7. Kết luận:
5.1.4 Thách thức
- Thách thức lớn nhất hiện nay với ngành thủy sản Việt Nam nói chung
và Công ty nói riêng là vấn đề hàng rào kỹ thuật của các nước nhập khẩu.
- Sự cạnh tranh không lành mạnh và làm ăn thiếu uy tín của nhiều doanh
nghiệp Việt Nam đã ảnh hưởng đến toàn ngành nói chung và tình hình xuất
khẩu của Công ty nói riêng.
- Thách thức về các rào cản phi thương mại: mặc dù khi gia nhập WTO,
hàng cá tra sẽ có cơ hội được hưởng mức thuế MFN. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là đã đảm bảo một sự tiếp cận thị trường nước ngoài một cách
thuận lợi. các thành viên WTO luôn lường trước và dự báo được ảnh hưởng ủa
hàng nhập khẩu của những thành viên mới gia nhập. Đặc biệt mặt hàng đã có tiếng trên thị trường, các thành viên WTO lớn sẽ bằng cách này hay cách khác hạn chế cá tra nhập khẩu ở mức độ nhất định. Ví dụ như Tây Ban Nha đã áp dụng các rào cản về kỷ thuật (hàm lượng melachitgreen trong cá tra) để hạn
chế việc nhập khẩu cá tra vào thị trường này. Bên cạnh đó, các tiêu chuẩn về
an toàn vệ sinh thực phẩm do các nước nhập khẩu cá tra đưa ra ngày càng
nghiêm ngặt. Việc EU thường xuyên bổ sung danh mục những hóa chất cấm
sử dụng và dư lượng kháng sinh tối thiểu trong sản phẩm làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp khá nhiều khó khăn.
- Trên thị trường đã xuất hiện các đối thủ cạnh tranh. Tuy cá tra ĐBSCL mang tính đặc thù với chất lượng cao, chiếm thị phần cao trong nhập khẩu cá nước ngọt của EU nhưng cá catfish của Trung Quốc, Thái Lan, Campuchia
(những nước có điều kiện tự nhiên giống Việt Nam) đặc biệt Trung Quốc đã
gia tăng thị phần nhập khẩu cá ở EU trong tương lai Trung Quốc sẽ gây ra sức
ép cạnh tranh đối với các nhà xuất khẩu cá tra của Việt Nam. Nguồn cung tăng
mạnh từ Việt Nam và Trung Quốc đang đặt áp lực giảm giá lên các nhà cung