TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 46)

7. Kết luận:

4.1 TỔNG QUAN NGÀNH THỦY SẢN

4.1.1 Ngành thủy sản thế giới

Hoạt động của ngành thủy sản toàn cầu ngày càng tăng trưởng cả về qui

mô sản lượng và khả năng tiêu thụ. Sản lượng thủy sản thế giới đang tăng đều

qua từng năm, trong đó đóng góp lớn vào sản lượng toàn cầu là hoạt động

nuôi trồng thủy sản đang duy trì mức tăng trưởng khá cao, bình quân 6%/năm. Trong khi đó, tăng trưởng của khai thác đánh bắt chỉ đạt 0,26%/năm có xu hướng chững lại. Điều này là do hoạt động nuôi trồng đang được chính phủ các nước, các tổ chức khuyến khích nhằm hướng tới sự phát triển bền vững,

bảo vệ môi trường, trong khi hoạt động khai thác đánh bắt đang dần bị hạn chế

do trữ lượng thủy sản tự nhiên của thế giới có hạn và có nguy cơ gây ảnh hưởng đến cân bằng sinh thái toàn cầu, không được các chính phủ, tổ chức

quốc tế khuyến khích phát triển.

Bảng 4.1: Sản lượng thủy sản thế giới giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: 1000 tấn

Sản lượng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Đánh bắt 93.500 91.300 90.500

Nuôi trồng 62.700 66.600 70.500

Tổng sản lượng 156.200 157.900 161.000

Nguồn: Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc – FAO

Dù vậy, hoạt động khai thác đánh bắt vẫn đang giữ vai trò chính cung cấp

thủy sản toàn cầu. Trong tương lai, hoạt động nuôi trồng sẽ dần giữ vai trò trọng yếu cung cấp thủy sản toàn cầu.

Hiện nay, nuôi trồng thủy sản đang góp phần giảm nghèo và cải thiện an ninh lương thực ở nhiều khu vực trên thế giới. Tuy nhiên, nuôi trồng thủy sản

1.485.367 3.187.319 58.895.736 2.880.641 184.191 0 10000000 20000000 30000000 40000000 50000000 60000000 Tấn

Châu Phi Châu Mỹ Châu Á Châu Âu Châu Đại

Dương

Nguồn: Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc – FAO

Hình 4.1 Sản lượng nuôi trồng thủy sản toàn cầu năm 2012.

Châu Á – Thái Bình Dương được xem là khu vực có ảnh hưởng nhất về

nuôi trồng thủy sản của thế giới. Trong số 15 nước có nuôi trồng thủy sản đứng đầu thế giới, thì đã có 11 nước thuộc khu vực Châu Á – Thái Bình

Dương. Với đường bờ biển dài, hệ thống sông ngòi dày đặc và đặc biệt là sự

khuyến khích phát triển của Chính phủ, hoạt động nuôi trồng thủy sản ở các

quốc gia Châu Á rất phát triển và khu vực này giữ vai trò là nguồn cung cấp

thủy sản chính cho toàn thế giới với sản lượng cung cấp năm 2012 lên đến

58.895.736 tấn. Châu Mỹ có sản lượng cao thứ hai khoảng 3.187.319 tấn năm

2012. Khu vực Châu Âu đạt sản lượng 2.880.641 tấn. Khu vực Châu Phi tuy

rộng lớn nhưng sản lượng chỉ đạt 1.485.367 tấn, do hoạt động nuôi trồng

không phát triển và thiếu sự hỗ trợ của Chính phủ các nước. Còn lại khu vực Châu Đại Dương có sản lượng khá nhỏ, chỉ đạt 184.191tấn.

Một số nước dẫn đầu về sản lượng nuôi trồng của một số loài chính như:

Trung Quốc dẫn đầu về cá chép; Thái Lan, Việt Nam, Indonesia và Ấn Độ

chiếm ưu thế về tôm cỡ nhỏ và cỡ lớn; Na Uy và Chilê dẫn đầu về sản xuất cá

hồi.

Theo Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc (FAO), thủy sản hiện đang là mặt hàng thực phẩm được tiêu thụ mạnh nhất. Nhu cầu tiêu thụ thủy sản hàng năm tăng liên tục, theo báo cáo của FAO, tiêu dùng thủy sản trên đầu người cũng đang tăng dần từ 18,9kg/người năm 2011 lên đến 19,7kg/người năm 2013.

18.9 19.2 19.7 18.4 18.6 18.8 19 19.2 19.4 19.6 19.8 kg/người 2011 2012 2013

Nguồn: Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc – FAO

Hình 4.2 Tiêu dùng thủy sản trên thế giới giai đoạn 2011 – 2013.

Năm 2014 và những năm tới, người tiêu dùng thủy sản trên thế giới có xu hướng sẽ chuyển sang tiêu dùng nhiều thủy sản tươi sống nhất là các loại có

giá trị cao như: giáp xác, tôm, cá ngừ, cá hồi,… Bên cạnh đó, tỷ lệ tiêu thụ đồ

hộp ngày càng giảm do nguy cơ bị nhiễm hóa chất từ sản phẩm đồ hộp gia tăng; đồng thời nhu cầu đối với thủy sản đã chế biến sẽ tăng nhanh bởi tính

tiện dụng cao. Yêu cầu về an toàn thực phẩm cũng ngày càng tăng và phổ biến

rộng rãi trên thế giới. Như tại Nhật Bản, người dân có nhu cầu rất cao về sản

phẩm thủy sản. Hàng năm, mỗi hộ gia đình Nhật chi khoảng 37.000 yên cho thực phẩm thủy sản, chiếm khoảng 13% tổng chi tiêu cho thực phẩm, đặc biệt

là các mặt hàng tươi sống. Gần đây, người tiêu dùng Nhật chuyển sang tiêu thụ thủy sản giá rẻ hơn, nhưng vẫn chú trọng chất lượng cao, độ tươi, có lợi

cho sức khỏe và an toàn thực phẩm.

Tại Mỹ, cuộc khảo sát của Hiệp hội Thủy sản Mỹ (NFI) cho thấy, năm

2012, cá thịt trắng (cá tuyết, cá minh thái, cá rô phi, cá tra và catfish) đã vượt qua tôm để trở thành loại thủy sản được tiêu thụ mạnh nhất. Nhiều chuyên gia dự báo, xu hướng này sẽ tiếp tục được giữ vững.

Còn theo một nghiên cứu khác của FAO, tiêu thụ thủy sản của EU trong tương lai sẽ diễn ra ba xu hướng: Tiêu thụ thủy sản chế biến bảo quản và thủy

sản ướp lạnh/tươi hầu như ổn định; giáp xác, nhuyễn thể, fillet cá và sản phẩm

qua chế biến sẽ tăng; tiêu thụ sản phẩm đông lạnh sẽ giảm. Mức tăng tiêu thụ

cao nhấtđược dự báo cho các loài giáp xác, nhất là tôm và phi lê cá.

4.1.2 Ngành thủy sản Việt Nam

Nước ta với hệ thống sông ngòi dày đặc có khoảng 2.360 con sông, trong đó có 106 con sông lớn và có đường bờ biển dài hơn 3.260 km, nên rất thuận

lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.

Bảng 4.2: Sản lượng thủy sản Việt Nam giai đoạn 2011 – 2013

ĐVT: 1000 tấn

Sản lượng Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Nuôi trồng 2.997 3.200 3.210

Đánh bắt 2.402 2.676 2.709

Tổng sản lượng 5.399 5.876 5.919

Nguồn: Trung tâm thông tin thủy sản, Cục Thủy sản.

Trong năm 2011, trải qua bao khó khăn, thách thức ngành thủy sản nước ta đạt sản lượng trên 5,3 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác đạt khoảng

2,4 triệu tấn, sản lượng nuôi trồng đạt gần 3 triệu tấn.

Trong năm 2012, sản lượng khai thác tăng mạnh 10,6% so với năm 2011,

chủ yếu do sản lượng đánh bắt cá ngừ tăng mạnh ở các tỉnh miền Trung nhờ

thời tiết thuận lợi và việc ngư dân sử dụng công nghệ đánh bắt cá ngừ đại dương bằng đèn cao áp, nâng công suất lên gấp đôi và giảm thời gian đi biển

15-30%. Trong khi đó, sản lượng nuôi trồng thủy sản năm 2012 chỉ tăng 6,8%

khi hoạt động nuôi tôm gần như không tăng trưởng do hội chứ tôm chết sớm

hoành hành trên diện rộng.

Năm 2013 ghi nhận nhiều thắng lợi của sản xuất thủy sản, khi vượt qua

mọi khó khăn nội tại của ngành và những điều kiện bất lợi từ bên ngoài, tiếp

tục duy trì được tốc độ tăng trưởng. Với tổng sản lượng thủy sản của cả nước đạt trên 5,9 triệu tấn, trong đó sản lượng khai thác là 2,7 triệu tấn, sản lượng

nuôi trồng 3,2 triệu tấn.

Trong 6 tháng đầu năm 2014, thời tiết thuận lợi cho việc khai thác thủy

sản. Tại các vùng biển miền Trung và Nam Trung Bộ các đàn cá nổi xuất hiện

liên tục, tạo điều kiện cho bà con ngư dân ra khơi khai thác đạt kết quả cao. Tuy nhiên, trước tình hình Trung Quốc đưa giàn khoan 981, cùng các tàu

thuyền quân sự và thuyền cá vỏ sắt tấn công tàu cá Việt Nam đang đánh bắt

trên ngư trường Hoàng Sa nên đã phần nào ảnh hưởng đến tình hình khai thác thủy sản ở vùng này. Ước tính trong 6 tháng đầu năm 2014 sản lượng khai thác đạt 1.411 nghìn tấn, tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước, sản lượng nuôi

trồng thủy sản đạt 1.451 nghìn tấn tăng 3,3% so với cùng kỳ năm trước.

4.1.2.2 Xuất khẩu thủy sản của Việt Nam

Với đặc trưng bờ biển trải dài và có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng

chịt, hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản ở Việt Nam diễn ra khá sôi động,

với các sản phẩm từ nuôi trồng chiếm tỷ trọng ngày càng lớn. Trong những năm gần đây hoạt động xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã có những bước

tiến vượt bậc, đưa Việt Nam trở thành một trong những nước xuất khẩu thủy

sản lớn nhất thế giới, giữ vai trò chủ đạo cung cấp nguồn thủy sản toàn cầu.

6.11 6.13 6.7 5.8 6 6.2 6.4 6.6 6.8 tỷ USD 2011 2012 2013

Nguồn: Tổng cục Hải quan

Hình 4.3 Giá trị xuất khẩu thủy sản của Việt Nam giai đoạn 2011-2013. Khép lại năm 2011, xuất khẩu thủy sản Việt Nam đã đem về cho đất nước 6,11 tỷUSD. Đây là thắng lợi lớn của ngành thủy sản Việt Nam, nhất là trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu cũng như trong nước đầy khó khăn, cùng với những tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh trong nuôi trồng

thủy sản.

Đến năm 2012, Việt Nam xuất khẩu thủy sản sang 156 thị trường với

tổng giá trị là 6,13 tỷ USD, tăng 0,3% so với năm 2011. Trong đó, 5 thị trường

chủ lực là Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Xuất khẩu sang hầu

hết các thị trường đều tăng trưởng chậm lại (trừ Trung Quốc vẫn duy trì tăng trưởng cao 20,5%). Đặc biệt, thị trường EU bị suy giảm mạnh 14,6% do khó khăn kinh tế tác động mạnh đến nhu cầu tiêu dùng thủy sản của người dân khu

vực này.

Năm 2013, trong khi giá trị xuất khẩu nhiều mặt hàng nông nghiệp sụt

giảm mạnh thì ngành thủy sản vẫn vươn lên ngoạn mục, giá trị xuất khẩu đạt

6,7 tỷ USD, tăng 9,3% so với năm 2012. Xuất khẩu thủy sản năm 2013 đạt được kết quả khả quan như vậy chủ yếu nhờ sự tăng trưởng mạnh của mặt

hàng tôm, bởi xuất khẩu cá tra phục hồi chậm, còn xuất khẩu các mặt hàng thủy sản khác lại liên tục sụt giảm.

6 tháng đầu năm 2014, thủy sản vẫn là mặt hàng duy trì được mức tăng trưởng mạnh cả về sản lượng lẫn giá trị xuất khẩu. Tổng giá trị xuất khẩu 6 tháng đầu năm đạt 3,45 tỷ USD, tăng 24,2% so với cùng kỳ năm 2013.

4.1.3 Thuận lợi và khó khăn của ngành thủy sản Việt Nam

4.1.3.1 Thuận lợi

 Nhận được sự quan tâm, hỗ trợ của nhà nước

Ngành thủy sản Việt Nam luôn nhận được sự quan tâm lớn của Chính

phủ. Dù chưa hoàn chỉnh về chính sách, nhưng chính phủ và các cơ quan chức năng luôn dành các ưu tiên về vốn, hỗ trợ cho ngành thủy sản, thường xuyên ngồi lại cùng doanh nghiệp để tháo gỡ khó khăn. Hiện chính phủ đã có quyết định cụ thể cho mục tiêu phát triển dài hạn của ngành thông qua Quyết định số 332/QĐ-TTg. VASEP là tổ chức luôn theo sát, hỗ trợ cho hoạt động của

ngành, được đánh giá là một trong những hiệp hội năng động, tích cực nhất cả nước. Với sự quan tâm, hỗ trợ sát sao của các cơ quan ban ngành và hiệp hội,

ngành thủy sản Việt Nam sẽ có nhiều thuận lợi để vượt qua khó khăn và phát triển trong tương lai.

Uy tín đã được thừa nhận ở nhiều nước

Thương hiệu của ngành thủy sản Việt Nam đã dần được định hình ở

nhiều thị trường. Con cá tra Việt Nam hiện đã được thị trường thế giới yêu thích và tiêu thụ rộng rãi ở nhiều quốc gia, luôn nằm trong top dẫn đầu ở các

thị trường nhập khẩu.

Các doanh nghiệp lớn trong ngành khá năng động

Với đặc trưng ngành về xuất khẩu, hoạt động trong môi trường cạnh

tranh khóc liệt với những nhà xuất khẩu thủy sản trên toàn cầu, và phải đối

mặt với nhiều trợ ngại, qui định khắt khe ở từng thị trường xuất khẩu, nên hầu

hết các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, đều

rất năng động, thích nghi tốt để có thể tồn tại và phát triển. Đây là nền tảng để

ngành thủy sản Việt Nam có chỗ đứng trên thị trường thế giới và tiến xa hơn trong tương lai.

4.1.3.2 Khó khăn

Dịch bệnh thường xuyên đe dọa

Dịch bệnh trên các loài thủy sản nuôi đang ngày càng diễn biến phức tạp, đặc biệt là tôm. Tôm là loài động vật chân khớp sống ở vùng nước lợ gần biển,

tôm rất dễ nhiễm các loại bệnh dịch khi môi trường xung quanh không đảm

bảo. Hơn nữa, hầu hết các hộ nông dân và cả một số doanh nghiệp nuôi trồng

thủy sản hầu như không được dào tạo một cách hệ thống các kiến thức, công

nghệ nuôi trồng, nên không có khả năng phòng ngừa và xử lý bệnh dịch. Điều

các doanh nghiệp và các hộ nuôi, thậm chí phá sản, không còn khả năng thanh

toán tiền vay cho ngân hàng. Ngoài ra, nó cũng gây nên sự thiếu hụt nguyên liệu cho chế biến, gây khó khăn cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu

thủy sản.

Khả năng tiếp cận vốn khó khăn

Đặc trưng của ngành thủy sản là cần nguồn vốn đầu tư ban đầu và nguồn

vốn lưu động lớn để duy trì hoạt động liên tục. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh doanh khó khăn như thời gian qua, hầu hết các ngân hàng đều e dè khi hỗ trợ

vốn cho người nuôi và doanh nghiệp để hạn chế rủi ro tín dụng. Điều này gây rất nhiều khó khăn cho cả người nuôi và doanh nghiệp, khiến họ không kịp

xoay sở vốn cho hoạt động kinh doanh, một số thậm chí phải treo ao, tạm

dừng hoạt động. Dù thời gian gần đây, Chính phủ đã chỉ đạo cho vay hỗ trợ

nông dân và doanh nghiệp thủy sản nhưng nhìn chung khả năng tiếp cận vốn

vay ngân hàng vẫn chưa được cải thiện đáng kể.

Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các doanh nghiệp xuất khẩu

Trong những năm gần đây, do không được quản lý và qui định chặt chẽ,

hàng loạt doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản đã ra đời mà không có sự kiểm

soát về chất lượng và hoạt động. Các doanh nghiệp với quy mô nhỏ, manh mún, thường không đảm bảo về chất lượng sản phẩm, lại thường bán phá giá

sản phẩm. Đặc biệt trong tình cảnh khó khăn như hiện nay, các khách hàng lợi

dụng ép giá các doanh nghiệp khác vừa gây thiệt hại chung cho các doanh nghiệp vừa làm ảnh hưởng đến hình ảnh thủy sản của Việt Nam.

4.2 TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÁ TRA CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2011-6/2014 TRƯỜNG EU GIAI ĐOẠN 2011-6/2014

Từ những năm 1980, sản phẩm xuất khẩu thủy sản của Việt Nam đã xuất hiện tại thị trường EU với một nhãn hiệu chung là Seaprodex. Ngay từ những

năm đầu xâm nhập vào thị trường EU, sản phẩm thủy sản được xuất khẩu

chung với những mặt hàng nông sản khác với số lượng ít nhưng đã gây được

cảm tình của người tiêu dùng Châu Âu. Nhận thức được rằng, quá trình tiêu thụ sản phẩm cuối cùng đặc biệt là tiêu thụ với giá trị gia tăng thông qua xuất

khẩu, là động lực cho sự tăng trưởng và phát triển của các hoạt động nuôi

trồng và khai thác thủy sản. Bên cạnh việc giữ vững những thị trường truyền

thống, ngành thủy sản Việt Nam đã chủ trương đa dạng hóa thị trường xuất

khẩu, trong đó EU là một trong những lựa chọn hàng đầu.

Từ năm 2007, EU đã vượt qua Nhật Bản để trở thành đối tác nhập khẩu

Năm 2011, EU dẫn đầu với 21,8% thị phần kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam, đứng trước Mỹ 19,3% và Nhật Bản 16,4%. Với sự đa dạng về các sản

phẩm xuất khẩu, Việt Nam cung cấp nhiều loại sản phẩm khác nhau đến thị trường EU, trong đó xuất khẩu cá tra chiếm ưu thế tuyệt đối và góp phần gia tăng giá trị xuất khẩu từ Việt Nam vào thị trường này. Cá tra xuất khẩu sang

Một phần của tài liệu phân tích các yếu tố ảnh hưởng đền tình hình xuất khẩu cá tra sang thị trường eu của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản cần thơ (caseamex) (Trang 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)