2. 1.1 Những vấn đề về ngân hàng
5.4 .1 Đối với công tác tín dụng
Quỹ dự phòng rủi ro tạo ra nguồn bù đắp tổn thất cho ngân hàng khi có rủi ro xảy ra, giúp ngân hàng có thể ổn định và phát triển được hoạt động kinh doanh trong trường hợp có rủi ro xảy ra. Vì vậy, ngân hàng phải phân loại nợ và trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định của Nhà nước. Xây dựng hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để kiểm soát chất lượng tín dụng.
Phân tán rủi ro tín dụng bằng cách đa dạng hóa danh mục đầu tư tín dụng, không nên tập trung cho vay một lĩnh vực, một nhóm khách hàng.
Đánh giá thường xuyên loại tài sản được chấp nhận là tài sản thế chấp và phân tích khả năng khách hàng hay khả năng tiềm năng có thể thanh toán gốc và lãi. Nhấn mạnh việc thẩm định khoản vay hơn là việc kiểm soát khoản vay. Phải luôn cập nhật các phương pháp đánh giá thẩm định mới, phải có hướng dẫn cụ thể thực hiện trong quy trình, các chỉ tiêu đánh giá, các mặt mạnh cần nhấn mạnh, và quy trình phải phù hợp cho từng thời kỳ.
Hiện tại, ngân hàng gặp sự cạnh tranh của Sacombank trong lĩnh vực cho vay cán bộ công nhân viên do đây là mảng đầu tư có tiềm năng, ổn định mà ít rủi ro. Vì vậy, ngân hàng cần thực hiện các biện pháp cần thiết để giữ chân khách hàng cũ, đồng thời thu hút khách hàng mới như: hạ lãi suất cho vay hợp lý, có khả năng cạnh tranh; tạo mối quan hệ mật thiết với khách hàng; thực hiện nhiều ưu đãi không chỉ cho khách hàng vay vốn mà còn cho cấp lãnh đạo để hỗ trợ ngân hàng trong công tác cho vay và thu nợ; không thu phí tất toán trước hạn nếu khách hàng đồng ý tiếp tục vay vốn tại ngân hàng; phân tích rõ cho khách hàng thấy sự khác biệt giữa phương pháp lãi gộp và lãi giảm dần.
Thế mạnh của ngân hàng là lĩnh vực tín dụng nông nghiệp, nông thôn và bán lẻ. Vì vậy, ngân hàng nên kết hợp với các trung tâm khuyến nông để giúp nông dân tiếp cận và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào chăn nuôi và trồng trọt, nâng cao năng suất sản xuất. Trường hợp khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ do các nguyên nhân bất khả kháng như thiên tai, dịch bệnh thì ngân hàng nên xem xét thực hiện cơ cấu lại nợ cho khách hàng theo quy định của NHNN. Bên cạnh đó, khách hàng của ngân hàng bao gồm các đối tượng như tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể, doanh nghiệp phân phối, có mối quan hệ kinh doanh với nhau. Vì vậy, ngân hàng cần phối hợp, tạo điều kiện cho các khách hàng của mình hợp tác với nhau, thúc đẩy việc sản xuất và tiêu thụ hàng hóa: giới thiệu cho các tiểu thương lấy hàng từ các doanh nghiệp phân phối, từ nông dân để kinh doanh.
74
Ngoài ra, ngân hàng cũng phải tư vấn rõ cho khách hàng biết về tầm
quan trọng của việc phân loại nợ, chuyển nhóm nợ khi khách hàng không trả nợ đúng hạn. Xác định nợ xấu sớm; luôn theo dõi để xác định sớm những dấu hiệu của khoản vay xấu trong tương lai. Đối với thành phần doanh nghiệp: kiểm tra về tình hình sử dụng vốn vay, tình hình tài chính, kiểm tra báo cáo quyết toán, kiểm tra tài sản đảm bảo tiền vay. Xem xét cho gia hạn nợ đối với từng trường hợp cụ thể. Đối với khách hàng cá nhân: cách tốt nhất để xác định sớm các dấu hiệu là luôn giữ mối liên hệ với khách hàng, không đợi cho đến khi khoản vay trở nên quá hạn. Thường xuyên gọi điện hỏi thăm ban lãnh đạo tại nơi khách hàng làm việc để nắm rõ tình hình kinh doanh cũng như tình hình làm việc của khách hàng. Từ đó, có chiến lược đôn đốc trả nợ kịp thời hơn.
5.1.2 Đối với công tác tổ chức, quản lý nhân sự:
Xây dựng bộ máy quản lý tín dụng và sử dụng nhân lực có hiệu quả chất lượng cao: nâng cao trình độ thẩm định của cán bộ tín dụng về các vấn đề liên quan như pháp luật, phương án tổ chức kinh doanh, quan hệ xã hội…, đặc biệt là việc thẩm định tư cách của khách hàng vì điều này ảnh hưởng rất lớn đến thiện chí trả nợ của khách hàng; phải hạn chế rủi ro xảy ra do trình độ non kém hoặc do chủ quan của cán bộ kinh doanh.
Yêu cầu cán bộ cho vay phải có trách nhiệm với khoản vay họ cho vay bằng các biện pháp trừng phạt khi có nợ khó đòi để loại trừ các tiêu cực về đạo đức trong hoạt động cấp tín dụng. Triển khai cụ thể và giao chỉ tiêu thu nợ từng tháng cho từng cán bộ tín dụng, những trường hợp khó khăn phải kiến nghị các cấp lãnh đạo để tìm ra các giải pháp tối ưu, đồng thời tham mưu giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện và xử lý những tình huống bất lợi cho doanh nghiệp. Rà soát, phân tích thật kỹ, chính xác các trường hợp cần phải điều chỉnh kế hoạch thu nợ.
Quy định thẩm quyền phê duyệt hạn mức cho vay theo tỷ lệ nợ xấu của từng nhân viên, nhân viên nào có nợ xấu cao thì tập trung vào công tác giải quyết nợ xấu trước, ngừng cho vay.
5.5 BIỆN PHÁP XỬ LÝ RỦI RO TÍN DỤNG
Sử dụng quỹ dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất theo quy định của NHNN trong việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro.
Trong công tác xử lý nợ, cần thực hiện từng bước và thận trọng, không nên quá nóng vội mà phá vỡ những mối quan hệ đã được thiết lập với khách
75
sản đảm bảo, thái độ của khách hàng, phân tích khả năng phục hồi tình hình sản xuất kinh doanh, mức độ trả nợ cũng như sự hợp tác của khách hàng. Từ đó, xem xét thực hiện cơ cấu lại nợ, lựa chọn phương pháp xử lý nợ xấu như là tiếp tục hỗ trợ khách hàng bằng cách khoanh nợ, giãn nợ hay hay phương pháp thanh lý tài sản.
Sử dụng các công cụ bảo hiểm: Rủi ro tín dụng xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau, trong quá trình vay vốn nếu xảy ra những bất trắc như cháy nổ, động đất…làm ảnh hưởng giá trị tài sản đảm bảo thì công ty bảo hiểm sẽ thay người vay tiếp tục trả nợ cho ngân hàng. Vì vậy việc sử dụng các công cụ bảo hiểm cũng như các biện pháp đảm bảo tiền vay giúp hạn chế tổn thất khi rủi ro xảy ra.
76
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
MDB – Cần Thơ chỉ mới hoạt động được 3 năm nhưng đã đạt được
những thành tích đáng kể: vốn huy động, doanh số cho vay, doanh số thu nợ, dư nợ đều có sự tăng trưởng qua các năm. Trong đó, xét theo thời hạn thì tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn; xét theo thành phần kinh tế thì tập trung chủ yếu trong thành phần tiểu thương, hộ kinh doanh cá thể, cá nhân. Đây là hướng đi đúng đắn phù hợp với phương hướng hoạt động, quy mô cũng như điều kiện kinh tế hiện nay. Nhìn chung, quy mô tín dụng của ngân hàng ngày càng được mở rộng, công tác thu nợ đạt được hiệu quả cao, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng có sự tăng trưởng qua các năm nhưng so với giới hạn quy định thì vẫn thấp và nằm trong tầm kiểm soát; vẫn thấp hơn so với tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống MDB. Tuy nhiên, hiện tại MDB – Cần Thơ đang áp dụng phân loại nhóm nợ và trích lập dự phòng theo điều 6 của Quyết định 493/2005/QĐ
– NHNN ngày 22/04/2005 – phương pháp định lượng nên nếu ACB áp dụng
phương pháp phân loại nhóm nợ theo Thông tư 02/2013-NHNN ngày 21/01/2013 thì tỷ lệ này sẽ tăng lên.
Kết quả trên có được từ sự nỗ lực không ngừng của toàn bộ nhân viên
MDB – Cần Thơ cũng như từ sự hỗ trợ, giúp đỡ của các cơ quan ban ngành,
tạo điều kiện thuận lợi cho MDB – Cần Thơ làm tròn nhiệm vụ của mình trong việc cung cấp nguồn vốn cho các hoạt động của nền kinh tế.
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với cơ quan các cấp, ngành có liên quan:
Ngân hàng Nhà nước cần có sự kiểm tra, giám soát có hiệu quả những hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại, đảm bảo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng, tránh tình trạng tranh giành khách hàng vay vốn mà từ đó hạ thấp các tiêu chuẩn, điều kiện vay vốn dẫn đến nguy cơ rủi ro tín dụng tăng cao.
Trung tâm Thông tin tín dụng (CIC – Ngân hàng Nhà Nước) nên thường xuyên, định kỳ sàng lọc và xếp hạng tín dụng các doanh nghiệp từ đó tạo kênh thông tin hiệu quả để tổ chức tín dụng tham khảo trong đánh giá khách hàng, quản trị rủi ro tín dụng. Thông qua kết quả xếp hạng tín dụng của CIC, ngân hàng có thể điều chỉnh kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ của mình, đánh giá cơ bản về mức độ rủi ro của khách hàng, sàng lọc được khách hàng tốt để phục vụ cho việc ra quyết định cấp tín dụng. Đây cũng là cơ sở để ngân hàng có thể
77
tập trung vào các đặc điểm riêng của khách hàng để có biện pháp quản lý tín dụng hiệu quả. Đồng thời giúp cho ngân hàng giảm chi phí, thời gian ra quyết định cho vay cũng như quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn.
Trong quá trình phát mãi, xử lý tài sản thế chấp để thu hồi nợ thì ngân hàng còn gặp nhiều khó khăn trong khâu xử lý do văn bản thi hành án còn chậm. Vì vậy, các cơ quan thực thi pháp luật, tòa án cần tiếp tục hỗ trợ cho ngân hàng trong công tác xử lý nhanh để ngân hàng nhanh chóng thu được nợ gốc và lãi. Cơ quan thi hành án cần thực hiện nghiêm túc quy định về cưỡng chế buộc người vay thi hành án.
Nhà Nước cần ban hành chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các doanh nghiệp để cung cấp thông tin chính xác, minh bạch về tài chính để các ngân hàng đánh giá hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp khi cấp tín dụng.
6.2.2 Đối với ngân hàng cấp trên
Hỗ trợ tích cực cho chi nhánh trong việc nâng cao nguồn nhân lực, vật lực; hoàn thiện cơ sở hạ tầng.
Có chính sách khen thưởng đối với cá nhân, tập thể có thành tích xuất sắc nhằm tạo động lực cho nhân viên phát triển, hoàn thành tốt chỉ tiêu được giao.
78
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hồ Mỹ Độ (2012), Phân tích hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP
Phát Triển Mê Kông chi nhánh Cần Thơ.Đại học Cần Thơ.
2. Hồ Trung Tấn (2009), Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi – tỉnh Cà Mau. Đại học Cần Thơ
3. Thái Văn Đại (2007), Nghiệp vụ kinh doanh Ngân hàng thương mại,
Tủ sách Đại học Cần Thơ.
4. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2008). Quản trị Ngân hàng, Tủ
sách Đại học Cần Thơ.
5. Website Ngân hàng TMCP Phát Triển Mê