NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 100)

7. Kết luận:

5.1 NHỮNG THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN, CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC CỦA

CỦA CÔNG TY CASEAMEX HIỆN NAY

5.1.1 Thuận lợi

- Về mặt địa lý: Công ty nằm tại khu công nghiệp Trà Nóc, phía sau giáp sông Hậu, phía trước là trục đường chính của khu công nghiệp, cách sân bay Trà Nóc 2 km và cảng Cần Thơ 4km đã tạo điều kiện thuận lợi cho cả đường

bộ, đường thủy và đường hàng không. Ngoài ra, đây cũng là vị trí trung tâm

vùng nguyên liệu của ĐBSCL.

- Về cơ sở hạ tầng: Công ty đã xây dựng một hệ thống bến nhập nguyên liệu và đường bộ rất thuận lợi cho việc vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm.

các dây chuyền thiết bị được đổi mới, thay thế với công suất và công nghệ cao.

- Về chính sách pháp luật: ngày càng thông thoáng, tạo điều kiện thuận

lợi cho công ty làm thủ tục dễ dàng, nhanh chóng. Công ty luôn được sự quan

tâm của các bộ ngành liên quan.

- Nhờ chủ động được nguồn nguyên liệu, tự cung cấp trên 80% nhu cầu

nên CASEAMEX không những đảm bảo đủ nguyên liệu, duy trì sản xuất ổn định mà còn hưởng lợi từ lợi nhuận của khâu nuôi nguyên liệu trong giai đoạn

giá nguyên liệu tăng. CASEAMEX luôn mạnh dạn đầu từ trang thiết bị máy

móc và cải tiến công nghệ hiện đại với năng suất trên 25.000 tấn sản

phẩm/năm.

- Công ty có hệ thống quản lý chất lượng toàn bộ quá trình hoạt động sản

xuất kinh doanh như ISO 9001, BRC, IFS, HACCP, HALAL, GMP, SSOP

nên tiết kiệm được thời gian, nguyên liệu, chất lượng sản phẩm cao,…tăng

hiệu quả kinh doanh. Hiện nay, sản phẩm của CASEAMEX đã có mặt trên 40 thị trường thế giới. Công ty có cơ sở vật chất, dây chuyền sản xuất, máy móc

thiết bị hiện đại phục vụ các hoạt động sản xuất kinh doanh được bảo trì, bảo dưỡng và cải tiến liên tục nhằm đáp ứng được nhiệm vụ đặt ra. Do tỷ giá USD năm 2010 được điều chỉnh tăng nên CASEAMEX xuất khẩu với doanh thu USD được hưởng lợi. Công ty đã thực hiện việc phát hành thêm cổ phiếu

nhằm huy động vốn, giảm gánh nặng nợ vay, không chịu áp lực về lãi suất.

- Nguồn nguyên liệu đầu vào: việc nuôi trồng thủy sản ở nước ta vẫn còn mang tính thời vụ nên tình hình nguyên liệu không ổn định, chi phí nuôi cá tăng do thức ăn và các chi phí nuôi tăng làm người nuôi cá lỗ và bỏ nuôi hàng loạt. Mặt khác, nhà nước chưa có chính sách quy hoạch, khoanh vùng và đầu tư mang tính khoa học cao nên có những vụ mùa thất thu lớn đẩy các doanh

nghiệp chế biến thủy sản rơi vào tình trạng khan hiếm nguyên liệu. Nguồn

nguyên liệu chủ yếu để sản xuất hàng xuất khẩu của Công ty được thu mua từ

các tỉnh: Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng,… nên gặp nhiều khó khăn. Ngoài ra,

ở khu vực ĐBSCL hiện nay có rất nhiều công ty chế biến thủy sản: Cafatex,

Bình An, Nam Việt,… đa số đều xuất khẩu những mặt hàng đông lạnh giống nhau đã dẫn đến tình trạng cạnh trang trên thị trường nguyên liệu đầu vào, làm cho số lượng và giá nguyên liệu thường xuyên bị biến động, không được ổn định.

- Về thị trường: sự cạnh tranh giữa các Công ty diễn ra gay gắt như: giảm

giá, khuyến mãi,… làm cho khâu tiêu thụ gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, do đội ngũ marketing chưa thật sự am hiểu thị trường nên việc thâm nhập vào các thị trường mới còn hạn chế. Đặc biệt, hiện nay Công ty chưa có thị trường tiêu thụ nội địa.

- Điều kiện giao thông: Công ty đặt tại trung tâm ĐBSCL nhưng phương

tiện vận chuyển của Công ty còn thiếu nên thường xuyên phải thuê ngoài. Mặc

dù, Công ty có kho cấp đông và kho bảo quản sản phẩm nhưng khi vào mùa

vụ hoặc có lượng đặt hàng lớn thì công ty phải đi thuê ngoài các kho bảo quản

dẫn đến chi phí tăng.

- Phương tiện cất trữ và chuyên chở: do đặc trưng của ngành nên đòi hỏi

kho bãi và phương tiện vận chuyển chuyên dụng. nhưng cùng một lúc, sự khó khăn về vốn, phương tiện vận chuyển và kho bảo quản của công ty còn thiếu nên thường xuyên phải đi thuê ngoài dẫnđến chi phí thường lên cao.

- Nguồn vốn: Công ty thiếu vốn lưu động để đáp ứng cho nhu cầu tồn trữ

nguyên liệu, nhu cầu đầu tư phát triển hệ thống tiêu thụ và xây dựng nhà máy sản xuất mới,… phần lớn nguồn vốn lưu động của công ty là vốn vay ngân

hàng nên phải chịu chi phí lãi vay lớn, do không còn gói hỗ trợ lãi suất từ

chính phủ nên lãi suất tăng.

- Hiện nay các sản phẩm của công ty vẫn còn xuất khẩu thông qua các

nhà nhập khẩu trung gian và phân phối dưới nhiều thương hiệu khác nhau, do đó không quảng bá rộng rãi được sản phẩm cũng như thương hiệu của Công ty tại các thị trường nhập khẩu. Bên cạnh đó, công ty chưa thể nắm kịp sự thay đổi nhu cầu của khách hàng về sản phẩm nên thiếu chủ động trong sản xuất.

khả năng cạnh tranh của các mặt hàng thủy sản còn yếu, trong khi các yêu cầu

về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phực phẩm của nước nhập khẩu thường xuyên thay đổi và ngày càng đòi hỏi khắt khe hơn.

- Chủng loại sản phẩm của công ty chưa đa dạng.

- Công ty chưa có văn phòng đại diện chính thức ở EU.

- Còn thiếu thiết bị quan trọng dùng để kiểm tra chất Green Malachite là chất EU cấm nhập khẩu.

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)