Các yếu tố bên trong

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 73)

7. Kết luận:

4.4.1 Các yếu tố bên trong

4.4.1.1 Nguồn nhân lực

Đây là nhân tố vô cùng quan trọng. Hoạt động sản xuất kinh doanh của

hoạt động sản xuất kinh doanh, mọi nỗ lực đưa khoa học kỹ thuật trang thiết bị

máy móc hiện đại vào sản xuất do lực lượng này sáng tạo và thực hiện chúng.

Một doanh nghiệp có lực lượng lao động đông đảo, trình độ chuyên môn cao, vững tay nghề, làm việc có kỷ luật và tinh thần đoàn kết cao sẽ góp phần tạo được thế mạnh của doanh nghiệp trong việc mở rộng quy mô sản xuất, mở

rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao.

Công ty CASEAMEX có nguồn nhân lực với trình độ chuyên môn cao, vững tay nghề và tinh thần đoàn kết cao đã góp phần tạo được thế mạnh của

Công ty trong việc mở rộng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường, nâng cao

chất lượng sản phẩm, có tầm nhìn và sứ mạng sâu rộng.

Bảng 4.10: Tình hình nhân sự của công ty CASEAMEX giai đoạn 2011- 2013.

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Người % Người % Người %

Đại học 245 17,94 350 26,41 342 28,60

Cao đẳng 70 5,13 100 7,55 100 8,36

Trung cấp 60 4,40 45 3,40 42 3,51

Sơ cấp & công nhân kỹ

thuật

990 72,53 830 62,64 712 59,53

Tổng cộng 1.365 100 1.325 100 1.196 100

Nguồn: Phòng nhân sự công ty CASEAMEX

Lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm khoảng 27,47%

- năm 2011, đây là thành phần công nhân viên văn phòng, là bộ phận đầu não,

điều hành công ty và quyết định đến sự phát triển của công ty, là lực lượng

tiên phong trong mọi phong trào thi đua sản xuất, tiếp thu và ứng dụng khoa

học kỹ thuật mới và sẽ là lực lượng nồng cốt trong ban lãnh đạo của công ty

khi các bậc lãnh đạo đàn anh về hưu. Số lượng lao động có trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp có xu hướng tăng qua các năm.

Lao động có trình độ sơ cấp và công nhân chiếm tỷ trọng lớn trong cơ

cấu nhân sự của công ty, chiếm 72,53% trong năm 2011 và có xu hướng giảm

dần qua các năm. Lao động có trình độ sơ cấp và công nhân kỹ thuật chủ yếu là lao động phổ thông, lao động nữ làm theo hợp đồng ngắn hạn hoặc thời vụ và hưởng lương theo sản phẩm.

Quản lý nhân lực là một trong những công tác quan trọng của các công ty

hiện nay. Với một nguồn nhân lực dồi dào như Công ty Caseamex thì việc

thừa vừa thiếu nhân lực. Thừa nhân lực do không làm đúng công việc hoặc do

năng lực chưa được nâng lên đúng tầm nhiệm vụ. Thiếu nhân lực có trình độ

có thể đáp ứng được yêu cầu công việc của Công ty. Điều này cho thấy tình hình bố trí công việc phù hợp với năng lực nghề nghiệp còn chưa hợp lý.

Công ty chú trọng đẩy mạnh các hoạt động đào tạo, bồi dưỡng, đặc biệt

là kỹ năng về HACCP, GMP và SQF; kỹ năng về quản lý đối với cán bộ quản

lý, kỹ năng về chuyên môn, nghiệp vụ đối với nhân viên tại nhà máy sản xuất. Đối với các nhân viên mới, sau khi được tuyển dụng, nhân viên mới sẽ được

Công ty tổ chức đào tạo để nắm rõ về nội quy lao động, trách nhiệm quyền

hạn được giao, phương pháp và kỹ năng thực hiện công việc. Tùy thuộc vào kinh nghiệm, trình độ, năng lực của từng nhân viên Công ty sẽ phân công công

việc phù hợp từ đơn giản đến phức tạp, từ cấp thấp đến cấp cao hơn. Những

nhân viên thuộc bộ phận nào sẽ được phụ trách bộ phận đó trực tiếp hướng

dẫn, đào tạo và phân công. Công ty luôn khuyến khích và tạo điều kiện thuận

lợi về thời gian và kinh phí cho người lao động nâng cao trình độ, kiến thức để

làm việc cho công ty hiệu quả hơn.

Như vậy, Công ty cần đề ra phương hướng nhằm khai thác lợi thế về

nguồn nhân lực, đồng thời cũng phải tiến hành đào tạo nâng cao năng lực nghề

nghiệp cho cán bộ công nhân viên nhằm đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh

trong cơ chế thị trường hiện nay.

4.4.1.2 Tình hình tài chính

Khả năng tài chính của Công ty có ảnh hưởng lớn đến việc duy trì và mở

rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, cơ cấu mặt hàng xuất khẩu nếu Công ty có khả năng tài chính mạnh sẽ thuận lợi cho công tác mở rộng sản xuất, áp dụng

khoa học kỹ thuật tiên tiến, tăng cường khả năng xuất khẩu.

a) Đánh giá về cơ cấu vốn của Công ty CASEAMEX từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014

Bảng 4.11: chỉ tiêu về cơ cấu vốn của Công ty CASEAMEX giai đoạn 2011 - 6/2014 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th/2014 Tỷ số nợ trên tổng tài sản 0,72 0,78 0,77 0,71

Tỷ sô nợ trên vốn chủ sở hữu 2,64 2,82 3,27 2,53

Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty CASEAMEX, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng 2014

Tỷ số nợ trên tổng tài sản được tính bằng cách lấy nợ phải trả chia cho tổng tài sản. Tỷ số này cho biết mức độ sử dụng nợ để tài trợ cho tài sản của

công ty, nợ chiếm bao nhiêu phần trăm trong tổng nguồn vốn của công ty. Từ đó cho thấy trong tổng tài sản, sở hữu thực chất của công ty là bao nhiêu. Tỷ

số nợ trên tổng tài sản nói chung thường nằm trong khoảng từ 50% đến 70%.

Tỷ số này quá thấp có nghĩa là doanh nghiệp hiện ít sử dụng nợ để tài trợ cho

tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ tài chính và khả năng còn

được vay của doanh nghiệp cao, tuy nhiên mặt trái của nó là doanh nghiệp

không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và mất đi cơ hội tiết kiệm

thuế từ việc sử dụng nợ. Ngược lại, tỷ số này quá cao có nghĩa là công ty sử

dụng quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản, điều này khiến doanh nghiệp quá phụ

thuộc vào nợ vay và khả năng tự chủ tài chính cũng như khả năng còn được

vay của doanh nghiệp thấp.

Ta thấy tỷ số nợ trên tổng tài sản của Công ty lớn hơn 0,7 trong suốt giai đoạn từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014. Điều này cho thấy Công ty đang có cơ cấu nguồn vốn tiềm ẩn rủi ro. Đặc biệt trong giai đoạn gần đây lãi suất

cho vay của các ngân hàng tăng cao thì việc phụ thuộc quá nhiều vào nợ vay

làm ảnh hưởng đến khả năng thanh toán chi phí lãi vay của Công ty.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu, thường gọi là tỷ số nợ dùng để đo lường

mức độ sử dụng nợ của công ty trong mối quan hệ tương quan với mức độ sử

dụng vốn chủ sở hữu.

Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu nói chung có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn 1.

Tỷ số này nhỏ hơn 1 có nghĩa là công ty hiện đang sử dụng nợ ít hơn vốn chủ

sở sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này có mặt tích cực là khả năng tự chủ

tài chính và khả năng còn được vay của doanh nghiệp cao, tuy nhiên mặt trái

của nó là doanh nghiệp không tận dụng được lợi thế của đòn bẩy tài chính và mất đi cơ hội tiết kiệm thuế từ việc sử dụng nợ. Ngược lại tỷ số này lớn hơn 1

có nghĩa công ty sử dụng nhiều nợ hơn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Điều này khiến cho doanh nghiệp quá phụ thuộc vào nợ vay.

Ta thấy Công ty có tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1 trong thời gian qua. Điều này cho thấy Công ty đã sử dụng nhiều nợ hơn vốn chủ sở hữu để tài trợ cho tài sản. Thêm vào đó, tỷ số này đều lớn hơn 2, cho thấy Công ty

đã phụ thuộc nhiều vào nợ vay hay Công ty không có nền tảng tốt về vốn chủ

sở hữu để đảm bảo cho các khoản vay. Qua tỷ số này cũng cho thấy khả năng

vốn chủ sở hữu cao như hiện nay thì Công ty hoàn toàn có thể gặp rủi ro ở

mức rất cao.

Tóm lại: Hiện tại Công ty đang có cơ cấu vốn không hợp lý với tỷ lệ nợ

trên tổng tài sản lớn hơn 0,7 và tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu lớn hơn 1. Điều đó cho thấy công ty sử dụng quá nhiều nợ để tài trợ cho tài sản. Khi nền kinh

tế đang trong môi trường lạm phát và lãi suất tăng cao như hiện nay việc phụ

thuộc quá nhiều vào nguồn vốn vay làm cho Công ty gặp nhiều rủi ro trong

việc thanh toán lãi vay. Mặt khác, trong thời gian gần đây ngân hàng xếp lĩnh

vực chế biến và nuôi trồng thủy sản vào đối tượng nợ xấu nên việc tiếp cận

nguồn vốn càng khó khăn hơn. Qua đó ta thấy sự khó khăn của công ty trong

việc huy động nguồn vốn lưu động để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh

doanh khi mà tiềm lực nguồn vốn chủ sở hữu lại không đảm bảo. Vì thế Công ty cần xem xét và cải thiện lại cơ cấu vốn hợp lý để có thể vượt qua giai đoạn đầy khó khăn và thử thách như hiện nay.

b) Khả năng thanh toán của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng 4.12: chỉ tiêu về khả năng thanh toán của Công ty CASEAMEX

giai đoạn 2011- 6/2014 Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 6th/2014

Tỷ số thanh toán hiện hành 1,06 1,09 1,11 1,14

Tỷ số thanh toán nhanh 0,71 0,66 0,77 0,68

Tỷ số khả năng trả lãi vay 1,30 -0,05 0,56 0,11

Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty CASEAMEX, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng 2014

Tỷ số thanh toán hiện hành

Từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014 tỷ số thanh toán hiện hành của Công ty đều lớn hơn 1, và có xu hướng tăng qua các năm. Qua đó, ta thấy được khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Công ty ngày càng tốt hơn. Một

mặt, do Công ty hạn chế bớt nguồn vốn vay nợ ngắn hạn từ các tổ chức tín

dụng và ngân hàng thương mại, đồng thời đẩy nhanh tốc độ thu hồi các khoản

phải thu từ khách hàng để có nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Điều này đã làm tốc độ tăng trưởng của tài sản ngắn hạn luôn lớn hơn tốc độ tăng trưởng của nợ ngắn hạn trong giai đoạn trên.

Tỷ số thanh toán nhanh của Công ty từ năm 2011 đến 6 tháng năm 2014

không có sự khác biệt lớn. Tỷ số này lớn hơn 0,5 điều đó cho thấy khả năng

thanh toán của doanh nghiệp rất ổn định trong giai đoạn này. Riêng năm 2012

tỷ số này giảm đáng kể so với năm 2011, do ảnh hưởng của sự suy thoái kinh

tế đã làm giảm mạnh lượng hàng xuất khẩu, dẫn đến hàng tồn kho tăng cao. Thêm vào đó, giai đoạn này ngân hàng thắt chặt tín dụng và xếp các công ty

chê biến thủy sản vào danh sách nợ khó đòi. Nhìn chung, tỷ lệ thanh toán

nhanh của Công ty là không cao so với tỷ lệ thanh toán hiện hành, Công ty không thể đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn bằng tài sản của mình.

Tỷ số khả năng trả lãi vay

Năm 2011 tỷ số khả năng trả lãi vay của Công ty là 1,30 có nghĩa là năm

2011 công ty kiếm được khoản thu nhập gấp 1,3 lần số lãi vay phải trả, Công

ty có khả năng sử dụng lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh để trang trãi lãi vay. Ngoài việc xuất khẩu cá tra, Công ty còn mở rộng kinh doanh nuôi cá tra

nhằm chủ động nguyên liệu đầu vào ổn định. Trong năm 2011 việc nuôi cá đạt

hiệu quả nên đã góp phần rất lớn trong việc tạo ra nguồn doanh thu đáng kể

cho công ty và giải quyết các khoản chi phí lãi vay.

Tỷ số khả năng trả lãi vay của công ty từ năm 2012 đến 6 tháng đầu năm 2014 đều thấp hơn 1. Điều đó cho thấy lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh

doanh trong giai đoạn này không đủ bù đắp chi phí lãi vay. Do Công ty đã vay nợ quá nhiều trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đáng chú ý nhất là năm

2012 tỷ số khả năng trả lãi vay quá thấp. Do ảnh hưởng của tình hình suy thoái kinh tế nên thị trường xuất khẩu giảm mạnh là giảm doanh thu, lãi suất ngân

hàng lại quá cao làm cho chi phí tài chính của Công ty tăng cao. Việc ngân

hàng xếp các doanh nghiệp chế biến thủy sản vào nhóm khách hàng dễ phát

sinh nợ khó đòi và một số tổ chức tín dụng đã ngưng hoặc cho vay nhỏ giọt đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc huy động vốn phục vụ hoạt động sản

xuất kinh doanh của Công ty.

Tóm lại: Trong thời gian tới Công ty phải có những giải pháp hữu hiệu để giải phóng hàng tồn kho, tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu nhằ tạo

dòng tiền ổn định phục vụ sản xuất kinh doanh cũng như thanh toán các khoản

nợ đến hạn của Công ty.

c) Khả năng sinh lời của công ty từ năm 2011 đến 6 tháng đầu năm 2014.

Bảng 4.13: Chỉ tiêu về khả năng sinh lời của Công ty CASEAMEX giai

đoạn 2011- 2013

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

ROS 2,93 0,23 0,84

ROA 5,52 0,38 1,46

ROE 25,09 1,65 7,32

Nguồn: báo cáo tài chính của Công ty CASEAMEX, 2011, 2012, 2013 và 6 tháng 2014

Tỷ suất lợi nhuần ròng trên doanh thu thuần (ROS): qua bảng số liệu tính toán trên ta thấy tỷ suất lợi nhuần ròng trên doanh thu thuần giảm xuống rồi tăng lên trong 3 năm qua. Cụ thể là năm 2011 chỉ tiêu này đạt 2,93% tức là 1

đồng doanh thu thuần tạo ra được 2,93 đồng lợi nhuận. Năm 2012 chỉ tiêu này giảm còn 0,23%. Đến năm 2013 chỉ tiêu tăng lên 0,84%. Kết quả cho thấy, chỉ

tiêu này biến động theo hướng tương đối khả quan, Công ty cần phải duy trì và

nâng cao hơn nữa.

Tỷ suất lợi nhuần ròng trên tổng tài sản (ROA): khả năng tạo ra lợi nhuận

giảm dần đây là dấu hiệu không tốt. Đó là sự sắp xếp, phân bổ, sử dụng và quản lý tài sản của Công ty chưa hợp lý, chưa đem lại hiệu quả hoạt động kinh

doanh

Tỷ suất lợi nhuần ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE): mặc dù mức sinh lời

của nguồn vốn chủ sở hữu tương đối cao hơn so với doanh thu thuần, nhưng

tốc độ giảm của chỉ tiêu này rất nhanh trong những năm qua. Đây là biểu hiện

cho thấy Công ty chưa thật sự tự chủ về khả năng tài chính của mình.

Nhìn chung, Công ty cần tăng cường thêm các biện pháp tăng doanh thu,

nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản và nguồn vốn chủ sở hữu, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động kinh doanh trong thực trạng các chỉ tiêu đang trên đà giảm xuống.

4.4.1.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Quá trình phát triển sản xuất luôn gắn liền với sự phát triển của tư liệu lao động. Sự phát triển tư liệu lao động gắn bó chặt chẽ với quá trình tăng năng suất lao động, tăng sản lượng, chất lượng sản phẩm, hạ giá thành. Như

vậy, cơ sở vật chất kỹ thuật là một nhân tố hết sức quan trọng trong việc tăng

hiệu quả kinh doanh.

Hiện nay, Công ty có 2 nhà máy chế biến với hệ thống máy móc sản xuất đồng bộ, số lượng dây chuyền, băng tải chuyển, hệ thống làm lạnh hiện đại và công suất cao khoảng 15.000 đến 20.000 tấn thành phẩm/năm. Đó là nhà máy

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)