TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 52)

7. Kết luận:

4.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ

TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2011-6/2014

Từ những năm 1980, sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã xuất hiện tại thị trường EU với một nhãn hiệu chung là Seaprodex. Ngay từ những

năm đầu xâm nhập vào thị trường EU, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu

chung với những mặt hàng nông sản khác với số lượng ít nhưng đã gây được

cảm tình của người tiêu dùng Châu Âu. Nhận thức được rằng, quá trình tiêu thụ sản phẩm cuối cùng đặc biệt là tiêu thụ với giá trị gia tăng thông qua xuất

khẩu, là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của các hoạt động nuôi

trồng và khai thác thủy sản. Bên cạnh việc giữ vững những thị trường truyền

thống, ngành thủy sản Việt Nam đã chủ trương đa dạng hóa thị trường xuất

khẩu, trong đó EU là một trong những lựa chọn hàng đầu.

Từ năm 2007, EU đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác nhập khẩu

Năm 2011, EU dẫn đầu với 21,8% thị phần kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đứng trước Mỹ 19,3% và Nhật Bản 16,4%. Với sự đa dạng về các sản

phẩm xuất khẩu, Việt Nam cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau đến thị trường EU, trong đó xuất khẩu cá tra chiếm ưu thế tuyệt đối và góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường này. Cá tra xuất khẩu sang EU tương đối ổn định về sản lượng, song giá biến động theo chiều hướng ngày càng thấp.

Trong những năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 hoạt động xuât khẩu

cá tra sang EU bị chững lại và có xu hướng giảm sút.

526 425.6 385.4 0 100 200 300 400 500 600 Triệu USD 2011 2012 2013

Nguồn: Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep)

Hình 4.4 Kim ngạch xuất khẩu cá tra của Việt Nam sang thị trường EU giai đoạn 2011 - 2013.

Từ năm 2011, hoạt động xuất khẩu cá tra sang EU bị chững lại và có xu

hướng giảm mạnh do nhiều nguyên nhân, đã ảnh hưởng không nhỏ tới ngành công nghiệp cá tra, buộc các bên liên quan trong ngành phải tìm giải pháp duy

trì và phát triển ngành theo hướng bền vững hơn trên thị trường EU nói riêng và trên thị trường thế giới nói chung.

 Năm 2011

Năm 2011 kim ngạch xuất khẩu đạt 526 triệu USD, là năm đầu tiên trong vòng 3 năm qua xuất khẩu cá tra sang thị trường này giảm hơn 1%. Nguyên

nhân là do cuối năm 2010, cá tra Việt Nam bị các thành viên của Quỹ quốc tế

bảo vệ thiên nhiên (WWF) ở 6 nước EU (Đức, Áo, Thụy Sỹ, Bỉ, Na Uy và

Đan Mạch) chuyển từ “danh sách da cam” (sản phẩm có thể cân nhắc sử dụng) sang “danh sách đỏ” (sản phẩm không nên sử dụng). Sau hơn 1 tháng kể từ

buổi ký kết Biên bản Thỏa thuận hợp tác phát triển cá tra Việt Nam theo hướng bền vững, WWF ở các nước EU đã cho cá tra Việt Nam ra khỏi danh sách đỏ. Tuy nhiên điều đó đã làm ảnh hưởng đến hình ảnh cá tra Việt Nam

trên thị trường thế giới. Mặc khác, cá tra Việt Nam gặp khó khăn lớn ở thị trường EU là do ở Anh đã phát hiện hàm lượng nước trong sản phẩm cao hơn

so với tự nhiên. Tình trạng thiếu hụt cá tra nguyên liệu trầm trọng dẫn đến giá

nguyên liệu tăng cao cũng là một trong những khó khăn mà các doanh nghiệp

xuất khẩu cá tra phải đối mặt trong năm 2011.

 Năm 2012

Đến năm 2012, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 425,6 triệu USD, giảm

19,1% so với năm 2011. Nguyên nhân là do tình hình nợ công tại EU vẫn chưa được khắc phục hiệu quả, dẫn đến tình hình tài chính, tiêu dùng chưa có những

chuyển biến tích cực. Theo hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam,

chính sách thắt chặt tín dụng tại các nước Châu Âu đang thực hiện đã ít nhiều tác động đến xuất khẩu cá tra Việt Nam vào thị trường này.

Một trong những khó khăn đó là các nhà nhập khẩu cá tra Châu Âu

không có tiền để thu cá tạm trữ như mọi năm, trong khi đó, hiện các doanh

nghiệp Việt Nam lại rất hạn chế bán hàng đối với những đối tác yêu cầu thanh

toán chậm. Các doanh nghiệp cá tra Việt Nam rất lo ngại khi bán cho đối tác

mua cá tra Châu Âu trả chậm, nhất là khi các ngân hàng khu vực này siết chặt

bảo hiểm tín dụng. Do đó, để đảm bảo tài chính trong thời điểm này, nhiều

doanh nghiệp Việt Nam đã chọn phương án chỉ bán cá tra cho những nhà nhập

khẩu truyền thống và uy tín thay vì “mạo hiểm” bán với số lượng lớn cho

nhiều khách hàng cho dù có nhiều nhà nhập khẩu hỏi mua cá tra. Thậm chí,

doanh nghiệp hiện đang phải rất cân đối nguồn tài chính để vừa đảm bảo sản

xuất vừa đảm bảo hoạt động kinh doanh xuất khẩu.

Bên cạnh đó, hiện nay đa số người nuôi cá chỉ chọn giải pháp bán cá lấy

tiền mặt, trừ một số doanh nghiệp có uy tín và có năng lực tài chính rõ ràng

nhưng thời gian cho trả chậm cũng rất ngắn. Trong khi đó, hầu hết doanh

nghiệp bán hàng cho đối tác nước ngoài đều thanh toán theo phương thức trả

chậm. Điều này đã làm cho các doanh nghiệp chế biến cá tra xuất khẩu đã khó lại càng khó hơn. Bên cạnh tác động kinh tế còn có tác động tiêu cực từ những

thông tin bôi nhọ sản phẩm cá tra Việt Nam đặc biệt đánh vào các yếu tố môi

trường như việc xử lý nước thải, nguồn nước sông Mekong,.. Ngoài ra, việc

thắt chặt hàng rào kỹ thuật ngày càng tăng tại EU cũng là thách thức cho các

doanh nghiệp Việt Nam.

 Năm 2013

Sang năm 2013, nhìn chung tình hình xuất khẩu cá tra của nước ta chưa

có nhiều khởi sắc mới. Năm 2013 xuất khẩu cá tra đạt 385,4 triệu USD, giảm

Nam giảm một phần là do cuộc khủng hoảng nợ công tại EU đã làm xói mòn niềm tin trong kinh doanh khiến các doanh nghiệp và nhà nhập khẩu chỉ mua

bán cầm chừng, đặc biệt các nhà nhập khẩu phải đắn đo nhiều hơn trong việc

mua dự trữ hàng như mọi năm. Một phần là do tình trạng thiếu hụt nguyên liệu

vẫn chưa có bước chuyển biến tích cực, gây khó khăn cho các doanh nghiệp

xuất khẩu. Ngoài ra, trên thị trường EU, giá các loại thịt trắng như: cá minh

thái Alaska, cá tuyết lục, cá bơn nuôi tại khu vực này đang giảm mạnh, làm cho thị trường EU thừa nguồn cung và không tăng trưởng. Yếu tố này cũng

làm giảm thị phần tiêu thụ cá tra hiện nay tại EU.

 6 tháng đầu năm 2014

Trong 6 tháng đầu năm 2014 kim ngạch xuất khẩu cá tra chỉ đạt 173,12 triệu USD, tiếp tục giảm 9,6% so với cùng kỳ năm 2013. Ngoài các yếu tố

khách quan như kinh tế EU khó khăn, người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu còn bị ảnh hưởng do chiến dịch bôi nhọ hình ảnh cá tra Việt Nam của các đối thủ

cạnh tranh đã tác động đến tâm lý người tiêu dùng. Bên cạnh đó, ngành cá tra Việt Nam cũng còn nhiều yếu kém như năng lực tài chính yếu, quy mô nhỏ, năng suất lao động thấp. Công nghệ chế biến cá tra của Việt Nam vẫn lạc hậu,

sản phẩm xuất đi chủ yếu là sản phẩm thô, sơ chế. Ba nước nhập khẩu chính

cá tra Việt Nam tại EU là Tây Ban Nha, Đức và Hà Lan đã giảm nhập khẩu

trung bình khoảng 14.300 tấn trong 3 năm qua. Tuy nhiên Tây Ban Nha vẫn là

nước nhập khẩu cá tra nhiều nhất trong khối EU. Trong quý II/2014, Tây Ban

Nha nhập khẩu cá tra đạt giá trị 20,25 triệu USD, tăng 10,5% so với cùng kỳ năm 2013. Xuất khẩu cá tra sang Tây Ban Nha đã khởi sắc trong quý 1 và quý

2 năm 2014.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)