Các yếu tố bên ngoài

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 83)

7. Kết luận:

4.4.2 Các yếu tố bên ngoài

4.4.2.1 Thị trường EU

Liên minh Châu Âu (European Union – EU) thành lập ngày 25/03/1957. Hiện nay EU bao gồm 28 quốc gia thành viên: Pháp, Đức, Bỉ, Hà Lan, Ý,

Lucxembourg, Đan Mạch, Anh, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Thủy Điển,… với

dân số trên 500 triệu người.

a) Môi trường kinh tế

EU là thị trường rộng lớn và đầy tiềm năng đối với các nước trên thế giới

nói chung và với Việt Nam nói riêng. Với tổng diện tích hiện nay là 4.381.376 km2, dân số khoảng 507 triệu người, chiếm 7,3% dân số toàn thế giới, với thu

nhập bình quân là 33.084 USD/người/năm. Hiện nay EU gồm 28 nước thành viên, có tổng GDP 16.773 nghìn tỷ USD.

Nền kinh tế EU đứng hàng đầu thế giới trong các lĩnh vực xuất khẩu,

nhập khẩu, đầu tư ra nước ngoài,… Đồng Euro sức mạnh có khả năng thách

thức đồng đô la của Mỹ. Ngày càng nhiều công ty vay Euro để giao dịch quốc

tế, nhiều ngân hàng trung ương đang chuyển dữ trữ ngoại tệ của mình từ đô la sang Euro, đặc biệt là các nước Đông Âu. EU còn làm tăng vai trò ảnh hưởng

của mình trên thế giới bằng các khoản viện trợ, năng lượng, phúc lợi và cả thương mại.

Tuy nhiên trong vài năm gần đây mức tăng trưởng kinh tế của EU khá

chậm. Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu vào cuối năm 2008 đã tác động tiêu cực đến các nước thành viên của EU. Khi nền kinh tế chưa được phục hồi

hoàn toàn, thì vào năm 2010 Liên minh Châu Âu lại phải đối mặt với cuộc

khủng hoảng nợ công.

Theo đánh giá của Ủy ban Châu Âu, kinh tế các nước EU bắt đầu lún sâu

vào cuộc khủng hoảng nợ công ngay từ đầu năm 2010. Chủ nghĩa bảo hộ mậu

dịch ở các nước phát triển hiện nay có lý do để tồn tại và gia tăng, xuất hiện

nhiều rào cản nhằm hạn chế nguồn hàng nhập khẩu; nhu cầu tiêu dùng của người dân hiện nay cũng giảm sút do các nước EU áp dụng nhiều biện pháp

thắt lưng buộc bụng như giảm lương, sa thải công chức, hạn chế trợ cấp… Năm 2012, chỉ số tiêu dùng ở Đức giảm 1,4%, Pháp giảm 0,8%, Rumani giảm

0,5% so với năm 2011. Khủng hoảng nợ công Châu Âu cũng đã tạo ra những

biến động khó lường về tỷ giá. Đồng EUR tiếp tục bị áp lực giảm giá trên thị trường tiền tệ. Để đối phó với tình trạng khủng hoảng nợ công tràn lan, EU đã thắt chặt quản lý tài chính, hạn chế tới mức tối đa thâm hụt ngân sách hàng

năm.

Không chỉ vậy, chính sách thắt lưng buộc bụng đã khiến châu Âu rơi vào

một cuộc suy thoái mới. Theo thống kê, hiện có 27 triệu công nhân thất nghiệp

và các quốc gia như Tây Ban Nha, Hy Lạp phải đối mặt với tỷ lệ thất nghiệp là 27% (bằng với tỷ lệ thất nghiệp của Mỹ trong thời kỳ Đại suy thoái). Các nền

kinh tế châu Âu rơi vào một vòng luẩn quẩn. Chính sách thắt lưng buộc bụng

làm cho tiêu chuẩn sống của khu vực bị sụt giảm, đẩy tỷ lệ thất nghiệp lên cao và gây ra những cuộc biểu tình phản đối của quần chúng.

Theo đánh giá của các chuyên gia thương mại của bộ Công thương, tác

động của cuộc khủng hoảng nợ công tại châu Âu đến hoạt động xuất khẩu của

Việt Nam nói chung là không lớn, có phần do đồng tiền Việt Nam chưa được

tự do chuyển đổi; hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam chủ yếu thanh toán

bằng USD. Tuy vậy phải thừa nhận rằng cuộc khủng hoảng này đã ảnh hưởng

tiêu cực đến các hoạt động hợp tác kinh tế - thương mại và đầu tư giữa các nước EU với Việt Nam trong thời gian qua.

b) Môi trường chính trị - pháp luật

Tất cả các công dân của các nước thành viên được quyền tự do đi lại, cư

trú trong lãnh thổ của các nước thành viên; được quyền bầu cử và ứng cử

chính quyền địa phương và Nghị viện Châu âu tại bất cứ nước thành viên nào mà họ đang cư trú. Các quốc gia thành viên thực hiện một chính sách đối

ngoại và an ninh chung trên cơ sở hợp tác liên chính phủ với nguyên tắc đồng

thuận để đảm bảo chủ quyền mỗi quốc gia. Liên minh cũng tăng cường quyền

hạn của Nghị viện Châu âu, mở rộng quyền của Liên minh trong một số lĩnh

vực như môi trường, xã hội, nghiên cứu… Các quốc gia thành viên phối hợp

hoạt động tư pháp, thực hiện chính sách chung về nhập cư, quyền cư trú và thị

thực. Ngày 2/10/1997, Hiệp ước Amsterdam được ký kết tại Am-sterdam (Hà Lan) sửa đổi và bổ sung một số điểm của Hiệp ước Maastricht trong một số

lĩnh vực chính như: những quyền cơ bản, không phân biệt đối xử; Tư pháp và đối nội; Chính sách xã hội và việùc làm; Chính sách đối ngoại và an ninh chung. Hiệp ước Schengen có hiệu lực áp dụng với 9 nước thành viên tham gia ký kết từ 26/3/1995. Đến nay, đã có 14 nước (trừ Anh và 10 nước gia nhập

sau) tham gia Hiệp ước này. Hiệp ước quy định quyền tự do đị lại của công dân các nước thành viên; đối với công dân nước ngoài chỉ cần có visa của 1 trong các nước trên là được phép đi lại trong toàn bộ khu vực Schengen. Hiệp ước Nice ký kết vào ngày 11/12/2000 tập trung vào vấn đề cải cách thể chế để đón nhận các thành viên mới đồng thời tăng cường vai trò của Nghị viện Châu

âu, thành lập lực lượng phản ứng nhanh (RFF).

Khủng hoảng kinh tế đã tác động tiêu cực đến các chính sách đối ngoại

và sự ổn định chính trị của EU trong năm 2013. Vì khủng hoảng, các quốc gia

phải tập trung mọi nguồn lực lo cho vấn đề kinh tế, không còn đủ sức bao quát

mọi vấn đề lớn. Vì khủng hoảng, xu hướng dân tộc chủ nghĩa trong các quốc

gia trỗi dậy, ở một số nước, như Pháp là sự thăng tiến của đảng cực hữu Mặt

trận quốc gia vốn có chính sách bài châu Âu, ở Đức là những tranh cãi về

trách nhiệm của nước Đức trong việc giúp đỡ các thành viên khác đang khủng

hoảng… Nói chung, kinh tế yếu kém khiến sự đoàn kết của EU bị ảnh hưởng

và bản thân sức hút của EU cũng bị ảnh hưởng.

 Pháp luật

Tất cả các nhà sản xuất cung cấp sản phẩm cho thị trường EU đều phải

tuân thủ theo các quy định về sản phẩm trong các điều luật cụ thể. Luật pháp EU quy định các điều luật cơ bản cho tất cả các nước thành viên.

- Chính sách ngoại thương: được xây dựng trên nguyên tắc không phân

được áp dụng phổ biến trong chính sách này là thuế quan, hạn chế về số lượng, hàng rào kỹ thuật, chống bán phá giá và trợ cấp xuất khẩu.

- Chính sách thương mại: nét đặc trưng trong chính sách thương mại của

EU là bảo hộ nông nghiệp, bảo vệ môi trường và bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. EU trợ cấp sản xuất nông nghiệp trong khối, đồng thời đánh thuế cao và áp dụng hạn ngạch đối với một số nông sản nhập khẩu. Các yêu cầu về xuất

xứ, tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm,… luôn được thực hiện nghiêm ngặt.

Bên cạnh các cam kết mở cửa thị trường trong khuôn khổ WTO về nông

nghiệp, EU duy trì hạn ngạch áp dụng thuế quan đối với một số sản phẩm,

giảm dần giá trị và số lượng các sản phẩm được trợ cấp xuất khẩu.

- Quy định của hải quan: hàng hóa nhập khẩu vào EU được tự do lưu

thông trên lãnh thổ 28 nước thành viên sau khi đóng các khoản thuế nhập khẩu quy định. Cho phép hàng bán thành phẩm hoặc nguyên liệu thô được nhập để

gia công và tái xuất khẩu trong EU mà không cần phải nộp thuế hải quan và

VAT đối với hàng hóa đã sử dụng. Hàng hoá trong khu vực tự do (được coi là khu vực đặc biệt trên lãnh thổ hải quan EU) được miễn thuế nhập khẩu, thuế

VAT với quy định: nếu được lưu tại khu vực này thì được coi là chưa nhập

khẩu vào EU; ngược lại, hàng hoá của EU lưu tại đây được coi là đã xuất

khẩu. Về quy tắc xuất xứ, EU áp dụng hai loại không ưu đãi và ưu đãi. Các quy tắc không ưu đãi về xuất xứ được đề cập trong luật thuế. Hàng năm, Uỷ ban châu Âu đăng trên Công báo về biểu thuế quan hưởng theo MFN đối với

tất cả danh mục hàng hoá nhập khẩu vào EU.

Khung pháp lý quốc tế về rào cản kỹ thuật: Hiệp định về các rào cản kỹ

thuật đối với Thương mại (TBT) trong WTO là khung pháp lý quốc tế đối với định chế và các yêu cầu kỹ thuật. Các nguyên tắc chính trong TBT là hài hoà, minh bạch, vừa đủ và không phân biệt đối xử. Các nguyên tắc này được cụ thể hoá thành các tiêu chí, điều kiện cho từng loại hàng hoá, nhóm sản phẩm khác

nhau một cách khá chặt chẽ và khắt khe như dán nhãn mác (CE), dấu CE, quy

định về an toàn thực phẩm, mức độ dư lượng tối đa… Trên thực tế, các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn với TBT, bởi

trình độ và tính tự giác thực hiện của nhiều doanh nghiệp còn thấp, chưa đồng đều.

- Năm 2009, EU ban hành quy định IUU (Illegal unreported and unregulated fishing – Luật phải chứng minh được nguồn gốc thủy sản), có hiệu lực từ ngày 01/01/2010. Theo đó các lô hàng phải có thông tin từ tên tàu khai thác, tên chủ tàu, phương tiện đánh bắt và vùng biển khai thác, loại sản

cảng, tàu tiếp nhận hoặc đơn vị tiếp nhận trong cảng... Như vậy, để xuất khẩu

vào EU, doanh nghiệp không thể sử dụng các lô hàng không rõ nguồn gốc,

không đủ chứng từ.

c) Môi trường văn hóa

EU gồm 28 quốc gia, vì vậy nền văn hóa ở đây được mô tả như một loạt

các nền văn hóa chồng lên nhau. Nền tảng văn hóa Châu Âu được đặt bởi người Hy Lạp, tôn giáo chính của người Châu Âu là: Thiên chúa giáo, đạo tin lành và đạo hồi.

Mỗi quốc gia có một đặc điểm tiêu dùng riêng do đó có thể thấy rằng thị trường EU có nhu cầu rất đa dạng và phong phú về hàng hóa. Tuy có những

khác biệt nhất định về tập quán và thị trường tiêu dùng giữa các quốc gia trong

khối EU nhưng các quốc gia này đều nằm trong khu vực Tây và Bắc Âu nên có những đặc điểm tương đồng về kinh tế và văn hóa. Trình độ phát triển kinh

tế xã hội của các thành viên là khá đồng đều cho nên người dân thuộc khối EU có đặc điểm chung về sở thích, thói quen tiêu dùng.

- Con người: người Châu Âu mang chủ nghĩa hiện thực được tạo nên bởi

lịch sử, họ luôn tin rằng cá nhân là trung tâm của cuộc sống, có ý thức về xã hội và trách nhiệm cao. Trong văn hóa kinh doanh, người Châu Âu cho rằng

tối đa hóa lợi nhuận không phải là mục tiệu trong kinh doanh, mà họ khao khát

về sự an toàn và ổn định.

- Thị hiếu tiêu dùng: Người tiêu dùng Châu Âu thường có sở thích và thói quen sử dụng các sản phẩm có nhãn hiệu nổi tiếng thế giới vì họ cho rằng

những nhãn hiệu nổi tiếng này gắn với chất lượng sản phẩm và có uy tín lâu

đời cho nên dùng những sản phẩm mang nhãn hiệu nổi tiếng sẽ rất an toàn về

chất lượng cũng như đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Khi họ đã tin dùng và trung thành với sản phẩm nào thì rất khó để họ chuyển sang sản phẩm khác

cho dù sản phẩm đó có rẻ hơn nhiều. Người tiêu dùng Châu Âu không bao giờ

chấp nhận những mặt hàng thủy sản nhập khẩu bị nhiễm độc do tác động của môi trường, chất phụ gia không được phép sử dụng. Đối với sản phẩm thủy

sản đã qua chế biến, họ chỉ tin dùng những sản phẩm đóng gói có ghi rõ tên sản phẩm, xuất xứ, điều kiện bảo quản, hướng dẫn sử dụng và mã vạch rõ ràng.

Ngày nay, người tiêu dùng Châu Âu có xu hướng tiêu thụ thủy sản ngày một nhiều, coi thủy sản là thực phẩm thay thế cho thịt gia súc. Người Châu Âu thích ăn thủy hải sản bởi họ nhận thấy thủy sản có giá trị dinh dưỡng cao, có

chứa axit béo omega, hàm lượng protein cao, có nguồn vitamin và khoáng chất có giá trị, rất có lợi cho sức khỏe con người. Người Châu Âu đánh giá cao

sự tiện dụng của hàng thủy sản. Họ mua nhiều các sản phẩm hữu cơ để không

gây hại cho môi trường và sức khỏe của bản than họ. Theo một nghiên cứu về người tiêu dùng EU, 74% người tiêu dùng mua sản phẩm thủy sản vì họ nghĩ đến vấn đề sức khỏe, 58% nghĩ về vấn đề môi trường và 23% do sự ưa thích (Tạp chí nghiên cứu Châu Âu, 2012).

- Tập quán kinh doanh: các nước khu vực có văn hóa kinh doanh theo

kiểu phương tây chủ yếu dựa vào pháp luật và uy tín thương hiệu, đồng thời

họ rất coi trọng cái tôi cá nhân của mình, đề cao giá trị bản thân làm việc thiên về lợi ích cá nhân hơn là lợi ích tập thể. Trong khi đó, nước ta mang đặc trưng

của nền văn hóa phương Đông, chịu ảnh hưởng lớn của các mối quan hệ và uy tín của cá nhân.

d) Môi trường công nghệ

Một đặc điểm nổi bật trên thị trường EU là quyền lợi của người tiêu dùng rất được bảo vệ khác hẳn với thị trường các nước đang phát triển. Để đảm bảo

quyền lợi cho người tiêu dùng, EU tiến hành kiểm tra các sản phẩm ngay từ nơi sản xuất và có hệ thống báo động giữa các thành viên, đồng thời bãi bỏ

việc kiểm tra các sản phẩm ở biên giới. Hiện nay EU có 3 tổ chức định chuẩn:

Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn, Uỷ ban Châu Âu về định chuẩn điện tử, Viện định chuẩn viễn thông Châu Âu. Hàng hóa khi xuất khẩu vào thị trường EU

phải đảm bảo được các yêu cầu khắt khe của thị trường này về cách đóng gói,

ghi nhãn chứng nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm. Mỗi lô hàng khi xuất vào thị trường này phải có giấy chứng nhận HACCP (hệ thống phân tích mối nguy và điểm kiểm soát tới hạn), chứng nhận này đưa ra nhằm giảm thiểu nguy cơ

nhiễm bệnh từ thực phẩm trong quá trình chế biến.

 Cơ chế quản lý hàng thủy sản nhập khẩu của EU.

Hiện nay, Việt Nam được công nhận vào danh sách các nước xuất khẩu

thủy sản vào EU và công ty CASEAMEX là trong những doanh nghiệp của

Việt Nam đạt tiêu chuẩn xuất khẩu vào thị trường này. Đây là điều kiện thuận

lợi và là thành tựu quan trọng của công ty trong hoạt động xuất khẩu kinh doanh. Tuy nhiên để duy trì tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu cá tra, của

công ty vào thị trường EU thì cần phải nắm vững những quy chế của thị trường này đối với hàng thủy sản nhập khẩu.

 Thuế nhập khẩu đánh vào mặt hàng thủy sản:

Thuế nhập khẩu đối với thủy sản phụ thuộc vào hai yếu tố:

- Quốc gia xuất xứ của thủy sản: Tùy vào hàng hóa thủy sản từ đâu mà

khẩu thủy sản vào EU có 3 cột: cột thuế chung, cột thuế áp dụng cho các nước đang phát triển và cột thuế áp dụng riêng cho hàng nhập khẩu từ Thái Lan.

Những nước nghèo nhất được hưởng thuế quan ưu đãi phổ cập (GSP – The Generalized Systems Prefertial) thuế nhập khẩu thủy sản bằng không khi nhập

khẩu vào EU

- Tính nhạy cảm của mặt hàng thủy sản: Mức thuế nhập khẩu thủy sản

vào EU không những phụ thuộc vào quốc gia xuất xứ mà còn phụ thuộc vào tính nhạy cảm của sản phẩm. sản phẩm được phân thành các loại sau:

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)