2. 1.1 Những vấn đề về ngân hàng
4.2.1. Phân tích hoạt động tín dụng
4.2.1.1 Doanh số cho vay
Trong hoạt động của ngân hàng, hoạt động tín dụng là hoạt động tạo ra nguồn thu nhập chính cho ngân hàng. Doanh số cho vay ảnh hưởng đến thu nhập của ngân hàng bởi vì doanh số cho vay càng cao thì thu nhập càng nhiều và ngược lại. Tuy nhiên, rủi ro tín dụng của ngân hàng cũng sẽ tăng giảm tương ứng với lợi nhuận: lợi nhuận càng nhiều thì rủi ro càng cao. Trong 3 năm vừa qua, MDB – Cần Thơ đã đáp ứng được 1 phần vốn cho nền kinh tế. Với nỗ lực không ngừng của toàn thể nhân viên và cán bộ quản lý nên lượng khách hàng tìm đến ngân hàng ngày càng nhiều. Điều này được thể hiện rõ qua bảng số liệu sau:
36
Bảng 4.5: Doanh số cho vay của MDB – Cần Thơ qua 3 năm 2010 – 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%)
Tuyệt đối đối (%) Tương Tuyệt đối đối (%) Tương
A Theo thời hạn 83.246 100,00 848.070 100,00 1.152.385 100,00 764.824 918,75 304.315 35,88
1 - Ngắn hạn 7.000 8,41 378.466 44,63 1.067.740 92,65 371.466 5.306,66 689.274 182,12
2 - Trung & dài hạn 76.246 91,59 469.604 55,37 84.645 7,35 393.358 515,91 (384.959) (81,98)
B Theo thành phần kinh tế 83.246 100,00 848.070 100,00 1.152.385 100,00 764.824 918,75 304.315 35,88
1 - Hộ cá nhân 81.246 97,60 373.670 44,06 156.354 13,57 292.424 359,92 (217.316) (58,16)
2 - Doanh nghiệp 2.000 2,40 474.400 55,94 996.031 86,43 472.400 23.620,00 521.631 109,96
TỔNG DOANH SỐ CHO VAY 83.246 848.070 1.152.385 764.824 918,75 304.315 35,88
37 Bảng 4.6: Doanh số cho vay của MDB – Cần Thơ 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU 6 Tháng đầu năm 2012 6 Tháng đầu năm 2013 2013/2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
A Theo thời hạn 366.368 100,00 865.853 100,00 499.485 136,33
1 - Ngắn hạn 320.189 87,40 765.323 88,39 445.134 139,02
2 - Trung & dài hạn 46.179 12,60 100.530 11,61 54.351 117,70
B Theo thành phần kinh tế 366.368 100,00 865.853 100,00 499.485 136,33
1 - Hộ cá nhân 115.752 31,59 145.561 16,81 29.809 25,75
2 - Doanh nghiệp 250.616 68,41 720.292 83,19 469.676 187,41
TỔNG DOANH SỐ CHO VAY 366.368 865.853 499.485 136,33
38
A. Theo thời hạn:
Trong năm đầu hoạt động - năm 2010, doanh số cho vay của ngân hàng
còn khá thấp và chỉ đạt 83.246 triệu đồng. Trong đó, doanh số cho vay ngắn
hạn là 7.000 triệu đồng, chiếm 8,41% tổng doanh số cho vay của ngân hàng, chủ yếu là cho vay cá nhân, cho vay tiêu dùng. Doanh số cho vay trung và dài hạn đạt 76.246 triệu đồng, chiếm 91,59% tổng doanh số cho vay của ngân hàng bởi lĩnh vực cho vay nông nghiệp là thế mạnh của ngân hàng nên MDB – Cần Thơ tập trung khai thác thế mạnh của mình trong năm đầu tiên hoạt động.
Đến năm 2011, tổng doanh số cho vay của ngân hàng tăng 764.824 triệu đồng so với năm 2010 và đạt 848.070 triệu đồng. Trong đó, doanh số cho vay ngắn hạn tăng mạnh mẽ và đạt 378.466 triệu đồng do trong năm này ngân hàng bắt đầu cấp hạn mức tín dụng cho các doanh nghiệp, triển khai sản phẩm cho vay tín chấp Imotor, đưa ra trương trình cho vay tiểu thương với các kỳ hạn linh hoạt. Trong năm 2011, khoản mục cho vay trung và dài hạn của ngân hàng tiếp tục tăng 515,91% so với năm 2010 nhưng tỷ trọng giảm xuống còn 55,37% tổng doanh số cho vay do khoản mục cho vay ngắn hạn tăng mạnh. Các khoản cho vay trung và dài hạn của ngân hàng chủ yếu là các món vay nông nghiệp dưới các hình thức thế chấp hay tín chấp (ngân hàng có thể hỗ trợ
cho vay tín chấp lên đến 50 triệu đồng), vay trả góp kinh doanh, vay trả góp cá
nhân phục vụ cho nhu cầu tiêu dùng (món vay này có thể được ngân hàng hỗ trợ cho vay tối đa 60 tháng) nên thu hút được nhiều khách hàng vay vốn. Bên cạnh đó, trong năm 2011 ngân hàng có thêm một khoảng cho vay doanh nghiệp nên doanh số cho vay trung và dài hạn của ngân hàng trong năm 2011 đạt 469.604 triệu đồng, tăng gấp 5 lần so với năm 2010.
Năm 2012: doanh số cho vay ngắn hạn đạt 1.067.740 triệu đồng do ngân hàng tiếp tục đẩy mạnh các khoản cho vay ngắn hạn, đồng thời sản phẩm cho vay mua xe trả góp Imotor cũng đã mang lại cho ngân hàng nhiều khoảng vay không nhỏ (tính đến tháng 5/2012, Imotor đã có mặt trên 15 điểm cửa hàng xe
máy đối tác uy tín tại địa bàn TP. Cần Thơ).Về trung và dài hạn thì doanh số
cho vay trung và dài hạn của ngân hàng giảm 81,98% so với năm 2011 và chỉ đạt 84.645 triệu đồng do tín dụng trung và dài hạn mặc dù là khoản cho vay đem lại lợi nhuận cao cho ngân hàng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro hơn nên ngân hàng đưa ra các tiêu chuẩn xem xét chặc chẽ hơn; đồng thời trong năm 2012,
ngân hàng không còn xét duyệt cho doanh nghiệp vay trung và dài hạn nên
doanh số cho vay có sự sụt giảm so với năm 2011. Do đó, tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong năm 2012 chỉ tăng 35,88% so với năm 2011 và đạt
39
6 tháng đầu năm 2012, doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng đạt
765.323 triệu đồng do các khoản cho vay ngắn hạn phục vụ cho mục đích sản
xuất kinh doanh (chủ yếu là bổ sung vốn lưu động) và cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp của ngân hàng tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, doanh số cho vay trung và dài hạn cũng tăng 117,70% và đạt 100.530 triệu đồng do nền kinh tế có nhiều khởi sắc nên nhu cầu vay vốn của người dân tăng, đặt biệt là nhu cầu vốn vay vốn phục vụ cho mục đích sản xuất kinh
doanh, dẫn đến tổng doanh số cho vay trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng
136,33% .
Doanh số cho vay của ngân hàng tăng dần qua các năm, nguyên nhân
chủ yếu là do cho vay ngắn hạn tăng lên và khoản mục cho vay ngắn hạn chiếm phần lớn tỷ trọng trong tổng doanh số cho vay của ngân hàng. Cơ cấu
doanh số cho vay của ngân hàng có sự dịch chuyển theo hướng ngắn hạn, tỷ
trọng cho vay trung và dài hạn giảm dần. Việc này giúp đảm bảo hạn chế rủi ro cho ngân hàng vì các khoản nợ ngắn hạn thường là những khoản nợ nhỏ, thời hạn ngắn, thời gian thu hồi vốn nhanh nên rủi ro cho ngân hàng cũng thấp hơn nợ trung và dài hạn. Do đó, trong các năm vừa qua, MDB – Cần Thơ chú trọng phát triển khoản mục cho vay này thông qua các sản phẩm cho vay như: cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, cho vay hộ kinh doanh, vay mua xe trả góp...Đối với các khoản nợ trung và dài hạn, mặc dù chúng đem lại lợi nhuận cao hơn
nhưng rủi ro cao hơn do thời hạn thu nợ dài, doanh số cho vay lớn nên ngân
hàng thường có sự xét duyệt kỹ càng đối với các món vay trung và dài hạn. Bên cạnh đó, trong điều kiện nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn như hiện
nay, các doanh nghiệp đều rất khó để phát triển, nhiều doanh nghiệp hoạt động
không hiệu quả. Do đó, các món cho vay trung và dài hạn đem lại nhiều rủi ro tín dụng cho ngân hàng hơn nên việc cho vay ngắn hạn sẽ giúp cho ngân hàng bảo toàn nguồn vốn của mình tốt hơn, hạn chế tối đa các rủi ro và nợ xấu.
40
Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ
Hình 4.3 Cơ cấu doanh số cho vay theo thời hạn của MDB – Cần Thơ
B. Theo thành phần kinh tế:
Trong tổng doanh số cho vay theo thành phần kinh tế thì hộ cá nhân chiếm tỷ trọng cao trong năm đầu tiên ngân hàng hoạt động nhưng tỷ trọng này giảm dần qua các năm trong khi doanh số cho vay doanh nghiệp lại tăng dần qua các năm. Mảng hoạt động chính của ngân hàng là bán lẻ với trọng tâm là cho vay cán bộ công nhân viên nên doanh số cho vay hộ cá nhân trong năm 2010 của ngân hàng đạt 81.246 triệu đồng và chiếm 97,60% tổng doanh số cho
vay. Đối với doanh nghiệp thì trong năm 2010, doanh số cho vay doanh
nghiệp của ngân hàng chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng doanh số cho vay và đạt 2.000 triệu đồng.
Năm 2011: doanh số cho vay hộ cá nhân của ngân hàng đạt 373.670 triệu đồng do trong năm 2011 ngân hàng liên tiếp triển khai các gói sản phẩm dành cho hộ cá nhân như cho vay tín chấp Imotor dành cho xe cơ giới, cho vay hộ
kinh doanh, đồng thời triển khai các gói cho vay đối với tiểu thương tại các
chợ như Bình Thủy, An Hòa, An Bình…với các kỳ góp linh hoạt (theo tuần, theo ngày). Bên cạnh đó, ngân hàng phát huy thế mạnh của mình trong lĩnh vực cho vay nông nghiệp, tập trung ở quận Ô Môn, huyện Phong Điền, huyện Cờ Đỏ và một số huyện thuộc tỉnh Vĩnh Long, chủ yếu là cho vay để trồng cây ăn quả và chăn nuôi gia súc như nuôi heo, nuôi bò…Ngoài ra, ngân hàng tiếp tục hoạt động cho vay tín chấp công nhân viên tại các trung tâm y tế, trường
41
học, mở rộng ra các địa bàn lân cận như Hậu Giang, Vĩnh Long vì đây là những món vay có rủi ro thấp, độ an toàn cao nên rất được ngân hàng quan tâm và chú trọng phát triển. Trong năm 2011, doanh số cho vay doanh nghiệp của ngân hàng tăng mạnh và đạt 474.400 triệu đồng do ngân hàng bắt đầu cấp hạn mức tín dụng cho một số doanh nghiệp. Trong đó, đối tượng cho vay chính của ngân hàng là các công ty, doanh nghiệp phân phối bia, nước giải khát, các công ty lương thực, thực phẩm buôn bán các vật dụng gia đình, vật tư nông nghiệp…và ngân hàng đã đúng đắn khi thu hút đối tượng khách hàng này vì hàng hóa các doanh nghiệp này kinh doanh là các hàng hóa thiết yếu và nhu cầu đang ngày càng tăng. Do đó, tổng doanh số cho vay của ngân hàng trong năm 2011 tăng gấp 9 lần so với năm 2010 và đạt 848.070 triệu đồng.
Sang đến năm 2012, doanh số cho vay hộ cá nhân của ngân hàng chỉ đạt
156.354 triệu đồng và giảm 58,16% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt
giảm này là do ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng bạn như Agribank, Sacombank, Dongabank bởi lĩnh vực cho vay nông nghiệp và cho vay cán bộ công nhân viên đang là lĩnh vực an toàn nên các ngân hàng bạn đang đẩy mạnh cho vay trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, do chính sách vay vốn của ngân hàng siết chặc hơn nên một số khách hàng cũ đã chuyển hướng vay vốn sang các ngân hàng khác. Còn đối với cho vay doanh nghiệp thì trong năm 2012 doanh số cho vay doanh nghiệp chỉ đạt 996.031 triệu đồng do ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt khi các ngân hàng khác cũng bắt đầu tập trung cho vay các nhà phân phối, các công ty lương thực, thực phẩm... Hiện nay, ngân hàng đã đơn giản hóa các thủ tục cũng như các điều kiện vay vốn rất nhiều nhằm tạo mối quan hệ tốt với khách hàng cũ và lôi kéo thêm các khách hàng mới. Vì vậy, 6 tháng đầu năm 2013, doanh số cho vay doanh nghiệp tăng nhanh so với cùng kỳ năm trước và đạt 720.292 triệu đồng còn doanh số cho vay hộ cá nhân có sự tăng nhẹ so với cùng kỳ năm trước: tăng
25,75% so với năm 2012 và đạt 145.561 triệu đồng do ngân hàng tiếp tục tăng
cường triển khai sản phẩm cho vay mua xe trả góp thông qua chương trình
khuyến mãi như “Xuân đến an lành, mang phú quý. Tết trao quà lớn, kết tình
thân” dành riêng cho khách hàng vay tín chấp mua xe; đồng thời ngân hàng
thực hiện mở rộng địa bàn cho vay chợ sang các tỉnh lân cận. Ngoài ra, sự tăng trưởng này còn cho thấy được những nỗ lực không ngừng của các nhân viên
ngân hàng trong việc mở rộng địa bàn hoạt động ra các khu vực xa hơn như Vị
Thanh, Sóc Trăng.
Nhìn chung, doanh số cho vay của ngân hàng tăng đều qua các năm nhưng tốc độ tăng giảm dần do thị trường bão hòa. Bên cạnh đó, ngân hàng gặp phải sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng bạn do lợi nhuận thu được
42
của ngân hàng hầu hết đều do hoạt động tín dụng mang lại nên các ngân hàng ra sức cạnh tranh để mở rộng thị phần tín dụng. Trong thời gian tới, khả năng trưởng tín dụng có thể chậm lại bởi NHNN tăng cường các cuộc thanh tra, giám sát hoạt động cho vay tại các ngân hàng. Tuy nhiên, chiến lược phát triển của MDB – Cần Thơ là tập trung vào các mảng thị trường trọng yếu như bán lẻ (trong đó trọng tâm là cho vay mua xe gắn máy Imotor và cho vay cán bộ công nhân viên), các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bên cạnh đó, ngân hàng sẽ tiếp tục khai thác thế mạnh của mình trong lĩnh vực tín dụng nông nghiệp nông
thôn và sẽ không lấn sân sang các lĩnh vực khác như bất động sản hay doanh
nghiệp nhà nước, công ty thuộc sở hữu nhà nước nên tăng trưởng của MDB – Cần Thơ trong năm 2013 sẽ theo hướng phát triển bền vững, ổn định, phù hợp chất lượng tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.
Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ
Hình 4.4 Cơ cấu doanh số cho vay theo thành phần kinh tế của
MDB – Cần Thơ
4.2.1.2 Doanh số thu nợ:
Doanh số thu nợ là một trong những chỉ tiêu phản ánh chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng, là số tiền mà ngân hàng thu về trong một thời kỳ từ hoạt động cho vay. Việc phân tích doanh số thu nợ giúp ngân hàng theo dõi được tình hình công tác thu hồi nợ tại ngân hàng, đánh giá được những món vay nào có độ rủi ro cao để từ đó đưa ra các chính sách thích hợp cho thời gian
hoạt động tới. Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ của ngân hàng
43
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ của MDB – Cần Thơ qua 3 năm 2010 - 2012
Đơn vị tính: Triệu đồng STT CHỈ TIÊU 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Số tiền trọng Tỷ (%) Tuyệt
đối đối (%) Tương Tuyệt đối
Tương đối (%)
A Theo thời hạn 27.466 100,00 358.686 100,00 974.897 100,00 331.220 1.205,93 616.211 171,80
1 - Ngắn hạn 3.466 12,62 261.810 72,99 831.437 85,28 258.344 7.453,66 569.627 217,57
2 - Trung & dài hạn 24.000 87,38 96.876 27,01 143.460 14,72 72.876 303,65 46.584 48,09
B Theo thành phần kinh tế 27.466 100,00 358.686 100,00 974.897 100,00 331.220 1.205,93 616.211 171,80
1 - Hộ cá nhân 26.566 96,72 107.377 29,94 151.521 15,54 80.811 304,19 44.144 41,11
2 - Doanh nghiệp 900 3,28 251.309 70,06 823.376 84,46 250.409 27.823,22 572.067 227,63
TỔNG DOANH SỐ THU NỢ 27.466 358.686 974.897 331.220 1.205,93 616.211 171,80
Nguồn: Phòng kinh doanh MDB – Cần Thơ
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ của MDB – Cần Thơ 6 tháng đầu năm
Đơn vị tính: Triệu đồng
STT CHỈ TIÊU 6 Tháng đầu năm 2012 6 Tháng đầu năm 2013 2013/2012
Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%)
A Theo thời hạn 279.140 100,00 793.562 100,00 514.422 184,29
1 - Ngắn hạn 228.929 82,01 690.211 86,98 461.282 201,50
2 - Trung & dài hạn 50.211 17,99 103.351 13,02 53.140 105,83
B Theo thành phần kinh tế 279.140 100,00 793.562 100,00 514.422 184,29
1 - Hộ cá nhân 65.897 23,61 126.136 15,89 60.239 91,41
2 - Doanh nghiệp 213.243 76,39 667.426 84,11 454.183 212,99
TỔNG DOANH SỐ THU NỢ 279.140 793.562 514.422 184,29
44
A. Theo thời hạn:
Nhìn chung qua 3 năm, doanh số thu nợ ngắn hạn cũng như tỷ trọng tăng
dần tương ứng với doanh số cho vay ngắn hạn của ngân hàng. Tỷ trọng doanh