngân hàng TMCP Phát triển Mê

18

Kông (MDB). Theo đó, Thống đốc NHNN chấp thuận việc bổ sung nội dung

hoạt động vào Điều 8 Giấy phép hoạt động số 0022/NH-GP ngày 12/9/1992 của Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông như sau: Mua, bán trái phiếu Chính phủ; Mua, bán trái phiếu doanh nghiệp với mục đích thu lợi từ việc hưởng chênh lệch và mục đích đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan và hướng dẫn của NHNN. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký và là một bộ phận không tách rời của Giấy phép hoạt động số 0022/NH-GP ngày 12/9/1992 của Thống đốc NHNN cấp cho Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông.

Kinh nghiệm 20 năm hoạt động trong lĩnh vực tài chính ngân hàng đã đưa MDB trở thành ngân hàng thấu hiểu sâu sắc nhu cầu và những bận tâm của người dân Việt Nam. Nay kết hợp với kinh nghiệm quốc tế của đối tác chiến lược nước ngoài Fullerton trong việc mang đến những sản phẩm - dịch vụ ngân hàng chuyên biệt dành cho từng cá nhân đã giúp làm giàu cuộc sống của người dân tại nhiều nước trên thế giới, MDB đã và đang có điều kiện để

áp dụng các lợi thế của mình nhằm giúp “Làm giàu cuộc sống, Chắp cánh

thành công”, luôn đồng hành trên mọi bước đường phát triển của cộng đồng Việt Nam, thành công của MDB được quyết định bởi sự thành.

3.1.2 Quá trình phát triển Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi Nhánh Cần Thơ

Ngày 10/12/2009, Ngân hàng TMCP Phát triển Mê Kông được Phó

Thống Đốc Ngân hàng Nhà nước ký chấp thuận đề nghị mở chi nhánh tại thành phố Cần Thơ, căn cứ theo Quyết Định chuẩn y của NHNN: Quyết định số 9715/ NHNN – TTCSNH.

Vào lúc 8 giờ ngày 25/02/2010, MDB đã tiến hành tổ chức lễ khai trương và đưa vào hoạt động Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê Kông – Chi nhánh Cần Thơ (MDB – Cần Thơ). Trụ sở MDB – Cần Thơ đặt tại số 89-91 Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

Do vừa mới bắt đầu hoạt động nên MDB gặp không ít khó khăn, nhưng với sự nỗ lực không ngừng của tập thể cán bộ, công nhân viên của chi nhánh thì MDB đã đạt được nhiều thành tích đáng khích lệ. Sau hơn 3 năm hoạt động, ngân hàng không ngừng đổi mới hoạt động kinh doanh, duy trì được tốc độ tăng trưởng cao, an toàn, bền vững, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của mình trong quá trình phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố. Ngân hàng đã từng bước hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, phân định các phòng ban theo mô hình hợp lý, tăng cường hoạt động và hiệu quả hoạt động kinh doanh, mở rộng mạng lưới, kết nối hệ thống ATM với các ngân hàng

19

khác, thực hiện liên kết kinh doanh với các siêu thị, của hàng trong thành phố, đa dạng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng.

Ngày 28/10/2010, MDB chính thức khai chương và đưa vào hoạt động quỹ tiết kiệm Ô Môn. Đến nay, ngân hàng đã thành lập được tổng cộng được 3 quỹ tiết kiệm là:

- Quỹ tiết kiệm Ô Môn – đặt tại Đường 26/3, Khu Vực 4, Phường Châu

Văn Liêm, Quận Ô Môn, TP. Cần Thơ.

- Quỹ tiết kiệm An Hòa – đặt tại số 36/51A Trần Việt Châu, phường An

Hòa, Quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

- Quỹ tiết kiệm Tây Đô – đặt tại số 172 đường 3/2, phường Hưng Lợi,

quận Ninh Kiều, TP. Cần Thơ.

3.2 CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA NGÂN HÀNG

Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ

Hình 3.1 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của MDB – Cần Thơ

Giám Đốc:

Là người trực tiếp chỉ đạo, điều hành mọi hoạt động của chi nhánh và thực hiện các chính sách, tổ chức xây dựng phương án kinh doanh, phương thức hoạt động theo sự chỉ đạo của Tổng giám đốc. Có trách nhiệm tổ chức nghiên cứu học tập, hướng dẫn thi hành các chế độ, thể lệ nhiệm vụ của ngân hàng và các văn bản khác có liên quan. Xây dựng các chỉ tiêu kế hoạch của ngân hàng. Được quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng và kỷ luật cán bộ đơn vị mình. GIÁM ĐỐC Phòng Kinh Doanh Phòng Hoạt Động Bộ phận dịch vụ Bộ phận hành chính ngân quỹ Bộ phận hỗ trợ tín dụng Bộ phận kinh doanh

20

Là người chịu trách nhiệm cho vay và xem xét nội dung thẩm định do

phòng kinh doanh trình lên để ký quyết định cho vay hay không cho vay và

chịu trách nhiệm về quyết định của mình. Ký hợp đồng tín dụng, hợp đồng bảo đảm tiền vay và các hồ sơ do ngân hàng và khách hàng cùng lập. Quyết định các biện pháp xử lý nợ, chuyển nợ quá hạn, thực hiện các biện pháp đối với khách hàng.

Phòng hoạt động:

Bộ phận dịch vụ khách hàng: chịu trách nhiệm tiếp thị và chăm sóc khách hàng cá nhân. Hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ, đảm bảo cung cấp sản phẩm dịch vụ và tư vấn tốt cho khách hàng. Chịu trách nhiệm và kiểm soát chứng từ một cách chính xác, kịp thời và đầy đủ. Kiểm tra, ký kiểm soát chứng từ, hạch toán, báo cáo liệt kê giao dịch.

Bộ phận hành chính ngân quỹ: thực hiện cập nhập, lưu trữ, phát hành các văn bản và công văn của toàn chi nhánh. Chịu trách nhiệm quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định. Sắp xếp lịch trực, lịch họp, tổ chức sự kiện… thực hiện công văn liên quan đến hành chính nhân sự của chi nhánh. Chịu trách nhiệm tổng hợp, đề xuất mua văn phòng phẩm, quản lý, phân phối văn phòng phẩm cho các bộ phận, đơn vị trực thuộc. Đồng thời thực hiện một số văn bản, các báo cáo được giám đốc giao trực tiếp.

Phòng kinh doanh:

Bộ phận kinh doanh: thực hiện nghiên cứu, đề xuất chiến lược khách hàng, chiến lược tín dụng, chiến lược mở rộng kinh doanh dịch vụ nhằm ổn định và mở rộng thị phần theo hướng tăng trưởng bền vững phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương và khả năng quản lý của đơn vị. Xây dựng kế hoạch kinh doanh và phương án kinh doanh hằng năm, hằng quý theo định hướng của MDB – CN Cần Thơ. Là đầu mối thực hiện thông tin phòng ngừa rủi ro và xử lý rủi ro tín dụng. Thực hiện nghiệp vụ quy trình tín dụng và nghiệp vụ khác do Ban giám đốc giao cũng như kiểm tra sử dụng vốn định kỳ và đột xuất. Thực hiện các công tác tiếp thị, hướng dẫn, tư vấn và chăm sóc khách hàng. Đôn đốc thu hồi nợ, xử lý nợ quá hạn, kết hợp thẩm định tài sản đảm bảo. Chịu trách nhiệm xác minh hồ sơ vay vốn, tình hình sản xuất kinh doanh, phương án vay vốn, khả năng trả nợ của khách hàng.

Bộ phận hỗ trợ kinh doanh: thực hiện công tác soạn và hoàn chỉnh hồ sơ vay vốn theo quy định của ngân hàng và pháp luật hiện hành. Kiểm tra hồ sơ vay vốn và tiến hành nhắc nợ khách hàng.

21

3.3 NGÀNH NGHỀ KINH DOANH:

Huy động và nhận tiền gửi ngắn hạn, trung hạn và dài hạn từ các tổ chức, cá nhân.

Hoạt động tín dụng: cho vay ngắn hạn, trung hạn và dài hạn đối với các tổ chức, cá nhân.

Thực hiện các dịch vụ thanh toán và ngân quỹ.

Thực hiện các giao dịch tiền tệ trên thị trường liên ngân hàng; góp vốn, mua cổ phần

3.4 KHÁI QUÁT VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG QUA BA NĂM TỪ NĂM 2010 – 2012 QUA BA NĂM TỪ NĂM 2010 – 2012

Lợi nhuận luôn là mục tiêu quan trọng nhất mà bất kỳ tổ chức kinh tế nào muốn đạt đến. Ngân hàng hoạt động nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế và cũng giúp cho ngân hàng nâng cao lợi nhuận của chính nó. MDB – Cần Thơ tuy mới thành lập được 3 năm nhưng hoạt động khá tốt, lợi nhuận qua 3 năm đều tăng. Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh qua 3 năm được thể hiện qua bảng số liệu sau:

22

Bảng 3.1: Tình hình kinh doanh của MDB – Cần Thơ qua 3 năm 2010 - 2012

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2010/2011 2012/2011

Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

1 Thu nhập 10.424 37.668 51.374 27.244 261,36 13.706 36,39

2 Chi phí 11.032 30.918 42.154 19.886 180,26 11.236 36,34

3 Lợi nhuận (608) 6.750 9.220 7.358 1210,20 2.470 36,59

Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ

Bảng 3.2: Tình hình kinh doanh của MDB – Cần Thơ 6 tháng đầu năm

Đơn vị tính: Triệu đồng

STT CHỈ TIÊU 6 tháng đâu năm 2013/2012

2012 2013 Tuyệt đối Tương đối (%)

1 Thu nhập 35.025 41.441 6.416 18,32

2 Chi phí 30.991 37.007 6.016 19,41

3 Lợi nhuận 4.034 4.434 400 9,92

23

3.4.1 Thu nhập

Từ năm 2010 đến 2012 thì thu nhập của ngân hàng tăng dần qua các năm, cao nhất là năm 2012. Trong đó, thu nhập lãi luôn là nguồn thu nhập chủ yếu của ngân hàng. Năm 2010 là năm đầu tiên ngân hàng đi vào hoạt động, thương hiệu ngân hàng còn mới mẻ tại thị trường TP. Cần Thơ nên thu nhập của ngân hàng chỉ đạt 10.424 triệu đồng. Năm 2011: Thu nhập của ngân hàng tăng 261,36% so với năm 2010 và đạt 37.668 triệu đồng do các khoản thu nhập của ngân hàng đều tăng so với năm 2010. Năm 2011, Nhà Nước thực hiện chính sách thắt chặc tiền tệ thông qua ban hành Nghị Quyết 11 ngày 24/02/2011. Tác động của chính sách này đã kiềm chế được lạm phát nhưng làm cho lãi suất cho vay tăng cao (khoảng 20%/năm), trong khi hoạt động cho vay vẫn là hoạt động chính của ngân hàng, dư nợ tín dụng trong năm 2011 của

ngân hàng tăng cao nên thu nhập của ngân hàng tăng. Ngoài ra, trong năm

2011, ngân hàng triển khai sản phẩm cho vay trả góp dành cho xe cơ giới – Imotor, mô hình sản phẩm này đã được Fullerton Financial Holdings kinh doanh thành công ở các nước Đông Nam Á nên góp phần làm cho thu nhập của ngân hàng tăng mạnh.

Năm 2012 là một năm rất khó khăn của nền kinh tế Việt Nam với nhiều cung bậc khác nhau. Tuy nhiên, Chính Phủ và NHNN cũng đã có những chính sách, quyết định kịp thời và quyết liệt nhàm ổn định kinh tế, giảm bớt gánh nặng cho doanh nghiệp và giải cứu nợ xấu ở các ngân hàng. Lạm phát từ

ngưỡng 18,12% (Theo Bùi Quang Vinh - Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư)

đã giảm xuống còn 6,81% (Theo TS. Đỗ Thức - Tổng cục trưởng Tổng cục

Thống kê), lãi suất vay cũng đã giảm từ 20% xuống còn 12 – 13%/năm. Lãi suất cho vay năm 2012 giảm khá nhanh và xuống thấp so với năm 2011 dẫn đến thu nhập từ lãi của ngân hàng tăng nhẹ trong khi thu nhập từ lãi vẫn tiếp tục là nguồn thu chính của ngân hàng. Bên cạnh đó, thu từ dịch vụ và các hoạt động khác đều tăng nên tổng thu nhập của ngân hàng trong năm 2012 đạt

51.374 triệu đồng, tăng 36,39% so với năm 2011.

Thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 của ngân hàng đạt 41.441 triệu đồng, tăng 18,32% so với 6 tháng đầu năm 2012 do tất cả các khoản thu nhập của ngân hàng đều tăng và tăng trưởng tín dụng của ngân hàng tăng 25,70% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, các hoạt động bảo lãnh cũng đem lại một phần thu nhập đáng kể cho ngân hàng.

24

3.4.2 Chi phí

Tương ứng với tình hình thu nhập, tổng chi phí của ngân hàng cũng tăng dần qua các năm nhưng tốc độ tăng chậm hơn so với tốc độ tăng của thu nhập.

MDB – Cần Thơ chính thức đi vào hoạt động từ năm 2010 nên trong năm

2010 ngân hàng cần chi nhiều cho các hoạt động dịch vụ, quảng bá thương hiệu, mua sắm thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất…nên tổng chi phí của ngân hàng trong năm 2010 là 11.032 triệu đồng. Đến năm 2011, ngân hàng hoạt động đã khá ổn định nên kiểm soát chi phí tốt hơn. Bên cạnh đó, nhờ hoạt

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp phát triển mê kông – chi nhánh cần thơ (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)