GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA SANG THỊ TRƯỜNG

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 103)

7. Kết luận:

5.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA SANG THỊ TRƯỜNG

5.2 GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU CÁ TRA SANG THỊ TRƯỜNG EU TRƯỜNG EU

 Giải pháp về phát triển nguồn nhân lực

Sử dụng phương pháp đào tạo tại chỗ, đào tạo qua thực tế, qua các cuộc

hội thảo trong và ngoài nước, các lớp bổ túc ngắn hạn và dài hạn ở nước ngoài, qua đó các cán bộ nghiệp vụ, cán bộ quản lý có thể nắm vững kiến thức

quản lý kinh tế, quản lý ngành, quản lý ngoại thương, luật pháp và ngoại ngữ.

Công ty cần chú trọng việc đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức

nghiệp vụ ngoại thương chonhân viên để giúp Công ty có những phản ứng kịp

rào cản thương mại,… nhằm hạn chế những tranh chấp trong thương mại, qua đó nâng cao khả năng thâm nhập và phát triển thị trường. Đồng thời nâng cao

khả năng đàm phán ký kết hợp đồng, thỏa thuận về giá, điều kiện giao hàng,.. với các đối tác nước ngoài của Công ty.

Trước những yêu cầu khắt khe của thị trường EU, Công ty cần nâng cao

trình độ nhân viên kiểm nghiệm, tăng cường công tác giám sát, kiểm soát các

hoạt động sản xuất ở từng khâu, đặc biệt là kiểm soát dư lượng kháng sinh,

chất xử lý môi trường. Bên cạnh đó, nhân viên kiểm nghiệm phải thường

xuyên cập nhật danh mục hóa chất, kháng sinh, chất xử lý môi trường bị cấm

hoặc hạn chế sử dụng để luôn đảm bảo chất lượng của sản phẩm.

 Đẩy mạnh Marketing

- Cần chú trọng hơn nữa trong việc giới thiệu, chào hàng trên các phương

tiện đại chúng như: báo, đài, truyền hình, website,… Công ty nên quảng cáo

trên tạp chí thương mại thủy sản và tạp chí thủy sản thế giới.

- Tham gia hội chợ triễn lãm: Công ty có thể tham gia hội chợ trong nước

hoặc nước ngoài như: các hội chợ chuyên ngành thủy sản hàng năm do

VASEP tổ chức, hội chợ Brussle (Bỉ), hội chợ Conxemar (Tây Ban Nha),…

Mặc dù tham gia hội chợ ở nước ngoài khá tốn kém nhưng hiệu quả rất cao vì từ đây Công ty có thể giới thiệu trực tiếp sản phẩm của mình, tìm kiếm khách

hàng tiềm năng, gặp trực tiếp khách hàng của Công ty để từ đó hiểu thêm về

họ và đáp ứng thỏa mãn nhu cầu của họ. Do đó tham gia hội chợ là cách tốt

nhất để quảng bá hình ảnh và thương hiệu của Công ty.

- Thiết kế Catalogue: Công ty cần thiết kế catalogue thật đẹp, ấn tượng và phù hợp với văn hóa của thị trường EU. Ngoài ra, Công ty cũng có thể làm phim về Công ty trên đĩa VCD. Do đĩa VCD được hỗ trợ âm thanh và hình

ảnh nên hiệu quả khá cao.

- Thành lập văn phòng đại diện ở trung tâm nhập khẩu thủy sản lớn của EU để kịp thời thỏa mãn các yêu cầu, nắm bắt thông tin, tìm kiếm đối tác,.. Đồng thời, mở thêm các văn phòng chi nhánh tại các thành phố lớn để đẩy

mạnh xúc tiến bán hàng.

- Tìm cộng tác viên tại EU để thu thập thông tin và xúc tiến thương mại đồng thời có chính sách hoa hồng hợp lý.

 Nguyên liệu đầu vào

- Tiếp tục duy trì và mở rộng diện tích nuôi cá tra mà Công ty đang có để đáp ứng nhiều hơn về nguyên liệu cho Công ty. Đồng thời tạo được dây

phẩm. Không những giúp Công ty giảm được chi phí mà còn giúp Công ty có thể kiểm soát được chất lượng sản phẩm.

- Hỗ trợ người nông dân về vốn, kỹ thuật, để đảm bảo nguồn nguyên liệu

trong thời gian dài. Đồng thời ràng buộc người nông dân các tiêu chuẩn chất lượng, dư lượng kháng sinh, kích cỡ mà Công ty cần.

- Đầu tư cho các chủ nuôi quen (thường xuyên cung cấp nguyên liệu cho

công ty) các dự án nuôi cá tra chất lượng và bao tiêu sản phẩm đối với họ. Hướng dẫn họ sử dụng kháng sinh, hóa chất và nhận biết các chất không được

sử dụng. Từ đó sẽ đảm bảo cung cấp cho Công ty lượng cá tra nguyên liệu

sạch nhất định và tạo ra nét đặc trưng riêng cho sản phẩm chế biến của Công

ty.

- Cần quan tâm đến vấn đề thu mua nguyên liệu, phải kiểm tra mẫu ở chỗ nuôi trước khi công ty thu mua. Đồng thời đầu tư thêm thiết bị kiểm tra chất lượng Green Malachite.

- Khâu tổ chức thu mua phải theo dõi sát tình hình diễn biến của giá cả

thị trường nguyên liệu, từ đó làm căn cứ để thu mua nhằm đảm bảo được giá

thành thấp nhưng phải đảm bảo được chất lượng.

- Ngoài việc thu mua nguyên liệu tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Sóc Trăng,

công ty cần mở rộng thêm vùng nguyên liệu thu mua để sản lượng được ổn định với mức giá tốt nhất. Vì đặc trưng các mặt hàng là tương sống, như vậy

nếu như Công ty có nguồn cung ứng ổn định thì có thể xuống tận nới để lấy

nguyên liệu, tránh được tình trạng nguyên liệu không còn tươi. Mặt khác, khi

mua với số lượng lớn Công ty sẽ được hưởng mức giá ưu đãi.

 Cơ sở vật chất kỹ thuật

- Cần đầu tư thêm máy móc thiết bị, chuyển giao công nghệ phục vụ sản

xuất, nâng cấp nhà xưởng đáp ứng yêu cầu hệ thống quản lý chất lượng. Nhằm

nâng cao năng suất lao động và chất lượng sản phẩm, không gây ô nhiễm môi trường.

- Công tác sửa chữa máy móc thiết bị cũng hết sức quan trọng, tổ chức

sửa chữa phải năng động, sáng tạo và chủ động trong công việc, phải lên kế

hoạch sửa chữa định kỳ để không lúng túng khi sự cố xảy ra. Có kế hoạch bảo dưỡng hàng tháng để máy móc vận hành một cách thuận lợi.

- Cập nhật thông tin về thiết bị hiện đại, công nghệ sản xuất tiên tiến.

Nâng cao tay nghề công nhân để đáp ứng nhu cầu thay đổi về công nghệ sản

 Giải pháp về vốn tài chính

Yêu cầu về vốn để phát triển kinh doanh xuất khẩu thủy sản là rất lớn. Để đủ vốn đầu tư đồng bộ vào các khâu quan trọng, quyết định hiệu quả kinh

doanh xuất khẩu thủy sản, cần phải có các giải quyết về tài chính.

- Vay vốn tín dụng của nhà nước thông qua hệ thống ngân hàng phát triển nông thôn, ngân hàng thương mại. Ngoài ra còn vay của các tổ chức tín dụng khác như hợp tác xã tín dụng, quỹ tín dụng nhân dân.

- Huy động vốn từ cán bộ công nhân viên của Công ty, lượng vốn nhàn rỗi trong bộ phận này rất lớn. Để có thể huy động tốt nguồn vốn này, biện

pháp hữu hiệu nhất là công ty phát hành cổ phiếu và bán cổ phiếu này cho cán bộ công nhân viên trong Công ty để mở rộng thêm nguồn vốn của mình.

- Huy động vốn từ chính lợi nhuận tích lũy của Công ty vì đây là nguồn

vốn cơ bản và lâu dài để mở rộng phạm vi kinh doanh.

- Vay từ các khách hàng quen thuộc của Công ty, đặc biệt là khách hàng có sức mua lớn và có mối quan hệ lâu dài.

- Tận dụng nguồn vốn của bạn hàng thông qua thanh toán trả chậm khi

tiêu thụ hàng hóa hoặc xin ứng trước vốn khi xuất hàng.

- Thường xuyên phân tích đánh giá hiệu quả sử dụng vốn, phân tích tài

chính để xác định điểm mạnh, điểm yếu của Công ty qua đó quyết định sử

dụng vốn kinh doanh một cách có hiệu quả.

 Giải pháp thị trường EU

- Nâng cao chất lượng, giá cả và tiêu chuẩn hàng hóa, hạn chế tối đa để

không mắc phải các vấn đề về chất lượng sản phẩm. Để đảm bảo chất lượng

sản phẩm Công ty cần: tiếp tục duy trì các vùng nguyên liệu tạo được dây

chuyền khép kín trong sản xuất từ nguyên liệu đầu vào đến sản phẩm đầu ra; tăng cường kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm trong quá trình sản xuất, thường xuyên cập nhật danh mục hóa chất, kháng sinh, chất xử lý môi trường

bị cấm sử dụng hoặc hạn chế sử dụng của Liên Minh Châu Âu.

- Nâng cao, cải tiến chất lượng sản phẩm, làm tăng giá trị sử dụng, kéo

dài thời gian sử dụng của sản phẩm, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ hàng hóa, nhằm tăng nhanh tốc độ luân chuyển vốn và nâng cao mức lợi nhuận cho doanh nghiệp.

- Tạo lập thói quen tiêu dùng sản phẩm của công ty trên thị trường thông

qua việc phát triển sản phẩm giá trị gia tăng: tạo ra hương vị riêng, kiểu dáng

- Bên cạnh quản lý tốt chất lượng cũng cần chú ý đến khâu bao bì đóng

gói sản phẩm, nhãn mác theo tiêu chuẩn Châu Âu và xu hướng tiêu dùng là

đóng gói nhỏ gọn.

- Thường xuyên nắm bắt những quy định, diễn biến mới của EU về xuất

khẩu hàng thủy sản nói chung và sản phẩm cá tra nói riêng.

- Thường xuyên cập nhật thông tin ở thị trường EU để tìm kiếm thêm đối

tác.

- Hợp tác với các nhà môi giới xuất khẩu thủy sản vào thị trường EU.

- Hợp tác phát triển thương mại với các thương nhân Việt Kiều ở thị trường EU.

 Giải pháp về rủi ro tỷ giá

Tỷ giá là nhân tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động xuất khẩu của Công ty, nó biến động qua từng thời kỳ và rất khó để kiểm soát vì tỷ giá chịu ảnh hưởng

của rất nhiều yếu tố vĩ mô.

Hiện nay hầu hết các hợp đồng của Công ty đều được thanh toán bằng đồng ngoại tệ USD. Để giảm thiểu rủi ro do biến động tỷ giá từ việc mua bán

ngoại tệ giao ngay, Công ty có thể ký các hợp đồng thỏa thuận theo nghiệp vụ

hợp đồng tương lại như: hợp đồng quyền chọn bán hay bán quyền chọn mua

với ngân hàng theo mức tỷ giá và số lượng ngoại tệ do công ty chủ động. Với

việc ký kết những hợp đồng này Công ty chỉ phải chịu mức rủi ro đúng bằng

khoản chi phí thực hiện hợp đồng với ngân hàng.

Tóm lại, tất cả các giải pháp chủ yếu trên có thể nâng cao hiệu quả xuất

khẩu cá tra của Công ty CASEAMEX sang thị trường EU trong những năm

tới. Công ty có thể xem xét và thực hiện, để giúp cho hoạt động của Công ty

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Cá tra là một trong những sản phẩm thủy sản xuất khẩu chủ lực của Việt

Nam. Với sự tăng trưởng nhanh giá trị xuất khẩu mặt hàng này vào thị trường

EU của công ty CASEAMEX và các doanh nghiệp khác đã phần nào giải

quyết được những khó khăn về vấn đề thị trường sau những vụ kiện bán phá

giá của Mỹ. Tuy nhiên, tỷ trọng xuất khẩu cá tra của công ty so với tổng giá trị

xuất khẩu của Việt Nam đối với mặt hàng này vẫn còn thấp. Để gia tăng thị

phần xuất khẩu cá tra của công ty ở thị trường này các cấp quản lý của công ty đã đầu tư mở rộng cơ sở chế biến và có các chính sách, kế hoạch hoạt động

sản xuất, tiếp thị, quảng bá và xúc tiến thương mại trong những năm tới.

EU là thị trường nhập khẩu thủy sản lớn trên thế giới, trong đó cá là mặt

hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng giá trị các mặt hàng thủy sản nhập

khẩu. EU được xem là thị trường nhập khẩu cá tra tiềm năng, mở ra những cơ

hội lớn cho Công ty đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của mình. Nhưng đồng

thời cũng là thị trường khó tính và có sự cạnh tranh gay gắt. Những năm gần đây, thị trường EU lại càng đưa ra nhiều quy định khắc khe đối với mặt xuất

khẩu thủy sản của các nước xuất khẩu như quy định về chất lượng, vệ sinh an

toàn thực phẩm, môi trường,...điều đó gây rất nhiều khó khăn cho cá tra xuất

khẩu của Công ty. Vì vậy, Công ty phải có các bước đi chiến lược cho thị trường rộng lớn này.

Điều kiện để các công ty thủy sản Việt Nam nói chung và công ty CASEAMEX nói riêng, hiện nay rất thuận lợi để đẩy mạnh xuất khẩu cá tra

vào EU: thị hiếu của người tiêu dùng ở EU là rất cao, được hưởng mức thuế ưu đãi thấp (GSP), được sự quan tâm hỗ trợ từ phía chính phủ,... Ngày nay,

người dân ở các quốc gia EU tiêu dùng nhiều cá hơn trong các bữa ăn hàng ngày, nguyên nhân chính là do việc sử dụng cá có thể làm giảm tình trạng béo

phì, đáp ứng được nhu cầu ăn kiêng mà vẫn đảm bảo đủ dinh dưỡng. Ngoài ra, Công ty còn có đội ngũ cán bộ quản lý và nhân viên có năng lực, công nghệ

sản xuất tiên tiến với quy mô sản xuất lớn và là một trong những công ty có

giá trị xuất khẩu đứng đầu cả nước.

Qua nghiên cứu cho thấy, trong những năm qua hoạt động xuất khẩu

thủy sản của Công ty sang thị trường EU đã đạt được những thành tựu đáng

kể. Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu thủy sản của Công ty sang thị trường

tiêu chuẩn kĩ thuật, hoạt động xúc tiến thương mại chưa được chú ý đúng mức,

nguồn nguyên liệu chưa thực sự ổn định. Sự cạnh tranh với các đối thủ ngày càng gay gắt trong khi số lượng các công ty chế biến và xuất khẩu cá tra mộc

lên ngày càng nhiều mà nhà nước lại chưa có hành lang pháp lý để tránh tình trạng “tranh mua, tranh bán” giữa các doanh nghiệp với nhau. Ngoài ra, sản

phẩm cá tra của công ty còn phải cạnh tranh với các sản phẩm cá cùng loại,

cũng như các sản phẩm thay thế của các công ty trong và ngoài nước. Điều

này sẽ tác động trực tiếp đến hoạt động xuất khẩu cá tra của Công ty sang thị trường EU trong thời gian tới, công ty cần có những giải pháp thích hợp nhằm

hạn chế những khó khăn và tận dụng các điều kiện thuận lợi đối với Công ty. Vì vậy, để giải quyết vấn đề này, phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà

nước, hiệp hội, doanh nghiệp và ngư dân nhằm tạo ra một hướng đi thống

nhất; sự quy hoạch về nguyên liệu và đặc biệt là chất lượng thủy sản. Đạt được điều này đòi hỏi phải có sự hỗ trợ và phối hợp đồng thời của các nhà kinh tế

khác trong nền kinh tế với mục tiêu xây dựng một nền kinh tế phát triển bền

vững.

6.2 KIẾN NGHỊ

6.2.1 Kiến nghị đối với nhà nước

Trong bất kỳ ngành kinh doanh nào, đặc biệt là ngành xuất khẩu thì nhà

nước cũng là một chủ thể quan trọng góp phần không nhỏ làm nên sự thành bại của một doanh nghiệp. Xuất khẩu thủy sản nói chung và cá tra nói riêng

ngày càng được sự quan tâm của nhà nước, tuy nhiên để ngành có thể phát

triển ổn định và bền vững thì nhà nước cần thực hiện một số nội dung sau:

- Cần xây dựng khuôn khổ pháp lý rõ ràng và thông thoáng như: đơn giản

hóa các thủ tục hải quan, tạo ra các hành lang pháp lý an toàn cho các đơn vị

hoạt động xuất khẩu.

- Cần thực hiện mạnh những biện pháp về vi phạm luật bảo vệ tài nguyên

thiên nhiên, môi trường, bảo vệ quyền lợi cho công nhân, quy định rõ việc đánh bắt và nuôi trồng các nguồn lợi thủy sản, nếu đơn vị nào vi phạm thì nghiêm khắc xử lý, tránh tình trạng kiểm điểm chung chung, trách nhiệm

không thuộc về ai.

- Để kích thích các hoạt động nuôi trồng, chế biến và xuất khẩu cá tra có

hiệu quả, nhà nước cũng cần xem xét những chính sách có thể giúp các doanh

nghiệp và người nuôi cá tiếp cận được với các nguồn vốn vay dễ dàng hơn và

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)